- Trẻ em có thể tô màu, sơn đèn, vẽ Rangoli, nếm các loại gia vị, mặc thử quần áo mẫu, làm đồ trang trí truyền thống Singapore... thậm chí học giáo dục giới tính ở bảo tàng.

TIN BÀI KHÁC


Theo lời nhận xét của bà Bích Vân, giám đốc bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, thì bảo tàng Tem Singapore (Singapore Philateli Museum) là một trong vài bảo tàng năng động nhất quốc đảo này. Là một bảo tàng nhỏ, nhưng đây là một điểm đến không thể thiếu của trẻ em Singapore bởi các hoạt động hấp dẫn và kì thú.

Bà Tresnawati Prihadi cho biết, bảo tàng của bà đã làm việc rất lâu với các chuyên gia giáo dục để thiết kế các chương trình

Trẻ em Việt Nam vẽ tranh tại chuyên đề bảo tàng về Singapore

"Chúng tôi tin rằng, trẻ em nên học về thế giới càng sớm càng tốt" - bà Tresnawati Prihadi, giám đốc bảo tàng Tem hiện đang có mặt tại VN đáp lời. "Chính vì thế, các hướng dẫn viên bảo tàng của chúng tôi đã làm việc rất lâu với những chuyên gia giáo dục để thiết kế nên một "story line" - mạch chuyện hấp dẫn thiếu nhi.

Hiện vật bảo tàng không chỉ để nhìn, mà còn để cầm, chạm. Mang một phần của bảo tàng Tem đến Việt Nam, chúng tôi muốn giới thiệu những nét chính yếu nhất về Singapore bao gồm: ẩm thực, Singapore xưa và nay, Con người, Nghề thủ công truyền thống, Các lễ hội... Trong đó, "đặc sản" là phần tương tác với bảo tàng
".

Thành quả đi thăm bảo tàng của các em ngày hôm qua (18/10)

Vẽ các biểu tượng trang trí truyền thống


Đây là một cách tiếp cận bảo tàng đáng kinh ngạc so với cách làm truyền thống tại Việt Nam. Một bộ những trò chơi đã được thiết kế chi tiết cho nhóm lứa tuổi  từ 4 - 7 và từ 8 - 12 tuổi.

Ở lứa tuổi nhỏ, chương trình tham quan và hướng dẫn vui chơi sẽ kéo dài 1h55 phút, bao gồm: tham quan, nghe kể chuyện, tô màu trên tem, gấp mũ Noel, thử mặc trang phục truyền thống Singapore, ngửi các loại gia vị, tô màu con rối sư tử, xem phim hoạt hình Sự ra đời của bé Tommy, đọc sách truyện, chơi ghép hình Lego.

Ở lứa tuổi lớn hơn, ngoài những hoạt động kể trên, các em sẽ được sơn đèn dầu bằng đất sét dùng trong lễ hội Deepavali (lễ hội ánh sáng của người Hindu tại Singapore), vẽ Rangoli của người Ấn Độ (nghệ thuật vẽ trên sàn nhà để trang trí nhà cửa hay vẽ xung quanh các vị thần trong các lễ hội tôn giáo), thử bụng bầu vải, chơi trò chơi: chú tinh trùng Willy, làm con rối hình rồng, làm Bungar manggar nhỏ (một đồ vật trang trí truyền thống của Malaysia, gửi một tấm thiệp tới một người bạn qua thư tín ở Sing và nhận được một tấm thiệp tượng trưng ở một nơi mà mình thích.

Ngoài hoạt động tương tác, phần trưng bày của triển lãm "Sắc màu Singapore" tại bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cũng rất thú vị, sử dụng hình ảnh 3D, vải vóc và đồ gia vị thật.

Minh họa 3D Singapore hiện đại

Một vị khách ngồi xem tài liệu triển lãm, khung cảnh rất giống thực

Tái hiện lại một khu phố với quần áo trẻ em phơi ngoài ban công

Cửa hàng làm guốc gỗ

Một tiệm cắt tóc

Cửa hàng gia vị


Các loại gia vị được bày bán: Thìa là Ai Cập, Ớt khô

Hồi, Mùi, Dẻ nến

Có thể nếm thử vị cay của ớt

Hay cái nồng thơm của Quế


"Hãy lật mở để tìm hiểu thông tin về đồ ăn"

Một hình mẫu đồ ăn Singapore được trưng bày rất giống thật

Sari, trang phục cho cả nữ giới và nam giới phổ biến ở Singapore

Họa tiết trên vải

Chuyên đề được trưng bày tại tầng cao nhất của bảo tàng

"Khám phá Singapore! Sắc màu di sản" tại bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ kéo dài từ 18/10/2012 đến tháng 3/2013. Trong thời gian khởi động, hai chuyên gia giỏi nhất của bảo tàng Tem Singapore đã có mặt để trợ giúp ekip Việt Nam thực hiện chuyên đề này.

Vân Sam
Ảnh: Angellittlefire