- 150 cổ vật quý hiếm  từ thời Champa, Lý-Trần-Lê-Nguyễn, có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử lần đầu ra mắt công chúng Đà Nẵng từ chiều 15/11.

TIN BÀI KHÁC

Lần đầu tiên tại Đà Nẵng, 9 nhà sưu tầm cổ vật đã đống ý đưa 150 cổ vật được nhận định là vô giá ra triển lãm để phục vụ công chúng ở Bảo tàng Đà Nẵng. Toàn bộ số 150 cổ vật trên của 9 nhà sưu tập sưu tầm và cất giữ, bảo quản từ nhiều chục năm nay.

Hàng loạt cổ vật hàng trăm năm tuổi được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng vào chiều hôm nay.

"Đây là 150 cổ vật quý hiếm, bao gồm nhiều thể loại, chất liệu có niên đại từ thời Champa, Lý-Trần-Lê-Nguyễn, có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử" -Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Trưởng phòng Nghiên cứu-Sưu tầm Bảo tàng Đà Nẵng khẳng định.

Ông Thiện cho biết: 'Sau khi trưng bày cho du khách và người dân thưởng ngoạn những giá trị vô giá của các cổ vật này, các nhà sưu tầm đã đồng ý lựa những hiện vật quí hiếm trong bộ sưu tập của mình tình nguyện hiến tặng cho Bảo tàng Đà Nẵng để lưu giữ, và trưng bày tại bảo tàng".



Trong 150 hiện vật, hiện có rất nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ V và trãi dài theo chiều dài lịch sử của dân tộc. Nhiều cổ vật có niên đại khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.Trong số này có những cổ vật có giá trị như bộ sưu tập tượng Phật bà bằng nhiều chất liệu như đồng, gỗ, gỗ hóa thạch… của Thượng Tọa Thích Từ Nghiêm (Đà Nẵng) hoặc bức tượng Phật bằng gỗ sơn son thết vàng lần đầu tiên được trưng bày.

Bộ sưu tập tẩu hút thuốc bằng đồng và đất nung, bộ bình vôi bằng gốm; gốm men ngọc thế kỷ XV. Bộ nậm rượu thế kỷ XVI… của ông Ngô Hữu Toàn là một minh chứng cho thú say mê sưu tầm cổ vật. Bộ hiện vật binh khí như kiếm thời Tây Sơn, độc bình gốm Việt Nam là những hiện vật quí hiếm được lưu giữ hàng trăm năm nay của nhà sưu tập Nguyễn Đình Bằng là những cứ liệu lịch sử vô cùng quan trọng giúp các nhà khảo cổ hiểu thêm một giai đoạn lịch sử hào hùng của anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ.

Bên cạnh những cổ vật trong nước được sưu tầm cất giữ, còn có những cổ vật từ nước ngoài nhập vào Việt Nam qua con đường tơ lụa như bộ đồ sứ: đĩa, bình có nắp, bình lục giác của Nhật Bản. Hay hũ men, nậm rượu, chậu men ngọc…của Trung Quốc được ông Dương Thái Bình trú tại Phan Châu Trinh, Đà Nẵng sưu tầm nhiều chục năm nay. 











Vũ Trung