- Vui mừng hớn hở vì được gặp anh, nức nở bật khóc vì tiếc thương người đã khuất, nghẹn ngào xúc động khi được nói lời sau cùng... là những cung bậc cảm xúc mà ông Trọng đã phải trải qua trong phiên tòa phúc thẩm hôm 22/5.

Nụ cười lúc được gặp anh

Trong phiên tòa phúc thẩm sáng 22/5, được dẫn giải vào phòng xét xử sớm hơn những bị cáo khác, anh em Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng có được những phút giây ít ỏi, hiếm hoi để trò chuyện cùng nhau.

Bị tạm giam ở cùng một trại giam, nhưng anh em Dũng - Trọng không có cơ hội được gặp nhau. Ra hầu tòa là cơ hội hiếm hoi họ được trông thấy nhau.

Ngồi sát vành móng ngựa, cách anh trai hai hàng nghế, kẹp giữa hai cảnh sát bảo vệ tư pháp, ông Trọng quay xuống tươi cười nhìn anh.

{keywords}

Anh em Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng tranh thủ trò chuyện, hỏi thăm nhau trước khi phiên xử bắt đầu.

Đáp lại em trai, ông Dương Chí Dũng cũng cười tươi nhìn em. Hai anh em họ trò chuyện vui vẻ, tranh thủ hỏi thăm tình hình sức khỏe của nhau.

Những giây phút vui vẻ của ông Trọng nhanh chóng qua đi, thay vào đó là cảm xúc đau buồn khi biết tin bố của bị cáo Sơn đã qua đời.

Được yêu cầu đứng lên trả lời thẩm vấn, vị cựu đại tá công an, ‘sát tinh’ của tội phạm một thời đã không thể giấu nổi cảm xúc. Bị cáo Trọng xin tòa vài giây để mặc niệm cho cha của bị cáo Sơn, người mà ông ta nói- “vẫn coi như bố của mình”.

Sau phút mặc niệm đó, ông Trọng nghẹn ngào không thốt được nên lời, không thể trả lời thẩm vấn tại tòa. HĐXX đã phải cho bị cáo này ngồi xuống để cân bằng lại cảm xúc, quay sang thẩm vấn bị cáo khác.

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Trọng có được ít phút “bay bổng” khi nói về cô nhân tình mà đã nhiều năm bị cáo này dành cho cô ta tình cảm yêu thương.

Ông Trọng nói: “Có vợ tôi đây thì tôi cũng nói là tôi và Nhung là yêu nhau, làm thơ tặng nhau”.

Nghẹn ngào thể hiện cảm xúc

Được nói lời sau cùng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng trình bày bằng giọng nghẹn ngào, khá dài và xúc động:

Bị cáo bị tạm gian đã hơn 1 năm, thời gian trôi qua chậm chạp, lặng lẽ và dài đằng đẵng. Ở hoàn cảnh chúng tôi, mỗi giây, mỗi phút là sự khát khao tự do, nỗi nhớ nhà da diết cùng với khắc khoải lo âu tuyệt vọng và xót xa.

Càng xót xa hơn khi vì mình mà những người thân đang ngày đêm phải chịu những đau khổ, cay đắng. Khổ tâm nhất là khi nghĩ về bố mẹ.

{keywords}

và Dương Tự Trọng bật khóc tại tòa

Tôi có nhiều đêm giật mình thổn thức gọi mẹ, nhớ mẹ và thương mẹ vô cùng. Trong trại giam, mỗi khi hướng lên tầng trên, nơi có buồng giam anh Dũng, tôi thầm đọc cho anh nghe những câu của Nguyễn Trãi trong Bình ngô đại cáo, kể cho anh nghe những câu chuyện giàu truyền thống nhân đạo, vị tha của dân tộc ta để động viên anh cố gắng...”.

Bị đưa ra xe bít bùng trở về trại giam, khi chiếc xe chưa lăn bánh, ông Trọng hướng mắt nhìn vợ qua khe cửa bé xíu bên hông xe. Không quá quyến luyến, thắm thiết như vợ của ông Dũng, vợ của ông Trọng đứng từ xa nhìn chồng.

Trên gương mặt người phụ nữ có vẻ ngoài giản dị đó đã không giấu nổi những khổ đau chất chứa.

Vẫn qua khe cửa của xe bít bùng, trước khi chiếc xe kịp lăn bánh, ông Trọng nhận ra một vài phóng viên đã từng theo chân ông đi phá án để lấy thông tin viết bài, ông ta khẽ gọi tên họ, vẫy tay chào thân thiện.

Tại phiên tòa phúc thẩm, VKS cho rằng: Phiên sơ thẩm, Dương Tự Trọng không thừa nhận hành vi bàn bạc, chỉ đạo các bị khác tổ chức cho anh trai trốn đi nước ngoài, nhưng cũng không phủ nhận lời khai của các bị cáo trên đã khai tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm.

Sau phiên tòa sơ thẩm, nhận thức lại, bị cáo này đã có đơn xin giảm tội. VKS nhận định, bị cáo Trọng đã thành khẩn khai báo trong phiên phúc thẩm, đây là tình tiết giảm nhẹ phát sinh, cần áp dụng giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

T.Nhung