- Thông tin từ Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TW, có gần 120.000 dân trong diện di dời trước bão số 2. Trước 4h chiều ngày 18/7, các địa phương phải di dời xong dân ở những vùng xung yếu đến chỗ an toàn.

Bão lệch về phía Bắc, tâm đổ Quảng Ninh – Hải Phòng

Vùng được xác định nguy hiểm nhất trong ngày 19/7 là Tiên Yên, Móng Cái. Bão hơi lệch về phía Bắc khiến mưa ở miền núi sẽ lớn hơn.

ĐỔ BỘ VÀO ĐẤT LIỀN VẪN MẠNH

Sáng 18/7, thông tin tại cuộc họp của Ban chỉ đạo cho hay: Tỉnh Quảng Ninh cấm biển từ 12h ngày 17/7; thành phố Hải Phòng từ 14h ngày 18/7; tỉnh Thái Bình từ sáng ngày 17/7; tỉnh Nam Định từ 13h ngày 17/7; tỉnh Nghệ An từ 0h ngày 18/7.

{keywords}

Còn nhiều người dân ở các chòi canh, nhà tạm tại khu nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa chưa vào bờ - Ảnh: Vũ Điệp

Các tỉnh, thành phố ven biển đã rà soát và có kế hoạch di dời 118.453 người tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão.

Trong đó: Quảng Ninh: 2.259 người, Hải Phòng: 21.460 người, Thái Bình: 89.086 người, Nam Định: 10.881 người, Ninh Bình: 1.286 người.

Đến hết ngày 17/7, các tỉnh đã tổ chức di dời 1.492 người (Quảng Ninh: 1.342 người; Hải Phòng: 150 người).

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, bão số 2 là cơn bão mạnh, ngay cả khi đã đổ bộ vào đất liền vẫn còn mạnh.

Dự báo tại thời điểm này cho thấy vùng tâm bão đi qua có thiên hướng lệch hơn về phía Bắc và tỉnh Quảng Ninh, nhưng vùng trọng điểm được xác định vẫn là Quảng Ninh – Hải Phòng.

Hiện các tàu thuyền đã vào bờ trú tránh an toàn. Tuy nhiên, vấn đề đang gây lo ngại là còn nhiều người dân ở các chòi canh, nhà tạm tại khu nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa chưa vào bờ.

Ông Cao Đức Phát cho biết, các địa phương cần thông tin tuyên truyền để họ vào bờ ngay.

Ngoài ra, cần sơ tán dân xong sớm và cảnh báo mạnh mẽ hơn tới các tỉnh miền núi phía Bắc vì mưa ở đây sẽ lớn hơn so với dự báo ban đầu.

Ngay sau khi kết thúc cuộc họp này, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TƯ đã có công điện khẩn gửi các tỉnh miền núi phía Bắc yêu cầu triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lớn có thể gây lũ quét, sạt lở đất.

Hà Nội hối hả cắt tỉa cây sâu mục chống bão

Ghi nhận của VietNamNet, trên tuyến phố Tràng Thi (Hà Nội) chiều 17/7, Công ty Cây xanh đã tổ chức 5 tổ cắt tỉa cành trên phố phòng chống bão. 

QUẢNG NINH: GẤP RÚT ĐỐI PHÓ

Vân Đồn được coi là có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu như bão đổ bộ.

Sáng 18/7, PV Kiên Trung đang có mặt tại Vân Đồn cho hay, huyện đảo này đang gấp rút các phương án đối phó với bão số 2.

Toàn bộ tàu bè đều được yêu cầu vào bờ neo đâu, cấm biển tất cả các phương tiện trong thời gian bão, gia cố đê sung yếu tại các xã đảo và xã ven biển… 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords} 

Hoãn 22 chuyến bay vì bão Thần Sấm

Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết do tình hình bão Rammasun (Thần Sấm) gây mưa lớn kèm theo sấm chớp kéo dài từ 8h-11h ngày 17/7, có 16 chuyến bay đi/đến Hà Nội đã bị ảnh hưởng.


THÁI BÌNH: DI DÂN TẠI CHỖ

Ghi nhận của PV Vũ Điệp đang có mặt tại Thái Bình cho thấy, công tác phòng chống bão Thần Sấm tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy đang được gấp rút triển khai.

Ông Nguyễn Duy Cam, Phó chủ tịch huyện Thái Thụy cho biết, công tác phòng chống bão số 2 đã được địa phương cảnh giác cao độ, đề phòng những diễn biến khó lường, gây thiệt hại của bão.

{keywords}

{keywords}

Tàu thuyền dồ về trú ẩn tại cửa cống Diêm Điền - Ảnh: Vũ Điệp

Tại cống Diêm Điền, huyện Thái Thụy, ghi nhận cho thấy, hàng trăm tàu thuyền đã được di chuyển về nơi trú ẩn an toàn. Từ sáng sớm, người dân đã chủ động buộc, chằng tàu thuyền.

Anh Nguyễn Văn Hạnh - một ngư dân ở Diêm Điền vừa chằng chống tàu thuyền vừa cho biết: “Không thể lơ là với công tác phòng chống bão, sau khi nghe thông báo trên đài chúng tôi đã đưa tàu thuyền về đây trú ẩn. Diễn biến bão những năm gần đây rất phức tạp nên chúng tôi phải chủ động đề phòng mọi tình huống xấu nhất, tránh tình trạng gió lớn làm hư hỏng tàu thuyền”.

Trong khi đó, công tác di dân cũng đã được UBND huyện Thái Thụy triển khai xuống tận từng xã, thôn.

{keywords}

Người dân ở bãi biển nuôi ngao khu vực Cồn Đen thuộc địa bạn xã Thái Đô, Thái Thụy, Thái Bình đã được đưa vào bờ tránh bão.

Ông Nguyễn Đức Nam - Chủ tịch UBND thị trấn Diêm Điền cho biết: do đặc thù Diêm Điền có 50% số dân cư trú ở vùng ngoài đê nên huyện đã chỉ đạo chủ động thực hiện kế hoạch di dân tại chỗ theo phương châm: chỉ huy tại chỗ, nguồn lực tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

Có 39 hộ dân và 95 nhân khẩu phải thực hiện di dân khỏi vùng nguy hiểm cũng đã được đưa vào vùng an toàn.

{keywords}

{keywords} 

Tàu thuyền còn được đưa lên cạn phòng chống thiệt hãi do bão gây ra.


HẢI PHÒNG: KHÔNG DÁM LƠ LÀ!

Sáng 18/7, có mặt tại huyện đảo Cát Hải, PV Quốc Tiến ghi nhận, vùng biển nơi đây vẫn lặng sóng, chưa có mưa.

Nhưng những người dân nơi đây đang gấp gáp chuẩn bị đối phó với cơn bão số 2.

{keywords}

{keywords} 

Tàu thuyền đã được đưa vào nơi neo đậu an toàn sáng 18/7 - Ảnh: Nhị Tiến

Nhiều hộ đã dùng những bao cát để chèn trên các nóc nhà vốn lợp bằng tôn, sắt.

Người dân sống tại đảo Cát Hải đánh giá, đây là một cơn bão lớn, nhưng lại đổ bộ vào thời điểm nước rút, nên vấn đề ngập lụt sẽ khó có thể xảy ra.

Tuy nhiên, bão số 2 lại được đánh giá là có cường độ gió mạnh, nên người dân không dám lơ là.

{keywords}

{keywords}

{keywords} 

Người dân gia cố nhà cửa trước khi bão đổ bộ- Ảnh: Nhị Tiến

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Kim Bí – phó chủ tịch UBND xã Văn Phong, huyện Cát Hải cho biết, trước khi cơn bão số 2 đổ bộ, xã đã triển khai mọi lực lượng xuống các thôn để tuyên truyền, vận động mỗi hộ dân. Đồng thời, di dời người già và trẻ nhỏ ra khỏi khu vực nguy hiểm.

{keywords}

{keywords}

{keywords} 

Gia cố đoạn kè biển trước khi bão vào ở Cát Hải - Ảnh: Nhị Tiến

Bà Bí thông tin, trên toàn địa bàn xã có hơn 100 hộ phải di dời, nhưng chỉ di dời tại chỗ, di rời từ nơi trũng lên nơi cao. 

Ngoài ra, trên địa bàn có một số đoạn đê vẫn chưa kè xong, nguy cơ nước vào là rất cao.

Thần Sấm (bão số 2) được dự báo là cơn bão mạnh và khó lường. VietNamNet trân trọng mời quý độc giả cùng tham gia đưa tin về cơn bão. Mọi thông tin, video, hình ảnh xin gửi về email: banxahoi@vietnamnet.vn.

Kiên Trung - Vũ Điệp - Cẩm Quyên - Nhị Tiến