- Khi nhóm thợ lặn lần vào ca bin phà đã phải vất vả mới gỡ được đôi tay bám chặt thành ghế, đưa chị Thẩm lên. Tất cả đều bàng hoàng trước cái chết tức tưởi của chị và đứa con đang lớn dần trong bụng. Hầu như không ai cầm được nước mắt.

Sau hơn 10 tiếng đồng hồ nỗ lực cứu nạn, đến 14 giờ chiều 21/11, công tác tìm kiếm, cứu nạn đã hoàn tất, phà bị chìm cùng xe ô tô và hơn 20 xe máy, xe đạp đã được trục vớt đưa vào bờ phục vụ cho công tác điều tra.

Vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ chìm phà này. Tuy nhiên, một điều dễ nhìn thấy nhất là sự lơ là, chủ quan của chủ phương tiện và sự xử lý không nghiêm của cơ quan chức năng.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn này.

Buổi sáng kinh hoàng trên dòng Trường Giang 

Như VietNamNet đã đưa tin, sáng 21/11, trên dòng sông Trường Giang cuộn chảy ra cửa An Hoà (một cửa biển lớn tại huyện Núi Thành, Quảng Nam) xảy ra tai nạn chìm phà khiến 1 người chết và hơn 44 người dân trong chuyến phà sinh tử có những giờ phút hoảng loạn khi bị nhấn chìm.

Trục vớt xe đạp dưới sông

Có mặt tại hiện trường thảm nạn sau hơn 30 phút xảy ra vụ chìm phà, hiện ra trước mắt chúng tôi nơi bến phà Tam Hải và đoạn sông kéo dài hơn 1 km là cảnh hàng nghìn người dân hai xã Tam Hải và Tam Quang đang dõi mắt ra giữa dòng sông ngóng tìm người thân và theo dõi công tác cứu nạn.

Nhiều lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, từ Phó Bí thư Nguyễn Văn Sỹ đến Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn, Nguyễn Ngọc Quang cùng lãnh đạo huyện Núi Thành đã có mặt dồn sức chỉ đạo công tác cứu nạn.

Một người tử nạn, còn lại 44 người đã được cứu sống.

Một cái chết đau lòng của người phụ nữ trẻ Vũ Thị Thiện Thẩm (25 tuổi) vừa mới rời quê Tam Quang vượt sông sang Tam Hải làm dâu hơn 3 tháng và cái thai trong bụng chị mới hai tháng rưỡi.

Lực lượng tìm kiếm cứu nạn làm việc


Khám nghiệm pháp y thấy trong bụng chị Thẩm không có nước. Nghĩa là chị tử vong không phải vì ngạt nước. Nhiều người trên chuyến phà chứng kiến kể lại rằng, trong lúc phà chìm dần, chị Thẩm ngồi trong ca bin, được một người trên 1 con tàu đi ngang qua quăng cho chiếc phao, nhưng chị Thẩm gần như hoảng loạn, ôm chặt ghế và chết.  

Khi nhóm thợ lặn lần vào ca bin phà đã phải vất vả mới gỡ được đôi tay bám chặt thành ghế, đưa chị Thẩm lên. Tất cả đều bàng hoàng trước cái chết tức tưởi của chị và đứa con đang lớn dần trong bụng. Hầu như không ai cầm được nước mắt.

Anh Phạm Văn Hùng, một trong 5 thợ lặn của Công ty Cổ phần xây dựng đường thuỷ Thuận Lưu đang trên đường đến công trình tham gia cứu nạn vụ chìm phà kể lại rằng: Khi chiếc tàu của anh rời cảng Kỳ Hà cùng 5 anh em thợ lặn ngược sông chạy về hướng cảng Tam Hiệp thì bất ngờ nghe tiếng kêu cứu của hàng chục người chới với giữa dòng nước.

Lập tức, anh cùng 4 anh em thợ lặn cho tàu quay trở lại nơi xảy ra thảm nạn, và nhảy xuống sông cứu người.

Một số người biết bơi đã bơi bám được vào thành tàu thoát nạn. Còn lại trên 20 người là học sinh và người già lần lượt được các anh đưa lên khỏi dòng nước sau hơn 30 phút lặn sâu dưới lòng sông.

Ngay cạnh bến phà Tam Hải, tôi gặp một người đàn ông tên Nguyễn Đông, nhà ở thôn 1 Tam Hải.

Ông Đông kể rằng, ông đưa con gái đến trường, khi hai cha con mua vé xong, gặp mấy người bạn gọi uống cà phê, nên ông ngồi lại đi chuyến sau, chỉ có đứa con gái học lớp 8 xuống phà.

Còn lái phà Bùi Văn Thu khẳng định rằng, ông kiên quyết không chở ô tô có hàng qua sông, vì qui định cấm. Nhưng không hiểu sao phòng bán vé lại bán vé chở xe ô tô.

Ngồi chưa kịp ấm chỗ, ly cà phê vừa bưng ra chưa kịp uống, từ giữa sông tiếng kêu cứu của hàng chục cánh tay chấp chơi.

“Lúc đó tim tui như ngừng đập, cứ tưởng như rứa là con tui gặp nạn rồi. Ơn trời, nó được cứu sống...” - ông Đông kể.

Nhiều người thoát chết đã kể lại giây phút kinh hoàng khi họ đối mặt với cái chết giữa dòng nước.

“Khi chiếc phà chìm dần, tui cố bơi vào chiếc tàu gần đó. Đến chừ vẫn không nghĩ sao mình sống sót. Thật kinh hoàng...” - anh Trần Văn Nam kể.

Lời cảnh báo thảm nạn

Ngay tại bến phà Tam Hải, trên chiếc phà sắt vừa mới đóng bị hư, Chủ tịch UBND xã Tam Hải, ông Phan Như Tường cho biết, bến phà được UBND huyện Núi Thành giao cho xã quản lý và khai thác với hai chiếc phà.

Người dân hai xã Tam Hải và Tam Quang đang dõi mắt ra giữa dòng sông ngóng tìm người thân và theo dõi công tác cứu nạn.

Một chiếc phà bằng sắt vừa đóng mới hơn 2,5 tỷ đồng, vừa hạ thuỷ chở khách hơn 1 tháng đã hư hỏng. Không có phương tiện đưa dân qua sông, xã đã phải sử dụng chiếc phà bằng gỗ trọng tải khoảng 8 tấn, đã hư hỏng được sữa chữa lại để phục vụ đưa khách.

Chính chiếc phà bằng gỗ ọp ẹp, già nua này được xã xin cấp phép lưu hành để mỗi ngày đưa hàng nghìn người qua lại đoạn sông lớn.

“Chiếc phà gỗ này chỉ cấp phép đưa đón người qua lại, tuyệt đối không chở ô tô. Nhưng chuyến phà thứ 3 bị chìm này chở theo chiếc ô tô chở củi dương liễu nặng hơn 4 tấn, lại được bố trí sắp xếp đỗ ở đuôi phà.  Khi chạy ra giữa sông, do nước chảy mạnh, khiến phà rung lắc và chìm...” - một cán bộ Thanh tra giao thông cho biết.

Rất may, dù tai hoạ xảy ra, nhưng công tác cứu nạn kịp thời nên đã hạn chế thấp nhất số người thiệt mạng.

Còn lái phà Bùi Văn Thu khẳng định rằng, ông kiên quyết không chở ô tô có hàng qua sông, vì qui định cấm. Nhưng không hiểu sao phòng bán vé lại bán vé chở xe ô tô. Ông Thu kiên quyết không chở và bị lái xe hăm doạ, nên buộc ông phải chở...

“Hai chuyến đầu thấy người qua đông quá, nên tui không cho xe ô tô lên phà. Chuyến thứ 3 thấy ít người, lại có vé rồi nên buộc tui phải cho lên. Do xe máy và xe đạp hơn 20 chiếc cùng người ngồi phía trước, nên chiếc ô tô đậu phía đuôi phà bị chúi xuống...” - ông Thu kể.

Nguyên Chánh thanh tra Sở Giao thông Quảng Nam Khương Đình Hà, người mới vừa nghỉ hưu, đã từng cảnh báo thảm nạn nơi bến phà Tam Hải. Đó là vào cuối năm 2010 đầu 2011, Thanh tra giao thông đã liên tục kiểm tra, xử lý vì phương tiện đưa người không đảm bảo an toàn.

Thế nhưng, không hiểu sao chính quyền địa phương không khắc phục, để xảy ra tai nạn này. Rất may, dù tai hoạ xảy ra, nhưng công tác cứu nạn kịp thời nên đã hạn chế thấp nhất số người thiệt mạng.

Vũ Trung