- Văn phòng Chính phủ vừa có công văn trích ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ phá rừng tại Hà Tĩnh được đăng tải trên báo VietNamNet.
>> "Lợi dụng dự án chiếm đất phá rừng là có'
>> Gỗ vô chủ sau khi rừng bị phá tàn khốc?
>> ‘Xã lâm tặc’ và những khu rừng bị chảy máu
>> Thông tin chưa tiết lộ vụ phá rừng tàn khốc
>> Vụ phá rừng nghiêm trọng: Che giấu thông tin?
>> Cận cảnh rừng đầu nguồn biên giới bị 'làm thịt'
Theo đó, Công văn số
1768/VPCP- KTN về việc “xử lý vấn đề báo nêu” được phát đi ngày 19/3 do ông Văn
Trọng Lý – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký có nêu:
Báo VietNamNet ngày 5/3 có bài “Vụ phá rừng lớn chưa từng có tại Hà Tĩnh”, Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công an điều tra, làm rõ những vấn đề báo
nêu.
|
Văn bản trích ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, yêu cầu Bộ Công an vào cuộc điều tra những vấn đề báo VietNamNet nêu. |
“Trường hợp có sai phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Phó Thủ
tướng chỉ đạo.
Trước đó, Báo VietNamNet đã có loạt bài điều tra, phản ánh về vụ phá rừng đặc
biệt nghiêm trọng tại rừng đầu nguồn biên giới ở xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn.
Đến nay, lực lượng chức năng tại Hà Tĩnh đã hoàn tất việc truy quét, thu hồi gần
300 khối gỗ (từ nhóm 2 đến nhóm 6) được lâm tặc tập kết tại các tiểu khu 2, 12,
21, 22, thuộc Ban Quản lý BVXD rừng Hồng Lĩnh (Cty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương
Sơn), sát đường phân định biên giới Việt- Lào.
Nhóm PV.VietNamNet cũng đã trực tiếp có mặt tại hiện trường vụ việc. Ngoài số gỗ
được khai thác từ lâu thì có rất nhiều gốc cây lớn mới được khai thác.
Vụ phá rừng lớn chưa từng có tại Hà Tĩnh được phát giác khiến dư luận rất bức
xúc trước trách nhiệm của các cơ quan chức năng có mặt trên địa bàn. Theo thống
kê chưa đầy đủ, có tới hơn 100 con người được nhà nước trả lương có trách nhiệm
trực/gián tiếp quản lý bảo vệ rừng.
Dọc tuyến đường độc đạo Sơn Hồng có tới 5 trạm kiểm soát của các cơ quan chức
năng: Trạm kiểm lâm Sơn Lĩnh; Ban QL rừng Hồng Lĩnh; Trạm kiểm tra liên ngành
(hải quan và biên phòng); Trạm kiểm soát lâm sản của xã Sơn Hồng; Trạm kiểm soát
biên phòng Đá Gân; Đồn BP 565 và cuối cùng là Trạm bảo vệ rừng khe Sinh.
Vụ phá rừng lớn chưa từng có tại Hà Tĩnh được phát giác, dư luận đang trông chờ vào tính nghiêm minh của pháp luật. Những cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm phải bị xử lý. Ảnh: Duy Tuấn |
Lực lượng chức năng dày đặc như vậy nhưng lâm tặc vẫn có thể lọt qua để vào
triệt hạ rừng đầu nguồn.
Đáng chú ý, trong năm 2011, đã có 3 đoàn kiểm tra, 1 chuyên án điều tra đã được
thành lập, điều tra, thanh tra khu vực rừng vừa bị phá, thế nhưng không một cơ
quan nào phát hiện được số gỗ hàng trăm m3 trên.
Hiện UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản giao cho lực lượng công an thành lập
ban chuyên án để điều tra vụ việc. Và với sự vào cuộc điều tra của Bộ Công an
theo như yêu cầu của Phó Thủ tướng, dư luận đang trông chờ vào tính nghiêm minh
của pháp luật được thực thi triệt để.
Có ý kiến cho rằng, ngoài việc thiếu trách nhiệm của một số bộ phận trong các cơ
quan chức năng thì việc Hà Tĩnh có chủ trương “bán đấu giá cây đứng”, đóng cửa
rừng khiến chủ rừng không có tiền tái đầu tư cho việc bảo vệ rừng, công nhân mất
việc cũng là nguyên nhân dẫn tới rừng bị tàn phá.
Vụ “bán đấu giá cây đứng” này hiện Chính phủ cũng đã có chỉ đạo Bộ NN&PTNT vào
cuộc kiểm tra. VietNamNet sẽ thông tin chi tiết trong những bài sau.
Duy Tuấn - Trần Văn