- 'Việc thu phí bảo trì đường bộ là đúng luật và có nhiều nước đã thực hiện. Tuy nhiên, cách thu như thế nào? Mức thu bao nhiêu lại là một vấn đề rất lớn... Trên đây là lời thỉnh cầu không chỉ của riêng tôi' - Độc giả Trần Quang Vinh (Vũng Tàu) đã có những đề xuất sâu sắc tham gia diễn đàn.
>> 'Không nơi nào ôtô mất nhiều phí như Việt Nam!'
>> Thu phí ôtô: Có 'đánh' đúng người có tiền?
>> Đề nghị lùi thời điểm thu phí bảo trì đường bộ
>> Xe biển xanh, biển đỏ không mất phí lưu hành
>> Thu phí bảo trì đường bộ ngay sẽ khó cho DN
>> Chi phí khổng lồ để sở hữu ôtô ở VN
Mục đích thu phí để làm gì?
Tôi cho rằng nên xác định 2 mục đích chính là:
- Đầu tư sửa chữa và làm đường mới.
- Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.
Nếu thu phí theo đầu xe thì chắc
chắn là không công bằng và không có tác dụng hạn chế xe lưu thông, vì tâm lí
người dân thì đằng nào tiền phí đã nộp rồi nên xe không chạy cũng uổng.
Việc thu phí bảo trì đường bộ là đúng luật và có nhiều nước đã thực hiện. Tuy nhiên, cách thu như thế nào? Mức thu bao nhiêu lại là một vấn đề rất lớn' |
Nếu thu theo số km trên đồng hồ thì vừa công bằng vừa có tác dụng trực tiếp khuyến khích giảm xe lưu thông, vì giảm km nào là giảm tiền km ấy.
Không thể có chuyện xe chạy 50km/tháng cũng phải nộp phí bằng xe chạy 1000km/tháng được.
Làm thế nào để thu phí có hiệu quả và công bằng?
- Mức thu:
+ Đối với xe ô tô loại có mức thu thấp nhất nên khoảng từ 50đ đến 100đ/km (tương đương 90.000đ đến 180.000đ/tháng). Xe máy từ 50.000đ đến 80.000đ/năm. Nếu thu qua xăng dầu thì tương đương 1000đ/lit.
+ Đối với ô tô cần phân biệt xe kinh doanh vận tải với xe không kinh doanh vận tải; Mức phí các loại xe từ 12 chỗ trở xuống và xe tải dưới 2 tấn không nên xếp vào một loại. Xe 4 chỗ và xe từ 7 chỗ trở lên phải có mức phí khác nhau (ở Hàn Quốc tất cả các loại xe kinh doanh vận tải đều phải gắn biển số màu vàng và phải chịu mức phí cao hơn nhiều lần so với xe cùng loại)
- Cách thu:
+ Cách thứ nhất: Nên thực hiện song song 2 hình thức thu phí (thu khoán trọn gói qua đầu phương tiện và thu qua đồng hồ km). Cần cho chủ phương tiện được lựa chọn giữa thu theo đầu phương tiện hoặc thu theo đồng hồ km khi đến kì đăng kiểm.
Tất nhiên là phải có những biện pháp kĩ thuật để chống điều chỉnh, gian lận chỉ số đồng hồ. Nếu ô tô nào đồng hồ km không chuẩn hoặc có dấu hiệu chỉnh sửa thì áp giá thu theo tháng.
Riêng xe mô tô thì nên thu một lần, giống như mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Với mức tiền từ 50.000đ đến 80.000đ/năm không ảnh hưởng đến công bằng xã hội.
+ Cách thứ 2: Xe sử dụng nhiên liệu xăng thì thu qua giá xăng, xe chạy dầu diezel thu qua đầu phương tiện. Cách này công bằng hơn đối với những hoạt động sử dụng dầu diezel nhưng không phải là lưu thông trên đường bộ.
Quyền lợi của người dân cần được xem xét như thế nào?
- Việc so sánh mức thu với các nước khác là có cơ sở nhưng tại sao người dân chưa đồng thuận? Vì Bộ GTVT quên đi mức thu nhập của dân ta bằng bao nhiêu phần trăm các nước?
Giá trị đường bộ của chúng ta bằng bao nhiêu phần trăm đường bộ các nước? Giá tiền mua xe ô tô mà người dân phải trả cao gấp bao nhiêu phần trăm các nước?…
- Thu các loại phí là đánh trực tiếp vào đời sống, vào miếng cơm người dân mà lại rất chủ quan, áp đặt không trưng cầu dân ý hoặc tổ chức lấy ý kiến phản biện của dư luận xã hội.
'Thu phí cần theo lộ trình hợp lí và khoa học. Trước mắt có thể thu phí các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, sau đó mới đến các loại phương tiện khác'. |
- Khi xây dựng các loại thuế phí, Bộ GTVT cũng nên nhớ rằng chế độ của chúng ta là chế độ XHCN thì việc người dân được thụ hưởng phúc lợi xã hội chắc chắn cũng phải khác các nước khác. Hơn nữa phải biết lấy dân làm gốc, biết khoan thư sức dân. Mọi loại thuế phí cần phải thể hiện được tính nhân đạo và sự ưu việt của chế độ.
- Từ trước đến nay các ngành điện, nước đều thu tiền qua đồng hồ một cách bình thường, vậy tại sao lại không thu tiền phí BTĐB qua đồng hồ km, hoặc qua giá xăng được?
Không thể tư duy và hành xử theo kiểu “vì cái chung nên phải hi sinh quyền lợi một bộ phận” và “những người có xe nhưng ít sử dụng phải thông cảm”.
- Người dân Việt Nam vốn yêu nước và sẵn sàng góp sức xây dựng xã hội nhưng cũng luôn biết đòi hỏi công bằng dân chủ và minh bạch.
Phí BTĐB và phí lưu hành phương tiện cá nhân cần gộp làm một?
- Sự thật hiện tại là phí chồng phí, thuế chồng thuế. Dù có thay đổi tên gọi các các loại phí, thuế hay quỹ như thế nào thì cũng là tiền của dân, cũng là vấn đề đường sá và đi lại mà thôi. Nếu gộp lại thì một lần thu đạt được nhiều mục đích. Càng đẻ ra nhiều loại thuế phí thì càng cồng kềnh thất thoát tốn kém hơn.
- Thu phí cần theo lộ trình hợp
lí và khoa học. Trước mắt có thể thu phí các doanh nghiệp kinh doanh vận tải,
sau đó mới đến các loại phương tiện khác. Đến lúc tình hình kinh tế xã hội khá
hơn và người dân đã có được ý thức nộp thuế, phí thì có thể tăng dần mức thu để
đáp ứng các mục đích của thuế và phí.
Trên đây là lời thỉnh cầu không chỉ của riêng tôi, mà là mong muốn và sự quan
tâm của hàng triệu người. Tôi tha thiết kính mong những công bộc của dân sáng
suốt, lắng nghe để xây dựng được phương án tối ưu nhất, đảm bảo ích nước lợi
nhà, ý Đảng lòng Dân.
Độc giả Trần Quang Vinh