Vì mâu thuẫn cá nhân, một nữ sinh trường THPT Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã dùng ghế vụt liên tiếp vào đầu một bạn học trong sự thờ ơ của các học sinh khác.
TIN BÀI KHÁC
Hà Nội: Một phụ nữ bất ngờ nhảy lầu tự tử
Chất tạo nạc: Bộ dùng chữa bệnh - Bộ cấm
Người có khối u 90 kg xuất viện
3 người chết, 13 người mù mắt, hoang mang nguyên nhân
Bi đát cảnh cô giáo có chồng chết vì điện giật
Clip trên được đăng tải lên trang youtobe bởi thành viên VietNamTodayNews2 vào ngày 9/4/2012. Bối cảnh của vụ việc là một lớp học với các học sinh còn mặc đồng phục trên người. Vào thời điểm trên, nữ sinh Nguyễn Thị Thúy, lớp 10A9, trường THPT Đông Thụy Anh, đã dùng ghế nhựa màu xanh vụt liên tiếp vào đầu nữ sinh Hoàng Thị Toan, bạn học cùng lớp, khi Toan đang ngồi trên bàn học.
Vụt ghế liên tiếp vào đầu bạn (Ảnh chụp từ clip) |
Thúy liên tục dùng ghế đánh vào đầu, mặt của Toan. Thậm chí nữ sinh này còn đứng hẳn lên bàn để đánh Toan. Chứng kiến vụ việc trên rất nhiều học sinh chỉ thản nhiên đứng nhìn, có nữ sinh quá hoảng sợ phải dùng tay che mặt nhưng không một ai dám đứng ra can ngăn vụ việc. Chỉ đến khi chiếc ghế nhựa bị bay văng ra ngoài, trận đòn kinh hoàng trên mới chịu chấm dứt.
Trường THPT Đông Thụy Anh (Ảnh: lopchungtoi.info)
|
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, nữ sinh Thúy tiếp tục tiến đến và dùng tay tát vào mặt, lôi tóc, đạp vào người bạn. Trận đòn khủng khiếp khiến Toan phải bám vào thành bàn để khỏi ngã. Nữ sinh Thúy vẫn tiếp tục ra tay, lôi ngã Thúy và chiếc bàn đổ đè lên người nữ sinh Thúy ngay giữa lớp. Chỉ đến lúc này, một số học sinh khác trong lớp mới chạy tới nâng bàn lên và kéo nạn nhân đứng dậy. Thúy vẫn tiếp tục lao vào túm tóc và bắt bạn xin lỗi.
Được biết, vụ việc xảy ra vào giờ giải lao sáng 2/4, tại lớp 10A9, trường THPT Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Sau khi xảy ra vụ việc nhà trường đã có hình thức xử lý các nữ sinh tham gia ẩu đả và học sinh dùng điện thoạt quay clip.
Xem clip, nhiều độc giả đã không khỏi rùng mình trước sự côn đồ, bạo lực ở học đường. Thậm chí, nhiều người còn bày tỏ sự thất vọng và lo lắng trước cách cư xử, lối sống, hành vi của một bộ phận thế hệ trẻ.
Lê Lan (Tổng hợp)