Thời gian qua dư luận quan tâm đến những “lình xình” tại Công ty cổ phần Công nghiệp hóa chất và vi sinh (Bicico). Tuy nhiên đến nay người vi phạm vẫn chưa được Tập đoàn hóa chất Việt Nam chỉ đạo xử lý dứt điểm.
TIN BÀI KHÁC
Trong thời gian qua, nội bộ Công ty Bicico đã xảy ra nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng mà đỉnh điểm của vụ việc đã khiến cơ quan chức năng Bộ Công an phải vào cuộc xác minh, làm rõ. Đó là những sai phạm trong việc ký kết hợp đồng số 100/HĐTT-HCVS ngày 15/6/2007 thỏa thuận về hợp tác thực hiện việc hoàn thiện, thay đổi và nhượng quyền sử dụng đất giữa Bicico với Công ty TNHH Xây dựng Đại Gia Phú dẫn đến thiệt hại cho Công ty Bicico.
Sau khi xác minh, mới đây Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) đã có thông báo kết quả xử lý vụ việc như sau: Ông Đặng Hồng Hải - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Bicico được Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) đồng ý và chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đầu tư di dời theo đúng quy định Nhà nước; nhưng trong khi chưa có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ông Hải đã ký và triển khai thực hiện hợp đồng dẫn đến thiệt hại về tài sản cho Công ty Bicico. Hành vi của ông Đặng Hồng Hải có dấu hiệu tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đến nay hậu quả đã được khắc phục.
Để đảm bảo ổn định cho doanh nghiệp hoạt động, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng - Bộ Công an thống nhất với quan điểm của Viện KSND Tối cao (Vụ 1B) là không khởi tố hình sự mà đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chỉ đạo kiểm điểm xử lý hành chính nghiêm minh đối với đối tượng vi phạm và thông báo kết quả cho Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng biết.
Trong thời gian đang chờ “xem xét kiểm điểm” để xử lý kỷ luật về mặt hành chính đối với người vi phạm thì ngày 24/5/2011, Bicico triệu tập đại hội cổ đông bất thường. Quá trình tổ chức đại hội lại có những sai phạm lớn nên việc ban hành nghị quyết đại hội là sai luật và không tuân thủ điều lệ công ty.
Thứ nhất, một phó tổng giám đốc tập đoàn với tư cách thừa ủy quyền tổng giám đốc đứng tên ký giấy triệu tập đại hội nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ. Điều này dẫn đến sai phạm tiếp theo là các thông báo mời họp đại hội cổ đông cũng không hợp lệ do thiếu giấy ủy quyền nhưng sau đó vẫn tiến hành đại hội.
Thứ hai, văn bản kiến nghị yêu cầu bổ sung quy chế cuộc họp của một nhóm cổ đông nắm giữ hơn 10% cổ phần không được đại hội đưa vào xem xét trong chương trình họp theo luật định.
Thứ ba, việc biểu quyết để quyết định các vấn đề trong đại hội không tuân thủ Luật Doanh nghiệp là phải có từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên đồng ý thì mới được chấp nhận (đại hội của Bicico chỉ có 62,83% số phiếu đồng ý). Từ đó, ba cổ đông công ty đã yêu cầu hủy nghị quyết của đại hội...
Tuy nhiên, đại diện phía Công ty Bicico và Tập đoàn Hóa chất cho rằng trình tự thủ tục và nội dung tiến hành đại hội cổ đông bất thường không sai nên nghị quyết trên có giá trị. Người triệu tập đại hội có giấy ủy quyền nội bộ của tổng giám đốc tập đoàn (bằng Quyết định số 103 ngày 24/3/2011 về việc thành lập Ban tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty Bicico) nên có quyền ký giấy triệu tập đại hội... Kiến nghị của nhóm cổ đông nắm hơn 10% cổ phần có đưa vào đại hội nhưng người chủ trì đại hội không chấp nhận kiến nghị trên nên không đưa vào đại hội xem xét. Cạnh đó việc biểu quyết tại đại hội theo nguyên tắc dồn phiếu nên có thể chưa đủ tỉ lệ theo luật định nhưng vẫn chấp nhận được...
Vụ việc trên đã được TAND TP. Hồ Chí Minh xem xét và bản án số 1998/2011/QĐST-KDTM ngày 18/11/2011 nhận định: Việc cổ đông Tập đoàn Hóa chất yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường để bầu bổ sung các vị trí trong HĐQT và Ban kiểm soát cho Công ty Bicico là đúng nhưng cách thức tiến hành sai luật. Cũng theo tòa, người chủ trì không đưa kiến nghị của nhóm cổ đông nắm giữ trên 10% cổ phần của Bicico vào chương trình đại hội là vi phạm Điều 99 Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, yêu cầu này không được gửi trước lúc khai mạc đại hội cổ đông bất thường ba ngày làm việc là cũng sai. Lẽ ra chủ tọa đại hội phải nêu ra rồi giải thích cho đại hội lý do không đưa kiến nghị vào nhưng người chủ trì không làm. Cho nên trong nội dung này cả hai bên đều phải rút kinh nghiệm để lần sau làm đúng trình tự theo quy định pháp luật.
Cuối cùng, tòa cho rằng trình tự và thủ tục ra quyết định đại hội đồng cổ đông đã có nhiều bước tiến hành không đúng và Tòa chấp nhận yêu cầu hủy nghị quyết của ba cổ đông.
Rõ ràng trách nhiệm một lần nữa lại thuộc về Tổng giám đốc công ty Bicico. Vậy Tập đoàn hóa chất Việt Nam cần phải có thái độ rõ ràng thế nào để bảo vệ vốn của nhà nước cũng như uy tín của tập đoàn và trả lời câu hỏi lớn của dư luận: Bao giờ Tổng giám đốc Bicico bị xử lý kỷ luật và hình thức kỷ luật như thế nào?.
(Theo Dân trí)
TIN BÀI KHÁC
Gạo Việt Nam không chứa chất biến đổi gene
Khai tử hai hãng hàng không ở Việt Nam
Siêu xe Bentley gần 10 tỷ làm taxi ở Sài Gòn
Huế: Rao bán chào mào độc giá 100 triệu đồng
Khán giả ấm ức vì Mr Đàm đoạt giải bạc
Lê Hoàng từ chối bình luận về Mr Đàm
Nổ xe Honda: Không có dấu vết gài mìn
Khai tử hai hãng hàng không ở Việt Nam
Siêu xe Bentley gần 10 tỷ làm taxi ở Sài Gòn
Huế: Rao bán chào mào độc giá 100 triệu đồng
Khán giả ấm ức vì Mr Đàm đoạt giải bạc
Lê Hoàng từ chối bình luận về Mr Đàm
Nổ xe Honda: Không có dấu vết gài mìn
Trong thời gian qua, nội bộ Công ty Bicico đã xảy ra nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng mà đỉnh điểm của vụ việc đã khiến cơ quan chức năng Bộ Công an phải vào cuộc xác minh, làm rõ. Đó là những sai phạm trong việc ký kết hợp đồng số 100/HĐTT-HCVS ngày 15/6/2007 thỏa thuận về hợp tác thực hiện việc hoàn thiện, thay đổi và nhượng quyền sử dụng đất giữa Bicico với Công ty TNHH Xây dựng Đại Gia Phú dẫn đến thiệt hại cho Công ty Bicico.
Sau khi xác minh, mới đây Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) đã có thông báo kết quả xử lý vụ việc như sau: Ông Đặng Hồng Hải - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Bicico được Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) đồng ý và chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đầu tư di dời theo đúng quy định Nhà nước; nhưng trong khi chưa có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ông Hải đã ký và triển khai thực hiện hợp đồng dẫn đến thiệt hại về tài sản cho Công ty Bicico. Hành vi của ông Đặng Hồng Hải có dấu hiệu tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đến nay hậu quả đã được khắc phục.
Một số hồ sơ liên quan đến vụ việc |
Để đảm bảo ổn định cho doanh nghiệp hoạt động, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng - Bộ Công an thống nhất với quan điểm của Viện KSND Tối cao (Vụ 1B) là không khởi tố hình sự mà đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chỉ đạo kiểm điểm xử lý hành chính nghiêm minh đối với đối tượng vi phạm và thông báo kết quả cho Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng biết.
Trong thời gian đang chờ “xem xét kiểm điểm” để xử lý kỷ luật về mặt hành chính đối với người vi phạm thì ngày 24/5/2011, Bicico triệu tập đại hội cổ đông bất thường. Quá trình tổ chức đại hội lại có những sai phạm lớn nên việc ban hành nghị quyết đại hội là sai luật và không tuân thủ điều lệ công ty.
Thứ nhất, một phó tổng giám đốc tập đoàn với tư cách thừa ủy quyền tổng giám đốc đứng tên ký giấy triệu tập đại hội nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ. Điều này dẫn đến sai phạm tiếp theo là các thông báo mời họp đại hội cổ đông cũng không hợp lệ do thiếu giấy ủy quyền nhưng sau đó vẫn tiến hành đại hội.
Thứ hai, văn bản kiến nghị yêu cầu bổ sung quy chế cuộc họp của một nhóm cổ đông nắm giữ hơn 10% cổ phần không được đại hội đưa vào xem xét trong chương trình họp theo luật định.
Thứ ba, việc biểu quyết để quyết định các vấn đề trong đại hội không tuân thủ Luật Doanh nghiệp là phải có từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên đồng ý thì mới được chấp nhận (đại hội của Bicico chỉ có 62,83% số phiếu đồng ý). Từ đó, ba cổ đông công ty đã yêu cầu hủy nghị quyết của đại hội...
Tuy nhiên, đại diện phía Công ty Bicico và Tập đoàn Hóa chất cho rằng trình tự thủ tục và nội dung tiến hành đại hội cổ đông bất thường không sai nên nghị quyết trên có giá trị. Người triệu tập đại hội có giấy ủy quyền nội bộ của tổng giám đốc tập đoàn (bằng Quyết định số 103 ngày 24/3/2011 về việc thành lập Ban tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty Bicico) nên có quyền ký giấy triệu tập đại hội... Kiến nghị của nhóm cổ đông nắm hơn 10% cổ phần có đưa vào đại hội nhưng người chủ trì đại hội không chấp nhận kiến nghị trên nên không đưa vào đại hội xem xét. Cạnh đó việc biểu quyết tại đại hội theo nguyên tắc dồn phiếu nên có thể chưa đủ tỉ lệ theo luật định nhưng vẫn chấp nhận được...
Vụ việc trên đã được TAND TP. Hồ Chí Minh xem xét và bản án số 1998/2011/QĐST-KDTM ngày 18/11/2011 nhận định: Việc cổ đông Tập đoàn Hóa chất yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường để bầu bổ sung các vị trí trong HĐQT và Ban kiểm soát cho Công ty Bicico là đúng nhưng cách thức tiến hành sai luật. Cũng theo tòa, người chủ trì không đưa kiến nghị của nhóm cổ đông nắm giữ trên 10% cổ phần của Bicico vào chương trình đại hội là vi phạm Điều 99 Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, yêu cầu này không được gửi trước lúc khai mạc đại hội cổ đông bất thường ba ngày làm việc là cũng sai. Lẽ ra chủ tọa đại hội phải nêu ra rồi giải thích cho đại hội lý do không đưa kiến nghị vào nhưng người chủ trì không làm. Cho nên trong nội dung này cả hai bên đều phải rút kinh nghiệm để lần sau làm đúng trình tự theo quy định pháp luật.
Cuối cùng, tòa cho rằng trình tự và thủ tục ra quyết định đại hội đồng cổ đông đã có nhiều bước tiến hành không đúng và Tòa chấp nhận yêu cầu hủy nghị quyết của ba cổ đông.
Rõ ràng trách nhiệm một lần nữa lại thuộc về Tổng giám đốc công ty Bicico. Vậy Tập đoàn hóa chất Việt Nam cần phải có thái độ rõ ràng thế nào để bảo vệ vốn của nhà nước cũng như uy tín của tập đoàn và trả lời câu hỏi lớn của dư luận: Bao giờ Tổng giám đốc Bicico bị xử lý kỷ luật và hình thức kỷ luật như thế nào?.
(Theo Dân trí)