- Ba năm qua rồi nhưng vẫn chưa thấy anh Trai trở về, trong thư anh cho
biết vì còn đang làm nhiệm vụ trong chiến trường Tây Nam. Tuy xa nhau về
khoảng cách nhưng hai người vẫn say đắm với nhau qua những lời hẹn hò
trên…giấy.
TIN BÀI KHÁC:
Mẹ chỉ chiều con dâu nhiều tiền…
Gái xinh tuổi “băm” có đành về quê lấy chồng?
“Két hết tiền và bút hết mực...”
Yêu vì nhầm gái quê là con em lãnh đạo
Giăng bẫy để lấy chồng giàu
Mẹ đẹp, chồng giàu sao khổ thế
Cái giá của gái trẻ ham lấy Việt kiều
Em tưởng là anh chưa có vợ…
Yêu người giàu là sự "bảo lãnh" ngọt ngào
Gái xinh tuổi “băm” có đành về quê lấy chồng?
“Két hết tiền và bút hết mực...”
Yêu vì nhầm gái quê là con em lãnh đạo
Giăng bẫy để lấy chồng giàu
Mẹ đẹp, chồng giàu sao khổ thế
Cái giá của gái trẻ ham lấy Việt kiều
Em tưởng là anh chưa có vợ…
Yêu người giàu là sự "bảo lãnh" ngọt ngào
Anh Trai và chị Gái là đôi bạn chơi thân từ nhỏ. Lớn lên hai người có tình cảm với nhau, hai bên gia đình đã bàn bạc và hứa hẹn ra giêng sẽ tính chuyện trầu cau.
Nhưng chưa kịp ra giêng thì anh Trai lại trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Trước ngày tuyển quân một tuần, gia đình nhà trai đã tiến hành lễ nạp tài, mục đích là để hai con của họ tin tưởng lẫn nhau và hứa hẹn khi nào anh Trai trở về sẽ làm đám cưới.
Ba năm qua rồi nhưng vẫn chưa thấy anh Trai trở về, trong thư anh cho biết vì còn đang làm nhiệm vụ trong chiến trường Tây Nam. Tuy xa nhau về khoảng cách nhưng hai người vẫn say đắm với nhau qua những lời hẹn hò trên…giấy, bà con xóm giềng cứ ngỡ sớm muộn gì rồi mình cũng sẽ được ăn đám cưới hai người.
Ảnh minh họa |
Đùng một cái đám cưới được tổ chức. Chú rể không phải anh Trai mà là một người lạ hoắc. Cô dâu đẹp lộng lẫy, bước chậm song hành cùng chú rể, họ cùng nhau bước lên chiếc xe được trang trí ngập đầy hoa tươi. Đoàn xe rước dâu có cả chục chiếc, tiếng pháo nổ giòn bung mình bay tứ tung hòa lẫn vào dòng xe đón dâu, lũ trẻ con chạy bộ phía sau để nhặt những viên pháo chưa kịp bén lửa. Hai họ lần lượt lên xe và từng cánh cửa bắt đầu đóng lại, đoàn xe từ từ lăn bánh…
Đêm hôm đó, cả xóm đang ngon giấc bỗng giật mình vì nghe tiếng chó sủa vang và có tiếng người gọi từ xa vọng lại. Bà con trong xóm nhốn nháo bước ra đầu ngõ. Lúc này tiếng chó sủa càng lớn hơn, cuối cùng thím Sáu nghe được tiếng người đàn ông gọi tên con mình. Thím Sáu thốt lên: “Chị Tám ơi, thằng Trai về”. Cô Tám đi về hướng chó sủa: “Gái ơi, anh về tới rồi. Cô chín, thím ba ơi, con về rồi”.
“Đúng là thằng Trai rồi” Cô Tám nhào vô ôm con mình. Giờ phút tương phùng mỗi người một câu, có người “mít ướt” khóc ồ lên. “Ủa, bà con đông đủ như vậy còn em Gái của con đâu? Gái ơi! Anh có mang quà về cho em đây…” Anh Trai chưa nói hết lời thì thằng Nhóc em chị Gái lẹ miệng lên tiếng: “chị Gái ở bên nhà chồng đâu có về mà anh gọi, anh…”. Thím Ba vội đỡ lời: “Thằng quỷ vật, không phải chuyện của mày, đi vô”.
Buông thõng hai tay, anh ngồi bệt xuống đất ngồi lặng thinh như kẻ mất hồn. Vài phút sau anh lôi ra từ trong ba lô một tập giấy, trong màn đêm chỉ có ánh sáng của những vì sao nhưng mọi người biết đó là những lá thơ tình. Anh Trai chìa vào tay của bà mẹ vợ, anh lặp bặp chưa nói thành lời thì đã khóc òa. Đến nước này cũng không còn gì để giấu nữa, thím Sáu đành vắn tắt với lý do: “Vì chờ con lâu quá, con Gái ở nhà nhiều chỗ ngắm, nó đã sang nhà con trả lại vàng cưới, và…”. Anh Trai kéo vạt áo lên lau nước mắt, sau đó đáp lời mẹ vợ bằng một câu duy nhất: “Tại con”.
Mặc dù cô bác họ hàng hết lời động viên nhưng suốt ngày anh cứ mang cả chồng thư ra ngoài hè ngồi đọc rồi khóc, khóc rồi đọc. Anh khóc cũng phải, vì thư nào chị Gái cũng thề rằng: “Em một lòng yêu anh, sẽ chờ anh, bây giờ và mãi mãi em vẫn là của anh…”. Nói thật ai có đọc hết toàn bộ 43 bức thư ấy mới thấy đau lòng. Thề hẹn với người ta làm chi, hứa hôn để làm gì rồi mình phụ bỏ người ta để chạy theo danh vọng, tiền tài?
Nhưng rồi, nhân chứng cũng không bằng trời chứng. Tiền tài và địa vị ở đâu không thấy, chỉ thấy mỗi lần chị Gái về nhà mẹ ruột thì phải mang theo cả…vết bầm. Có nhiều lần đích thân bà mẹ chồng chị Gái qua nhà chị Gái chửi bới thô tục, mạ sát. Và cũng không ít lần chị Gái phải vào bệnh viện cấp cứu do bị nhà chồng hành hung. Có lẽ do hổ thẹn với anh Trai nên những năm sau này chị ít về quê, nghe thím Sáu nói lại ngay cả bây giờ cũng vậy, mỗi bữa cơm chị Gái vẫn phải lấy nước mắt làm canh, chắc là nó bị ông trời trả báo.
Cẩm Vân
Đêm hôm đó, cả xóm đang ngon giấc bỗng giật mình vì nghe tiếng chó sủa vang và có tiếng người gọi từ xa vọng lại. Bà con trong xóm nhốn nháo bước ra đầu ngõ. Lúc này tiếng chó sủa càng lớn hơn, cuối cùng thím Sáu nghe được tiếng người đàn ông gọi tên con mình. Thím Sáu thốt lên: “Chị Tám ơi, thằng Trai về”. Cô Tám đi về hướng chó sủa: “Gái ơi, anh về tới rồi. Cô chín, thím ba ơi, con về rồi”.
“Đúng là thằng Trai rồi” Cô Tám nhào vô ôm con mình. Giờ phút tương phùng mỗi người một câu, có người “mít ướt” khóc ồ lên. “Ủa, bà con đông đủ như vậy còn em Gái của con đâu? Gái ơi! Anh có mang quà về cho em đây…” Anh Trai chưa nói hết lời thì thằng Nhóc em chị Gái lẹ miệng lên tiếng: “chị Gái ở bên nhà chồng đâu có về mà anh gọi, anh…”. Thím Ba vội đỡ lời: “Thằng quỷ vật, không phải chuyện của mày, đi vô”.
Buông thõng hai tay, anh ngồi bệt xuống đất ngồi lặng thinh như kẻ mất hồn. Vài phút sau anh lôi ra từ trong ba lô một tập giấy, trong màn đêm chỉ có ánh sáng của những vì sao nhưng mọi người biết đó là những lá thơ tình. Anh Trai chìa vào tay của bà mẹ vợ, anh lặp bặp chưa nói thành lời thì đã khóc òa. Đến nước này cũng không còn gì để giấu nữa, thím Sáu đành vắn tắt với lý do: “Vì chờ con lâu quá, con Gái ở nhà nhiều chỗ ngắm, nó đã sang nhà con trả lại vàng cưới, và…”. Anh Trai kéo vạt áo lên lau nước mắt, sau đó đáp lời mẹ vợ bằng một câu duy nhất: “Tại con”.
Mặc dù cô bác họ hàng hết lời động viên nhưng suốt ngày anh cứ mang cả chồng thư ra ngoài hè ngồi đọc rồi khóc, khóc rồi đọc. Anh khóc cũng phải, vì thư nào chị Gái cũng thề rằng: “Em một lòng yêu anh, sẽ chờ anh, bây giờ và mãi mãi em vẫn là của anh…”. Nói thật ai có đọc hết toàn bộ 43 bức thư ấy mới thấy đau lòng. Thề hẹn với người ta làm chi, hứa hôn để làm gì rồi mình phụ bỏ người ta để chạy theo danh vọng, tiền tài?
Nhưng rồi, nhân chứng cũng không bằng trời chứng. Tiền tài và địa vị ở đâu không thấy, chỉ thấy mỗi lần chị Gái về nhà mẹ ruột thì phải mang theo cả…vết bầm. Có nhiều lần đích thân bà mẹ chồng chị Gái qua nhà chị Gái chửi bới thô tục, mạ sát. Và cũng không ít lần chị Gái phải vào bệnh viện cấp cứu do bị nhà chồng hành hung. Có lẽ do hổ thẹn với anh Trai nên những năm sau này chị ít về quê, nghe thím Sáu nói lại ngay cả bây giờ cũng vậy, mỗi bữa cơm chị Gái vẫn phải lấy nước mắt làm canh, chắc là nó bị ông trời trả báo.
Cẩm Vân
Thể lệ tham dự viết “Hôn nhân và tham vọng tiền tài địa vị”: Câu chuyện nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: banbandoc@vietnamnet.vn hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chủ đề: “Hôn nhân và tham vọng tiền tài địa vị”. Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo. Những câu chuyện đặc biệt cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục. Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng. Bạn đọc chia sẻ bài viết từ đầu tháng 10 đến hết 31/12/2012. |