- Chuyện vui buồn, cười ra nước mắt của người đi tìm công lý sẽ được chúng tôi ghi lại bằng loạt ký sự “Hành trình tìm công lý” để bạn đọc chia sẻ cảm thông với người dân.

TIN BÀI KHÁC:

Lời tòa soạn: VietNamNet có lượng độc giả đông đảo không chỉ ở lượng truy cập mà ngay cả nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo. Hàng năm báo nhận và đã chuyển hàng trăm công văn đến các cơ quan công quyền giải quyết, đồng thời đăng hàng trăm bài báo liên quan đến chủ đề này.

Mở đầu chúng tôi đăng loạt 4 bài về vụ án đòi đất ở Khánh Hòa. Bài 1:Tòa án Khánh Hòa xử tranh giành thừa kế. Bài 2: Lập Văn phòng “Ma” để lách luật, Tòa vẫn làm ngơ. Bài 3: Những kết luận “trời ơi” của Tòa và hậu quả. Bài 4: Công lý còn xa.

Vào ngày đầu xuân năm 2012 Tòa soạn tiếp một phụ nữ trạc 50 tuổi. Chị nói giọng miền Trung rất dịu dàng. Được biết chị ở Khánh Hòa. Cùng đi với chị là một phụ nữ khác mà sau này chúng tôi được biết chị cũng đi đòi lại đất trong một vụ án khác mà chúng tôi sẽ có loạt bài viết riêng về vụ này.

Quay trở lại vụ ở Khánh Hòa. Đây là vụ án mà anh em ruột tranh giành đất đai của bố mẹ. Chuyện anh em tranh giành đất đai ở ta không hiếm. Nhiều vụ còn xẩy ra án mạng nhưng trường hợp này có cái đặc biệt riêng. Tự dưng một người biệt tăm bao năm nay trở về tranh giành thừa kế với người em trai ruột của mình. Ông ta là một Việt Kiều có cuộc sống không đến nỗi nào.

{keywords}
Vụ tranh giành thừa kế ở Nha Trang (Ảnh do gia đình cung cấp)

Cụ ông Nguyễn Sáu và cụ bà Nguyễn Thị Mùi có 7 người con. Sau năm 1975 duy nhất còn lại người con trai thứ 6 ở lại là Nguyễn Trung Tâm còn Nguyễn Quý Báu và những người khác đi định cư tại Mỹ. Ông Tâm lấy vợ là bà Nguyễn Thị Bông và hai ông bà trực tiếp nuôi bố mẹ.

Chị Bông là con dâu nhưng coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ của mình. Do tần tảo làm ăn nên kinh tế anh chị cũng khá giả.

Hai cụ Sáu và Mùi có lô đất hơn 700 m2 ở 13/5 Đặng Tất, Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang. Thời kỳ ấy số đất này được coi là đất “vàng” vì ở ngay mặt phố có giá trị lớn về kinh tế. Trên mảnh đất ấy ông bà Sáu đã cho anh Tâm, chị Bông một lô hơn 140m2 làm nhà riêng, số còn lại một phần ông xây nhà từ đường và còn lại là xây nhà cho thuê.

Ông Sáu khi chết (1996) không để lại di chúc gì. Còn bà Mùi khi chết có để lại di chúc nhưng được xác định là di chúc không hợp pháp thế là từ đó mâu thuẫn anh em đã xẩy ra. Họ liền đưa nhau ra tòa. Nếu tòa án xử lý công minh theo đúng pháp luật thì sự việc không thể kéo dài mãi như thế. Và cho đến nay vẫn không thể giải quyết được mà còn có xu hướng phức tạp hơn.

Vấn đề ở đây chính là sự công minh của pháp luật. Đến bài sau chúng tôi sẽ phân tích nhưng qua hai cấp tòa, một của địa phương là Tòa án Khánh Hòa và một của Tòa tối cao khu vực vẫn không giải quyết thỏa đáng nên để kéo dài.

Ông Báu sau khi được tòa xử thắng kiện lập tức phá bỏ nhà Từ đường và các công trình khác mà trước đây ông bà Sáu, Mùi đã xây. Trớ trêu chính là trong đơn kiện ông có công ty đặt trên lô đất ấy nhưng đến khí thắng kiện ông không sử dụng để thành lập công ty mà giao cho người khác quản lý rồi sau đó đem...bán.

Một người Việt kiều bao nhiêu năm xa cách, không chăm sóc bố mẹ mà để cho em đảm nhận không thấy đó là điều phúc đức của gia đình mà quay về tranh giành với em. Ông hầu như chiếm trọn mảnh đất ấy với lý do ông thay mặt cả mấy anh em ở Mỹ để đòi chia phần.

Đồng tiền đã làm người ta mờ mắt, xem nhẹ tình anh em. Những người không có điều kiện không nói làm gì nhưng đây là một người có điều kiện.

Hành trình đi kêu cứu của bà Bông bắt đầu từ đấy.

Bà Bông ra Hà Nội gõ cửa hầu hết các cơ quan pháp luật. Bà bảo lúc đầu tưởng nhanh hai vợ chồng thuê nhà nghỉ để ở cho tiện gửi đơn thư nhưng càng đi càng thấy hoảng. Cuối cùng ông chồng phải quay trở về Nha Trang còn mình bà thuê nhà trọ cùng với các chị khác để đi kêu cứu.

Chị ở Hà Nội đến gần hai năm. Đơn thư chị nếu cộng lại phải nhiều không nhưng tất cả vẫn quay về nơi xuất phát là…Khánh Hòa. Mà ở ta cũng lạ hầu hết các cơ quan đều có trụ sở tiếp dân song cũng chả giải quyết được gì ngoài chuyển đơn thư mà hầu hết đều quay về địa phương. Mà địa phương vừa làm sai họ mới phải lên Trung ương. Đúng là “Tít mù rồi lại vòng quanh”.

Chị cũng đi gõ cửa nhiều tờ báo. Các báo đã giúp đỡ chị tận tình, tìm hiểu cặn kẽ, và đăng bài ủng hộ chị, phê phán việc làm chưa đúng của hai cấp tòa nhưng như chị nói địa phương họ bỏ ngoài tai hết. Báo đăng cứ đăng không ai trả lời chị cũng không ai trả lời báo chí.

Tất cả cuộc sống đảo lộn, gia đình tan nát. Anh thì đi ở nhờ một nơi. Kinh tế gia đình trước nay một tay chị lo liệu nay thì theo kiện mà bỏ bê công việc thu nhập không có.

Có nhiều chuyện người đi khiếu kiện gặp phải cười ra nước mắt. Bị xua đuổi, phải chuyển nơi ở, nhiều lần địa phương còn phải mang xe ra để đưa về do chỉ đạo của trên. Có người quen nhau thân nhau có khi trở thành …nhân tình...

Hai năm ở Hà Nội tiêu tốn rất nhiều tiền của, nhưng chị còn may mắn hơn nhiều người là cuối cùng Tòa tối cao cũng ra Quyết định kháng nghị.

Ban bạn đọc

Bài 2: Lập Văn phòng “Ma” để lách luật, Tòa vẫn làm ngơ.