- Những bác xe ôm cứ hễ có cơ hội “chém” khách là phải “chém” cho mạnh, không chút mảy may thương tiếc khách hàng.

Tin bài cùng chuyên mục:
Dựng tượng Bác nơi biển đảo
Chuyện đau lòng ở nhà xây dựng sai phép
Đêm qua mơ trúng số đề
Nếu có đi đẻ ở chung cư tái định cư…

Chở thêm đoạn nữa vì không có tiền trả lại.

Dừng xe tại đoạn đường Lê Văn Lương khi có tín hiệu đèn đỏ, tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh “chém” khách rất đẹp của một bác xe ôm.

Địa điểm đến của vị khách trẻ (có lẽ là tân sinh viên) đã ngay phía trước, chỉ cần sang bên đường là đến. Cậu rút trong túi ra 50 nghìn để trả tiền xe ôm. Bác xe ôm móc ví ra giơ ví cao về phía trước mặt mình rồi bắt đầu loay hoay tìm kiếm thứ gì đó. Vài giây sau bác gập ví lại, trả lời vị khách trẻ: “Chết thật, bác không có tiền lẻ trả lại, từ sáng đến giờ “đói” quá, cháu đi đổi hộ bác nhé”.

Đứng giữa dòng người đang dừng đèn đỏ đông ngùn ngùn, vị khách trẻ ngơ ngác chưa biết nên làm gì thì bác xe ôm nhanh nhẹn đưa ra một gợi ý: “Thôi hay là cháu cứ lên xe đi, bác chở cháu sang bên kia rồi không cần phải trả lại gì nữa”. Vị khách trẻ vẻ mặt không mấy đồng ý vì biết nếu vậy thì mình thiệt thòi nhiều quá. Đang lưỡng lự thì bác ta thúc giục: “Lên xe thôi, sắp hết đèn đỏ rồi kìa, họ lại mắng cho vì tắc đường bây giờ”. Thế là vị khách đành lầm lũi ngồi lên xe vẻ mặt đầy ấm ức mà không thể thắc mắc được điều gì.

Sự thật là gì, đó là trong ví bác xe ôm kia có rất nhiều tiền lẻ. Những ai đỗ sau xe bác ta nếu để ý thì đều nhận ra sự thật ấy. Với vị khách trẻ kia, quả thật chiêu chặt chém của bác xe ôm kia thật thành công mĩ mãn.

Vẽ thêm đường lấy tiền.

Đứng bắt xe tại điểm xe bus ở phố Hàng Tre, N.Anh, sinh viên trường Cao Đẳng TH chứng kiến tận mắt chiêu chặt chém khách của xe ôm cho biết: “Rõ ràng từ điểm xe bus này đến điểm trung chuyển xe bus Long Biên có độ hơn 100 mét thế mà bác xe ôm kể hàng chuỗi dài những đường phải đi qua. Cuối cùng bác ấy chốt lại một câu: “Thôi chị ở quê ra đây đi làm vất vả, cùng cảnh ngộ cả, tôi lấy rẻ của chị 40 nghìn, lên xe đi nào”. Vậy là bác gái dáng người cực khổ kia lên xe và không quên gửi lời cảm ơn đến bác xe ôm “lẻo mép””.

Chặt chém, lừa gạt sẽ không thể là nghề làm ăn lâu dài và bền vững(Nguồn: theo Dân trí)


N.Anh bức xúc cho biết thêm: “Biết là lừa gạt nhưng cũng chỉ biết tỏ thái độ ngỡ ngàng chứ không dám chen vào, sợ người ta lại đánh cho vì cái tội xen vào chuyện “làm ăn” của họ. Chỉ thấy tội nghiệp cho bác gái kia, đã khổ rồi lại bị mất tiền oan, chắc bác ấy ở quê ra đây làm thuê lần đầu nên không biết, lại không đi xe bus vì bị say xe nên xe ôm mới dễ lừa như vậy”.

"Tiền trao, múc cháo rởm"

Khác với những trường hợp trên, Hạnh sinh viên trường Đại học Bách Khoa, là nạn nhân trong một vụ chặt chém bức xúc kể lại: “Ngày đầu mới ở quê lên, chưa biết trường lớp thế nào. Mình đứng bắt xe ôm ở bến xe Giáp Bát hỏi muốn đến Trường Bách Khoa thì đi thế nào, bác xe ôm liệt ra mấy con đường phải đi qua mới đến được trường mình cần đến. Chốt lại, bác sẽ xin của mình 70 nghìn thôi. Bác ta nói đưa tiền trước rồi sẽ trở đến nơi đến trốn vì bác còn làm tại đây nhiều, không phải ngày một, ngày hai là thôi. Tin tưởng nên tôi đồng ý. Ai ngờ đến nơi mới biết mình bị ăn quả lừa. Chả phải đi qua nhiều đường như lúc đầu bác ấy nói, nhận ra thì cũng đã muộn, giá mà mình không trả tiền trước…”.

Có thể những quái chiêu ấy sẽ lừa gạt được khách trong lúc ấy, nhưng khi phát hiện ra mình bị lừa liệu rằng họ còn lòng tin vào xe ôm nữa hay không, còn ý định sẽ đi xe ôm lần nữa không? Hay tất cả sẽ dần tẩy chay xe ôm ra khỏi danh sách những phương tiện có thể họ sẽ đi. Những người ngoài cuộc, chứng kiến sự thật đằng sau những chiêu lừa đảo trơ tráo ấy, họ sẽ nghĩ gì?. Liệu rằng một ngày nào đó họ còn dám đi xe ôm khi mà xung quanh họ có biết bao “tấm gương” đã từng bị lừa gạt. Chặt chém, lừa gạt sẽ không thể là nghề làm ăn lâu dài và bền vững.

  • Nguyễn Yến