- Tiếng kêu thất thanh của bé Nguyễn Đỗ Yến Trinh mới học lớp 5 bên giường mẹ tại căn nhà nhỏ ở đội 3, thôn Lâm Tây, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam làm chúng tôi trào nước mắt. Chị Đỗ Thị Hường (mẹ bé Trinh) đang nằm chờ chết trong những ngày cuối của căn bệnh ung thư vú. Căn nhà hai mẹ con chị đang ở cũng là ở tạm với gia đình người anh trai Đỗ Phú Kim mù lòa và mẹ già 83 tuổi. Nỗi đau ngập tràn trong đại gia đình này trong những ngày giáp Tết Nhâm Thìn.
TIN BÀI KHÁC:
“Hết tiền để chữa bệnh rồi anh ơi...”
Đó là câu nói đầu tiên của chị Hường khi chúng tôi vào nhà anh Đỗ Phú Kim. Còn gì nữa đâu khi cả gia đình đều dồn góp lại, chung sức để chị Hường làm các công đoạn xạ trị và chữa bệnh ở bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng từ ngày 8/7/2010 đến ngày 28/4/2011. Cả mảnh vườn nhà, mẹ già Nguyễn Thị Én cũng bán rẻ đi một nửa cho người ta để lấy tiền chữa căn bạo bệnh cho đứa con gái bất hạnh. Hơn 100 triệu cuốn theo những ngày điều trị của chị Hường. Nhưng rồi, sau khi đợt điều trị cuối 1 tháng, ra lại bệnh viện kiểm tra, bác sỹ bảo bệnh tình vẫn trở lại như cũ. Cả gia đình đành đưa chị Hường về quê nhà Đại Lộc để chạy chữa bằng thuốc Nam trong những hy vọng mong manh.
Trong dòng nước mắt chảy dài, trong nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần, chị Đỗ Thị Hường gượng ngồi dậy khi chúng tôi vào nhà, gượng nói những câu nói yếu ớt và đứt quãng. Câu chuyện chưa được bao lâu thì chị Hường ngất đi. Vậy là phải dìu chị từ từ nằm xuống giường. Câu chuyện chị kể giữa chừng được anh Đỗ Phú Kim và người mẹ của chị (bà Nguyễn Thị Én) tiếp tục kể trong nỗi xót xa vẫn còn hiện hình trong từng lời nói.
Khoảng 5 năm trước, khi chị còn khỏe mạnh, bé Trinh thì vừa bước vào lớp 1, chồng chị đã nhẫn tâm bỏ rơi hai mẹ con. Không biết làm gì để nuôi mình và con, chị Hường dẫn bé Trinh lang bạt vào Nam mưu sinh qua ngày đoạn tháng. Chị cùng con gái đã trải qua 4 năm ròng nơi đất khách quê người. Trong đó, hai năm ở Đồng Nai làm công nhân cạo mũ cao su và 2 năm ở Đăk Lăk hái cà phê thuê cho chủ vườn cà phê.
Bi kịch lại chồng chất khi cách đây 2 năm, tại Đăk Lăk, chị Hường phát hiện mình có những biểu hiện bất thường ở vú. Tiền làm thì chỉ đủ ăn hai mẹ con mà thôi, đâu có thuốc thang được gì. Vậy là bệnh càng ngày càng nặng. Nhưng chị vẫn nén đau, cầm cự, làm việc để nuôi đứa con gái bé bỏng của mình. Đến lúc không thể nào chịu đựng được nữa, chị mới liên lạc về quê nhà. Và cách đây hơn 1 năm, chị về nhà bằng xe cứu thương...
“Mẹ ơi...Đừng bỏ con đi!”
Cô bé Nguyễn Đỗ Yến Trinh con gái chị Hường dường như già dặn hơn so với cái tuổi 11. Biết nhà mình lâm vào cảnh khó khăn, cô bé chăm lo học tập và luôn đạt thành tích là học sinh giỏi trong các năm học vừa qua. Lúc chúng tôi vào nhà cũng là lúc bé Trinh vừa đi học về. Loay hoay với bài vở buổi chiều (lớp 5 ở Đại Đồng học sinh phải học cả ngày) nhưng cô bé vẫn tranh thủ đút cháo cho mẹ. Đến hôm nay, chị Hường chỉ uống thuốc Nam và ăn mỗi bữa được vài muỗng cháo mà thôi. Đôi tay gầy gầy của bé Trinh cầm muỗng cháo đút cho mẹ đang nằm liệt giường làm chúng tôi không dám nhìn. Chị Hường bỗng ọe một tiếng, muỗng cháo bắn tung tóe ra giường. Rồi Chị khóc: “Trời ơi! Tui có ăn được chi đâu! Răng không cho tui chết đi cho rồi!”.
Bé Trinh bỏ bát cháo xuống, ôm chặt lấy mẹ, òa khóc: “Mẹ ơi! Đừng chết mẹ ơi! Đừng bỏ con đi! Mẹ chết rồi con biết ở với ai đây...”.
Anh Đỗ Phú Kim đôi mắt mù lòa, đứng lặng im, đôi tay bấu chặt vào cây trụ xi măng. Chắc anh cũng muốn khóc lắm, nhưng đôi mắt tật nguyền của anh làm sao cho những dòng lệ trào ra được. Người mẹ già của chị Hường ngồi bên cạnh chị và bé Trinh nãy giờ chỉ biết đưa hai tay vuốt vuốt ngực chị. Bà cũng lặng im...Dường như, nước mắt bà khóc cho thân phận éo le của con gái mình qua bao năm nay giờ cũng đã cạn khô.
Ra về mà không dám hứa với chị Hường điều gì dù rất muốn giúp chị một chút gì đó để vơi bớt nỗi đau này. Lúc tôi chào chị về, chị nắm chặt tay tôi, cố nói trong nước mắt: “Tui thì chừ nằm chờ chết chứ biết làm răng nữa. Chỉ mong có ai đó giúp đỡ cho con gái tui được ăn học, được thành người. Anh trai tui chừ vừa phải lo cho mẹ già, vừa phải lo cho vợ cho con nữa. Chỉ lo là tui chết, ai nuôi con gái tui đây...”
Nguyễn Thành Giang
TIN BÀI KHÁC:
Xót xa cụ già mất 1 con, hỏng 2 mắt, liệt 2 chân!
Thầy giáo 80 tuổi và 4 người con tâm thần mơ một bữa no
Thiếu 100 triệu, con chịu câm điếc suốt đời
Xót xa bé 1 tuổi mắc bệnh tim thông liên thất, liên nhĩ
Xót xa cậu bé lớp 9 bỏ học nuôi mẹ liệt giường
15 tháng tuổi phẫu thuật 3 lần
Gần 30 năm ròng nuôi đàn con ú ớ
Đau lòng cha mẹ nhìn con bị u não chết dần từng ngày
Thiếu 100 triệu mổ tim: Mẹ ơi, con không muốn chết!
Thầy giáo 80 tuổi và 4 người con tâm thần mơ một bữa no
Thiếu 100 triệu, con chịu câm điếc suốt đời
Xót xa bé 1 tuổi mắc bệnh tim thông liên thất, liên nhĩ
Xót xa cậu bé lớp 9 bỏ học nuôi mẹ liệt giường
15 tháng tuổi phẫu thuật 3 lần
Gần 30 năm ròng nuôi đàn con ú ớ
Đau lòng cha mẹ nhìn con bị u não chết dần từng ngày
Thiếu 100 triệu mổ tim: Mẹ ơi, con không muốn chết!
“Hết tiền để chữa bệnh rồi anh ơi...”
Đó là câu nói đầu tiên của chị Hường khi chúng tôi vào nhà anh Đỗ Phú Kim. Còn gì nữa đâu khi cả gia đình đều dồn góp lại, chung sức để chị Hường làm các công đoạn xạ trị và chữa bệnh ở bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng từ ngày 8/7/2010 đến ngày 28/4/2011. Cả mảnh vườn nhà, mẹ già Nguyễn Thị Én cũng bán rẻ đi một nửa cho người ta để lấy tiền chữa căn bạo bệnh cho đứa con gái bất hạnh. Hơn 100 triệu cuốn theo những ngày điều trị của chị Hường. Nhưng rồi, sau khi đợt điều trị cuối 1 tháng, ra lại bệnh viện kiểm tra, bác sỹ bảo bệnh tình vẫn trở lại như cũ. Cả gia đình đành đưa chị Hường về quê nhà Đại Lộc để chạy chữa bằng thuốc Nam trong những hy vọng mong manh.
Trong dòng nước mắt chảy dài, trong nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần, chị Đỗ Thị Hường gượng ngồi dậy khi chúng tôi vào nhà, gượng nói những câu nói yếu ớt và đứt quãng. Câu chuyện chưa được bao lâu thì chị Hường ngất đi. Vậy là phải dìu chị từ từ nằm xuống giường. Câu chuyện chị kể giữa chừng được anh Đỗ Phú Kim và người mẹ của chị (bà Nguyễn Thị Én) tiếp tục kể trong nỗi xót xa vẫn còn hiện hình trong từng lời nói.
Chị Hường đang nằm chờ chết với căn bệnh quái ác! |
Bi kịch lại chồng chất khi cách đây 2 năm, tại Đăk Lăk, chị Hường phát hiện mình có những biểu hiện bất thường ở vú. Tiền làm thì chỉ đủ ăn hai mẹ con mà thôi, đâu có thuốc thang được gì. Vậy là bệnh càng ngày càng nặng. Nhưng chị vẫn nén đau, cầm cự, làm việc để nuôi đứa con gái bé bỏng của mình. Đến lúc không thể nào chịu đựng được nữa, chị mới liên lạc về quê nhà. Và cách đây hơn 1 năm, chị về nhà bằng xe cứu thương...
“Mẹ ơi...Đừng bỏ con đi!”
Cô bé Nguyễn Đỗ Yến Trinh con gái chị Hường dường như già dặn hơn so với cái tuổi 11. Biết nhà mình lâm vào cảnh khó khăn, cô bé chăm lo học tập và luôn đạt thành tích là học sinh giỏi trong các năm học vừa qua. Lúc chúng tôi vào nhà cũng là lúc bé Trinh vừa đi học về. Loay hoay với bài vở buổi chiều (lớp 5 ở Đại Đồng học sinh phải học cả ngày) nhưng cô bé vẫn tranh thủ đút cháo cho mẹ. Đến hôm nay, chị Hường chỉ uống thuốc Nam và ăn mỗi bữa được vài muỗng cháo mà thôi. Đôi tay gầy gầy của bé Trinh cầm muỗng cháo đút cho mẹ đang nằm liệt giường làm chúng tôi không dám nhìn. Chị Hường bỗng ọe một tiếng, muỗng cháo bắn tung tóe ra giường. Rồi Chị khóc: “Trời ơi! Tui có ăn được chi đâu! Răng không cho tui chết đi cho rồi!”.
Bé Trinh đang đút cháo cho mẹ |
Anh Đỗ Phú Kim đôi mắt mù lòa, đứng lặng im, đôi tay bấu chặt vào cây trụ xi măng. Chắc anh cũng muốn khóc lắm, nhưng đôi mắt tật nguyền của anh làm sao cho những dòng lệ trào ra được. Người mẹ già của chị Hường ngồi bên cạnh chị và bé Trinh nãy giờ chỉ biết đưa hai tay vuốt vuốt ngực chị. Bà cũng lặng im...Dường như, nước mắt bà khóc cho thân phận éo le của con gái mình qua bao năm nay giờ cũng đã cạn khô.
Ra về mà không dám hứa với chị Hường điều gì dù rất muốn giúp chị một chút gì đó để vơi bớt nỗi đau này. Lúc tôi chào chị về, chị nắm chặt tay tôi, cố nói trong nước mắt: “Tui thì chừ nằm chờ chết chứ biết làm răng nữa. Chỉ mong có ai đó giúp đỡ cho con gái tui được ăn học, được thành người. Anh trai tui chừ vừa phải lo cho mẹ già, vừa phải lo cho vợ cho con nữa. Chỉ lo là tui chết, ai nuôi con gái tui đây...”
Hoàn cảnh của gia đình chi Đỗ Thị Hường rất đáng thương tâm, cần sự chia
sẻ, động viên, giúp đỡ cả về tinh thần lẫn vật chất. Mọi sự giúp đỡ xin
gửi về: 1. Gửi trực tiếp chị Đỗ Thị Hường, đội 3, thôn Lâm Tây, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam; Điện thoại: 0984117585 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ gia đình chị Đỗ Thị Hường) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER -The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |
Nguyễn Thành Giang