- Hết mẹ, rồi đến con và bây giờ là người chồng - trụ cột chính trong gia đình lần lượt gặp nạn đã khiến cái gia đình nhỏ ấy chìm đắm trong đói nghèo suốt mấy năm nay…
TIN BÀI KHÁC:
Hỏi đường về làng Châu Khê, xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, khi nhắc đến gia đình bà Nguyễn Thị Lý tất cả người dân nơi đây đều gạt nước mắt bảo gia đình bà Lý là một trong những gia đình gặp nhiều hoạn nạn nhất nơi vùng đất khó nghèo này.
Trong ngôi nhà nhỏ nằm sát chợ xép ở làng Châu Khê, chỉ trong vòng hơn 3 năm, những đớn đau bệnh tật lần lượt đổ ập xuống gia đình nhỏ này.
Bà Nguyễn Thị Năm, ở làng Châu Khê bảo rằng: “Bà con tui ở đây ai cũng nghèo, cũng khó. Nhưng khổ như gia đình bà Lý thì chắc chắc trên thế gian này chỉ có một chú à…”
Đúng như những gì bà Năm và những người dân nơi vùng đất cát khó nghèo này kể, tôi ghé vào căn nhà nhỏ của bà Lý. Nơi mà người dân làng Châu Khê bảo là chốn khổ đau của 3 phận đời chìm trong bệnh tật suốt hơn 3 năm nay.
Là một người phụ nữ lam lũ, chịu thương, chịu khó, ngoài mấy sào ruộng khoán ít ỏi nơi vùng đất cát khô cằn này, bà Lý đã chạy buôn, chạy bán nơi chợ xép của làng để kiếm thêm cái ăn.
Nhưng đến đầu năm 2009, tai nạn bắt đầu đổ ập xuống gia đình bà. Bắt đầu từ một cơn đau nơi gan bàn chân, khiến bà đi lại khó khăn, không còn chạy chợ được. Gom góp chút tiền tiết kiệm được, bà ra Đà Nẵng khám bệnh, mới hay bà bị mắc căn bệnh u gan bàn chân.
Trong cảnh khốn khó không tiền chữa bệnh kịp thời, khối u gan bàn chân bùng phát và bắt đầu nhiễm trùng nặng, khiến bà phải nằm một chỗ ở nhà.
Thấy mẹ bị đau không tiền chữa bệnh, đứa con trai duy nhất của bà Lý là Nguyễn Hồng Trung, đang học lớp 12 đành phải nghỉ học giữa chừng để đi làm kiếm tiền lo chữa bệnh cho mẹ.
Bắt đầu từ đó, chàng trai mới bước sang 18 tuổi phải làm đủ thứ nghề, từ phụ hồ, làm thuê…Tất cả những công việc nặng nhọc khác của một lao động phổ thông Trung đều nhận làm, chỉ mong có được tiền lo thuốc thang cho mẹ.
Nhưng làm được ít tháng thì Trung thấy trong người mệt mỏi rã rời. Có hôm, đang phụ hồ Trung ngất xỉu nên những người làm cùng phải đưa Trung vào cấp cứu tại bệnh viện.
Qua nhiều lần khám và chẩn đoán, các bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng kết luận Trung bị suy thận nặng. Để cứu được mạng sống, Trung buộc phải chạy thận nhân tạo suốt quãng đời còn lại.
Bắt đầu từ giữa năm 2000, mỗi tuần Trung phải vào bệnh viện để chạy thận 2 lần. Sức khỏe giảm sút Trung không thể làm được việc gì.
Để cứu vợ con, chồng bà Lý quyết định bán mấy sào ruộng khoán để lo chạy thận cho Trung. Còn vết thương do u gan bàn chân của bà Lý cứ thế ngày càng bùng phát nặng và bắt đầu hoại tử. Nhưng không có tiền để chữa trị.
Còn lại mỗi một mình ông Lê Phiến phải chạy vạy đủ đường để lo cho hai mẹ con. Bán hết ruộng vườn, chỉ chừa lại căn nhà tạm làm nơi tá túc qua ngày, ông Phiến bắt đầu hành trình đi làm thuê kiếm tiền để nuôi hai mẹ con.
Nhưng trời lại không thương cho hoàn cảnh khốn khó. Mới đây, trên đường đi làm về, ông Phiến lại bị tai nạn buộc ông phải nhập viện.
Đã tiêu hết số tiền bán ruộng, bán vườn chạy chữa cho con, vợ chồng bà Lý đành phải vay mượn để lo cho ông Phiến và lo chạy thận mỗi tuần cho Trung. Còn bà Lý cứ để mặc cho căn bệnh u gan bàn chân bùng phát hoành hành.
Trong nước mắt, bà Lý bảo rằng: Tui với ổng gần đất xa trời sống được ngày mô hay ngày nấy. Chỉ thương cho thằng Trung còn quá nhỏ, lại mắc căn bệnh quái ác, không biết làm răng có được tiền để chạy chữa cho nó sống.
Mới đây, khi nhận được tin trên truyền hình rằng Thành phố Đà Nẵng quyết định miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Cả hai vợ chồng bà Lý ngồi cười trong nước mắt hy vọng gia đình mình sẽ đỡ được một phần gánh nặng lo cho đứa con trai.
Chủ tịch UBND xã Bình Sa, Võ Tiến Dũng kể rằng: ở cái vùng đất cát này ai cũng khó nghèo. Nhưng hoàn cảnh của gia đình bà Lý là vô cùng khó khăn vì bệnh tật, tai nạn liên tiếp. Địa phương đã làm hết sức mình để hỗ trợ cho gia đình bà Lý. Nhưng địa phương còn nhiều khó khăn, trong khi đó chi phí điều trị cho mẹ con bà Lý vô cùng lớn địa phương không có nguồn để hỗ trợ.
Ông Dũng mong muốn các tổ chức, các nhà từ tâm hãy dang rộng vòng tay giúp đỡ gia đình bà Lý vượt qua nỗi đau của bệnh tật.
Vũ Trung
TIN BÀI KHÁC:
Thương cậu trò nghèo trong ngôi nhà...3 người tâm thần
Chuyện buồn của cô gái trẻ biến thành bà già
Gia cảnh khốn khó của người đàn ông nuôi 2 em liệt giường
Ước mơ ư? Giá mà em, chị Thảo và mẹ không bao giờ bị đói!
Mẹ rửa chén thuê nuôi con 7 năm nằm viện
Mỗi lần cháu khóc máu chảy tràn qua lỗ mũi...
Người hiếu thảo như nó ở đây hiếm lắm…
Mẹ liệt nửa người nhịn đói nuôi con học
Mẹ ơi đừng chết bỏ con ...!
Tôi chỉ ước có tiền gắn chân giả để phụ chồng nuôi hai con
Chuyện buồn của cô gái trẻ biến thành bà già
Gia cảnh khốn khó của người đàn ông nuôi 2 em liệt giường
Ước mơ ư? Giá mà em, chị Thảo và mẹ không bao giờ bị đói!
Mẹ rửa chén thuê nuôi con 7 năm nằm viện
Mỗi lần cháu khóc máu chảy tràn qua lỗ mũi...
Người hiếu thảo như nó ở đây hiếm lắm…
Mẹ liệt nửa người nhịn đói nuôi con học
Mẹ ơi đừng chết bỏ con ...!
Tôi chỉ ước có tiền gắn chân giả để phụ chồng nuôi hai con
Hỏi đường về làng Châu Khê, xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, khi nhắc đến gia đình bà Nguyễn Thị Lý tất cả người dân nơi đây đều gạt nước mắt bảo gia đình bà Lý là một trong những gia đình gặp nhiều hoạn nạn nhất nơi vùng đất khó nghèo này.
Trong ngôi nhà nhỏ nằm sát chợ xép ở làng Châu Khê, chỉ trong vòng hơn 3 năm, những đớn đau bệnh tật lần lượt đổ ập xuống gia đình nhỏ này.
Bà Nguyễn Thị Năm, ở làng Châu Khê bảo rằng: “Bà con tui ở đây ai cũng nghèo, cũng khó. Nhưng khổ như gia đình bà Lý thì chắc chắc trên thế gian này chỉ có một chú à…”
Đúng như những gì bà Năm và những người dân nơi vùng đất cát khó nghèo này kể, tôi ghé vào căn nhà nhỏ của bà Lý. Nơi mà người dân làng Châu Khê bảo là chốn khổ đau của 3 phận đời chìm trong bệnh tật suốt hơn 3 năm nay.
Hai mẹ con chị Lý đang chống chọi trong nỗi đau bệnh tật bất ngờ ập đến |
Nhưng đến đầu năm 2009, tai nạn bắt đầu đổ ập xuống gia đình bà. Bắt đầu từ một cơn đau nơi gan bàn chân, khiến bà đi lại khó khăn, không còn chạy chợ được. Gom góp chút tiền tiết kiệm được, bà ra Đà Nẵng khám bệnh, mới hay bà bị mắc căn bệnh u gan bàn chân.
Trong cảnh khốn khó không tiền chữa bệnh kịp thời, khối u gan bàn chân bùng phát và bắt đầu nhiễm trùng nặng, khiến bà phải nằm một chỗ ở nhà.
Thấy mẹ bị đau không tiền chữa bệnh, đứa con trai duy nhất của bà Lý là Nguyễn Hồng Trung, đang học lớp 12 đành phải nghỉ học giữa chừng để đi làm kiếm tiền lo chữa bệnh cho mẹ.
Bắt đầu từ đó, chàng trai mới bước sang 18 tuổi phải làm đủ thứ nghề, từ phụ hồ, làm thuê…Tất cả những công việc nặng nhọc khác của một lao động phổ thông Trung đều nhận làm, chỉ mong có được tiền lo thuốc thang cho mẹ.
Nhưng làm được ít tháng thì Trung thấy trong người mệt mỏi rã rời. Có hôm, đang phụ hồ Trung ngất xỉu nên những người làm cùng phải đưa Trung vào cấp cứu tại bệnh viện.
Qua nhiều lần khám và chẩn đoán, các bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng kết luận Trung bị suy thận nặng. Để cứu được mạng sống, Trung buộc phải chạy thận nhân tạo suốt quãng đời còn lại.
Bắt đầu từ giữa năm 2000, mỗi tuần Trung phải vào bệnh viện để chạy thận 2 lần. Sức khỏe giảm sút Trung không thể làm được việc gì.
Để cứu vợ con, chồng bà Lý quyết định bán mấy sào ruộng khoán để lo chạy thận cho Trung. Còn vết thương do u gan bàn chân của bà Lý cứ thế ngày càng bùng phát nặng và bắt đầu hoại tử. Nhưng không có tiền để chữa trị.
Còn lại mỗi một mình ông Lê Phiến phải chạy vạy đủ đường để lo cho hai mẹ con. Bán hết ruộng vườn, chỉ chừa lại căn nhà tạm làm nơi tá túc qua ngày, ông Phiến bắt đầu hành trình đi làm thuê kiếm tiền để nuôi hai mẹ con.
Nhưng trời lại không thương cho hoàn cảnh khốn khó. Mới đây, trên đường đi làm về, ông Phiến lại bị tai nạn buộc ông phải nhập viện.
Đã tiêu hết số tiền bán ruộng, bán vườn chạy chữa cho con, vợ chồng bà Lý đành phải vay mượn để lo cho ông Phiến và lo chạy thận mỗi tuần cho Trung. Còn bà Lý cứ để mặc cho căn bệnh u gan bàn chân bùng phát hoành hành.
Trong nước mắt, bà Lý bảo rằng: Tui với ổng gần đất xa trời sống được ngày mô hay ngày nấy. Chỉ thương cho thằng Trung còn quá nhỏ, lại mắc căn bệnh quái ác, không biết làm răng có được tiền để chạy chữa cho nó sống.
Mới đây, khi nhận được tin trên truyền hình rằng Thành phố Đà Nẵng quyết định miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Cả hai vợ chồng bà Lý ngồi cười trong nước mắt hy vọng gia đình mình sẽ đỡ được một phần gánh nặng lo cho đứa con trai.
Chủ tịch UBND xã Bình Sa, Võ Tiến Dũng kể rằng: ở cái vùng đất cát này ai cũng khó nghèo. Nhưng hoàn cảnh của gia đình bà Lý là vô cùng khó khăn vì bệnh tật, tai nạn liên tiếp. Địa phương đã làm hết sức mình để hỗ trợ cho gia đình bà Lý. Nhưng địa phương còn nhiều khó khăn, trong khi đó chi phí điều trị cho mẹ con bà Lý vô cùng lớn địa phương không có nguồn để hỗ trợ.
Ông Dũng mong muốn các tổ chức, các nhà từ tâm hãy dang rộng vòng tay giúp đỡ gia đình bà Lý vượt qua nỗi đau của bệnh tật.
Vũ Trung
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp cho chị Nguyễn Thị Lý, thôn Châu Khê, xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. 2. Hoặc Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ chị Nguyễn Thị Lý) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |