- Bên cạnh việc là nguyên nhân chính gây ra ùn tắc và tai nạn giao thông, 160 chợ cóc nằm rải rác khắp Hà Nội còn là nơi tiêu thụ chủ yếu của các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc…
TIN BÀI KHÁC:
Tìm đỏ mắt mới thấy vài dấu kiểm dịch…ế
Trong một cuộc họp giao ban TP. Hà Nội mới đây, thiếu tướng Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết trên địa bàn Hà Nội hiện có 160 chợ cóc hoạt động trên các tuyến đường, trong các khu dân cư.
Theo khảo sát của phóng viên VietNamNet, bên cạnh những chợ cóc đã tồn tại từ nhiều năm nay như trên phố Kim Hoa, trong khu tập thể Thành Công, trong khu tập thể Kim Giang, cũng có nhiều chợ cóc mới được hình thành như chợ cóc đầu đường Trần Quang Diệu, chợ cóc ven hồ Đống Đa, chợ cóc trên phố Đông Tác..v..v...
Điểm chung tại các chợ cóc này là chủ hàng luôn tận dụng tối đa mọi không gian “chiếm được” trên vỉa hè, lòng đường, trên tường, hàng rào của khu dân cư để bày bán các loại thực phẩm được mang đến từ các vùng lân cận, cá biệt có người còn mang gà vịt, thịt lợn – thịt bò từ tận Bắc Giang, Bắc Ninh vào Hà Nội để bán. Vì thế, điều dễ nhận thấy là đến 99% các loại thực phẩm này đều không có nguồn gốc rõ ràng, thịt gia súc gia cầm được bày bán trong tình trạng không hề có dấu kiểm dịch.
Trong suốt hơn 2 ngày lang thang qua nhiều chợ cóc tại Hà Nội, mãi đến chiều 16/4/2012 phóng viên VietNamNet mới phát hiện ra duy nhất một hàng bán vịt – ngan đã giết mổ tại chợ cóc trong khu tập thể Thành Công có dấu kiểm dịch. Hỏi ra mới biết, số ngan – vịt đã giết mổ và có dấu kiểm dịch này là…hàng ế từ sáng mà chị bán hàng lấy ra bán giúp cho cô em họ cũng đang buôn bán thịt gia cầm ngay trong chợ Thành Công.
Thực tế đó cho thấy, bất chấp những nỗ lực truy lùng gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc của cơ quan chức năng ở các cửa ngõ thành phố, mỗi ngày vẫn có hàng chục tấn thịt gia súc gia cầm “bẩn”, không hề được kiểm dịch vẫn ung dung xâm nhập nội Thành Hà Nội và phân phối đến tay người tiêu dùng. Trong số đó, không biết có bao nhiêu phần trăm thịt gia súc, gia cầm thiu thối, nhiễm độc được nhập lậu từ Trung Quốc?!
Thực phẩm “3 không”!
Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không dấu kiểm dịch, không nguồn gốc xuất xứ - Đó là đặc điểm của các loại thực phẩm được bày bán lan tràn tại các chợ cóc nằm rải rác khắp nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là các loại thực phẩm “3 không” này không chỉ xuất hiện tại các chợ cóc mà còn xuất hiện ngày càng nhiều tại các chợ “chính quy”.
Vào các năm trước, khi mà đại dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh bùng phát, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã kiên quyết vào cuộc để ngăn chặn dịch. Thời điểm đó, các loại thịt gia súc – gia cầm trước khi tới tay các bà nội trợ đều được kiểm định kỹ càng, được đóng “dấu xanh – dấu tím” của cơ quan thú ý cẩn thận khiến cho người Hà Nội cảm thấy rất yên tâm. Thế nhưng đến nay, khi dịch bệnh qua đi hoặc chưa bùng phát, công tác kiểm dịch lại đang bị buông lỏng theo một chiều hướng đáng lo ngại.
Bằng chứng là chỉ cần bước vào bất cứ chợ cóc, chợ chính quy nào tại Hà Nội, người ta dễ dàng bắt gặp từng tảng thịt lợn, thịt bò hay thịt gia cầm đã qua giết mổ nằm chình ình trên quầy hàng mà không hề có dấu hiệu được kiểm dịch. Trong số đó, nếu tinh ý thì người mua có thể dễ dàng phát hiện ra không ít những miếng thịt đã biến chất, đổi màu do để lâu ngày.
Khi được hỏi, chị Tâm, một người bán hàng ở chợ Định Công cho biết: “Bao lâu nay tôi bán hàng có thấy khách nào kêu ca, đòi hỏi han gì về chuyện kiểm dịch đâu”. Trong khi đó, anh Tùng – người đang phụ vợ làm gà cho khách tại chợ cóc trong khu tập thể Thành Công lại khẳng định: “Nếu có bệnh tật gì thì người bán hàng chúng tôi sẽ…chịu trước, đâu đến lượt khách ăn?!”. Nhìn cái cách anh Tùng làm gà ngay dưới nền đất bẩn, rửa gà bằng 2 thùng xốp chứa nước nhầy nhụa mà phóng viên VietNamNet không khỏi cảm thấy ái ngại.
Các loại thịt sống đã vậy, các loại thực phẩm đã qua chế biến như cá thu, cá kho, tôm rang, chân giò muối, thịt chó, lòng lợn luộc..v..v..cũng bẩn không kém bởi chẳng biết chúng được phơi nắng, hứng bụi từ bao giờ. Chính những loại thực phẩm đã qua chế biến này mới tiền ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh bởi chẳng ai biết chúng được sơ chế, chế biến, bảo quản có hợp vệ sinh hay không? Sau khi mua về, người nội trợ dù có cẩn thận thì cũng chỉ chần sơ hoặc đảo lại trên chảo vài phút trong khi thời gian đó không đủ để các loại vi trùng, vi khuẩn bị tiêu diệt.
Theo cơ quan y tế, thức ăn đường phố thường không đảm bảo vệ sinh nên dễ gây ra các bệnh nhiễm trùng dạ dày ruột cấp do ăn, uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm bẩn mầm bệnh Campylobacter, Samonella, E.Coli 0157. H7, Calcivirus, phẩy khuẩn tả hoặc bị nhiễm độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng, Clostridium botulinum. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm độc thức ăn cũng cao, nhất là nhiễm các độc tố có sẵn trong thực phẩm hoặc nhiễm các hóa chất độc hại từ bên ngoài thâm nhập vào thực phẩm qua quá trình nuôi trồng, chế biến.
M.Thành
TIN BÀI KHÁC:
Ăn quán, người Hà Nội buộc phải…ăn bẩn
Kết hôn không thể vội vàng…
“Quýt” làm, “Cam” chịu?
Vợ lẽ không được quyền thừa kế?
Nhà nghỉ bi hài ký…
Ly hôn xong, muốn thay đổi họ cho con theo mẹ?
Gã trai quê thành đại gia nhờ…nhà nghỉ
“Cứu” một bên và “gỡ” một bên?
Ai có trách nhiệm nuôi bà ngoại?
“Cò mồi” bao vây làng gốm Bát Tràng
Kết hôn không thể vội vàng…
“Quýt” làm, “Cam” chịu?
Vợ lẽ không được quyền thừa kế?
Nhà nghỉ bi hài ký…
Ly hôn xong, muốn thay đổi họ cho con theo mẹ?
Gã trai quê thành đại gia nhờ…nhà nghỉ
“Cứu” một bên và “gỡ” một bên?
Ai có trách nhiệm nuôi bà ngoại?
“Cò mồi” bao vây làng gốm Bát Tràng
Tìm đỏ mắt mới thấy vài dấu kiểm dịch…ế
Trong một cuộc họp giao ban TP. Hà Nội mới đây, thiếu tướng Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết trên địa bàn Hà Nội hiện có 160 chợ cóc hoạt động trên các tuyến đường, trong các khu dân cư.
Theo khảo sát của phóng viên VietNamNet, bên cạnh những chợ cóc đã tồn tại từ nhiều năm nay như trên phố Kim Hoa, trong khu tập thể Thành Công, trong khu tập thể Kim Giang, cũng có nhiều chợ cóc mới được hình thành như chợ cóc đầu đường Trần Quang Diệu, chợ cóc ven hồ Đống Đa, chợ cóc trên phố Đông Tác..v..v...
Điểm chung tại các chợ cóc này là chủ hàng luôn tận dụng tối đa mọi không gian “chiếm được” trên vỉa hè, lòng đường, trên tường, hàng rào của khu dân cư để bày bán các loại thực phẩm được mang đến từ các vùng lân cận, cá biệt có người còn mang gà vịt, thịt lợn – thịt bò từ tận Bắc Giang, Bắc Ninh vào Hà Nội để bán. Vì thế, điều dễ nhận thấy là đến 99% các loại thực phẩm này đều không có nguồn gốc rõ ràng, thịt gia súc gia cầm được bày bán trong tình trạng không hề có dấu kiểm dịch.
Tìm đỏ mắt mới thấy vài dấu kiểm dịch ở chợ cóc trong khu tập thể Thành Công |
Trong khi đó, gà vịt đã qua giết mổ ở hàng bên cạnh chẳng có dấu hiệu của việc đã qua kiểm dịch |
Thực phẩm “3 không”!
Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không dấu kiểm dịch, không nguồn gốc xuất xứ - Đó là đặc điểm của các loại thực phẩm được bày bán lan tràn tại các chợ cóc nằm rải rác khắp nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là các loại thực phẩm “3 không” này không chỉ xuất hiện tại các chợ cóc mà còn xuất hiện ngày càng nhiều tại các chợ “chính quy”.
Vào các năm trước, khi mà đại dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh bùng phát, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã kiên quyết vào cuộc để ngăn chặn dịch. Thời điểm đó, các loại thịt gia súc – gia cầm trước khi tới tay các bà nội trợ đều được kiểm định kỹ càng, được đóng “dấu xanh – dấu tím” của cơ quan thú ý cẩn thận khiến cho người Hà Nội cảm thấy rất yên tâm. Thế nhưng đến nay, khi dịch bệnh qua đi hoặc chưa bùng phát, công tác kiểm dịch lại đang bị buông lỏng theo một chiều hướng đáng lo ngại.
Thực phẩm tươi sống bày bán ngay trên rãnh cống |
Khi được hỏi, chị Tâm, một người bán hàng ở chợ Định Công cho biết: “Bao lâu nay tôi bán hàng có thấy khách nào kêu ca, đòi hỏi han gì về chuyện kiểm dịch đâu”. Trong khi đó, anh Tùng – người đang phụ vợ làm gà cho khách tại chợ cóc trong khu tập thể Thành Công lại khẳng định: “Nếu có bệnh tật gì thì người bán hàng chúng tôi sẽ…chịu trước, đâu đến lượt khách ăn?!”. Nhìn cái cách anh Tùng làm gà ngay dưới nền đất bẩn, rửa gà bằng 2 thùng xốp chứa nước nhầy nhụa mà phóng viên VietNamNet không khỏi cảm thấy ái ngại.
|
Thực phẩm đã qua chế biến hóng gió và bụi đường |
Theo cơ quan y tế, thức ăn đường phố thường không đảm bảo vệ sinh nên dễ gây ra các bệnh nhiễm trùng dạ dày ruột cấp do ăn, uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm bẩn mầm bệnh Campylobacter, Samonella, E.Coli 0157. H7, Calcivirus, phẩy khuẩn tả hoặc bị nhiễm độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng, Clostridium botulinum. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm độc thức ăn cũng cao, nhất là nhiễm các độc tố có sẵn trong thực phẩm hoặc nhiễm các hóa chất độc hại từ bên ngoài thâm nhập vào thực phẩm qua quá trình nuôi trồng, chế biến.
M.Thành