- Không người thân, không bạn bè, không một xu dính túi, Điều Tư đang phải lo cho hai người bệnh một con trai 7 ngày tuổi đang nằm dưỡng nhi, một người vợ đang kiệt sức trong phòng cấp cứu…
TIN BÀI KHÁC:
Bệnh cực nặng, tiền… cực nhẹ
Thị Bích (17 tuổi dân tộc Stiêng, thôn Sơn Lan, ấp 3, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, Bình Phước) vợ của Điều Tư đang bị bệnh nhiễm trùng huyết, tắc mạch máu phổi do vi khuẩn tụ cầu vàng cực độc xâm nhập. Hiện Thị Bích đang được điều trị tại phòng cấp cứu Khoa Tim mạch, Bệnh Viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Nếu không được điều trị tích cực kịp thời rất nguy hiểm đến tính mạng.
Cách đây 1 tháng, khi đi làm về Bích kêu đau chân nhưng cũng chỉ nghĩ chắc do đi lại nhiều nên cũng không đi khám và uống thuốc vì đang mang bầu. Rồi đến lúc đau quá không thể đi lại được gia đình mới đưa Bích đến trạm xá để khám, không tìm ra nguyên nhân nên bác sĩ đã chuyển Bích lên tuyến trên.
Càng ngày Bích càng có dấu hiệu tăng nặng trong khi đang mang bầu 27 tuần nên đã được chuyển thẳng về Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM để theo dõi. Lúc này sức khỏe của Bích đã kiệt, bác sĩ đã kịp thời mổ lấy thai để cứu mẹ và em bé. Sau khi mổ em bé được chuyển qua dưỡng nhi còn mẹ thì được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.
Hiện bệnh của Bích đang rất nguy kịch, bị nhiễm trùng huyết, tắc mạch máu phổi do một loại vi khuẩn tụ cầu vàng cực độc xâm nhập cơ thể. Số tiền điều trị rất lớn mỗi ngày lên tới trên 2 triệu đồng và thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài.
Theo bác sĩ Lê Thị Thu Thủy, Phó Khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết: “Bệnh của Thị Bích này rất nguy kịch nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, tắc mạch máu phổi do loại vi khuẩn tụ cầu vàng cực độc, thâm nhập nên việc điều trị sẽ kéo dài. Số tiền điều trị cũng tương đối lớn khoảng 2 triệu đồng/ngày. Hoàn cảnh gia đình bệnh nhân này rất khó khăn, gần như là hai bàn tay trắng tới đây”.
Nghèo từ trong… trứng
Thị Bích và Điều Tư đều là người dân tộc Stiêng, sinh ra và lớn lên cùng ở một bản nghèo, quanh năm thiếu đói nên việc học hành cũng không được tính tới. Cả hai đều không được cắp sách tới trường, không biết chữ, nên cũng hạn chế nhận thức về pháp luật. Đến tuổi cập kê Thị Bích và Điều Tư ưng nhau nhưng vì nghèo quá nên hai gia đình cũng không có tiền để tổ chức một đám cưới cho con.
Để báo với dân làng, gia đình Điều Tư cũng chỉ có đúng một con heo 30kg mang sang nhà gái để làm lễ xin dâu. Cưới nhau về hai vợ chồng cũng chỉ có đôi bàn tay trắng, cả gia đình nhà Điều Tư có 5 nhân khẩu nhưng cũng chỉ trông vào một sào đất trồng mì. Sào mì đó trồng một năm nhưng đến khi thu hoạch cũng chỉ được mấy trăm ngàn. Cuộc sống hằng ngày trông chờ vào những đồng tiền công làm cỏ thuê trong rẫy. Mỗi một buổi đi làm thuê được trả công 40-60 ngàn đồng. Nếu đi làm đều thì còn có miếng cơm ăn nếu như không làm đều thì chuyện đứt bữa là không thể tránh khỏi.
Cưới nhau về từ đâu thì Thị Bích có bầu từ đó, ý thức được việc sinh con sẽ tốn kém Điều Tư và Thị Bích cũng cố gắng ăn uống kham khổ tiết kiệm mỗi ngày 20-30 ngàn để dành tiền sinh con. Mới để dành được 3 triệu đồng, đây cũng là tài sản lớn nhất của họ có được từ trước tới nay thì vợ lại bị bệnh. Vợ chồng nhẩm tính tới khi sinh cũng có được chút tiền lo cho em bé. Cái ngày hạnh phúc nhất đời mà cả hai vợ chồng mong chờ chưa tới thì tai họa đã ập xuống gia đình nghèo nàn ấy. Mới mang bầu được 7 tháng thì Thị Bích mắc bệnh và phải nhập viện điều trị.
Căn bệnh hiểm nghèo của Bích phải tiêu tốn số tiền quá lớn so với những gì vợ chồng chắt chiu từ bấy lâu nay.
“Từ ngày mang heo sang báo cáo nhà gái rồi về ở với nhau tới nay, hai vợ chồng em để dành mỗi ngày 20-30 ngàn cho việc sinh em bé. Cứ mấy ngày lại bỏ ra đếm và nhẩm tính tới ngày sinh cũng được một món. Mới dành được 3 triệu thì vợ bị bệnh phải đưa đi viện chuyển hết viện này tới viện khác tiền đã tiêu hết rồi. Giờ cũng không thể kiếm ở đâu ra, trong nhà thì không có một thứ gì đáng giá có thể bán được. Đây là số tiền lớn nhất từ trước tới giờ em có được. Lúc chưa có vợ thì mỗi ngày đi làm về đều đưa bố mẹ mua gạo ăn cả nhà”, Điều tư thật thà chia sẻ.
“Chó cắn áo rách”
Không có tiền nên Điều Tư đều “phó mặc” cho bệnh viện từ việc điều trị thuốc men, cháo, sữa cho vợ đều do bệnh viện cung cấp, những bữa cơm từ thiện là cứu cánh cho Điều Tư. Từ khi Thị Bích được chuyển từ Bệnh viện Từ Dũ qua Bệnh viện Chợ Rẫy thì cũng kể như trong người Điều tư không còn một đồng dính túi. Đứa con thiếu tháng đang nằm trong dưỡng nhi 1 tuần Điều Tư cũng mới chỉ qua thăm được một lần vì không biết cách nào để đến thăm con vì không có tiền. Một mình không người thân thích, không bạn bè, không quen biết nên Điều Tư cũng không biết xoay xở ra sao.
Vì thức đêm chăm vợ nên những lúc mệt quá thiếp đi, có chiếc điện thoại cũ để liên lạc cũng bị kẻ trộm móc mất.
Vì thương tình thấy hoàn cảnh tội nghiệp nên người nhà bệnh nhân bên cạnh cho mấy chục Điều Tư mới có cơ hội thăm con.
Chị Nga người nuôi bệnh cùng phòng cho biết: “Thấy hoàn cảnh ảnh tội nghiệp quá, vợ bệnh mà không có người thân, không có một đồng dính túi. Tôi cũng chẳng có tiền nhiều cho ảnh mấy chục tiền xe qua thăm con cho đỡ tủi. Thiệt khổ hết chỗ nói đúng là “chó cắn áo rách” có cái điện thoại cục gạch, đêm nằm ngủ trộm cũng móc mất”.
Chia tay Điều Tư, một chút quà nhỏ gửi anh, điều tôi nhận thấy nét mặt anh rạng rỡ hẳn ra. Anh nói mà như khóc: “Tối nay em qua thăm con, tội nghiệp nó quá!”. Tôi hy vọng một chút tình thương, sự chia sẻ của mỗi người có thể cứu được nhiều những con người bất hạnh.
Đức Toàn
TIN BÀI KHÁC:
Chết thay thì mẹ có thể chứ tiền thì… mẹ không có
Thương cảm bé gái người Mông chống chọi với viêm màng não
Người vợ còm nhom gánh 3 người bệnh trong nhà
Mẹ của hai học sinh giỏi hiếu thảo đã qua đời
Thiên thần câm điếc
Con bệnh nặng và ước mơ có một “con bò”
Tôi không có nổi một đồng để mua thuốc cho chồng!
Con suy thận giai đoạn cuối gia đình khốn đốn
Ước mơ vay được 60 triệu đồng mổ tim cho con
Nhặt phế liệu nuôi 4 người lâm trọng bệnh
Thương cảm bé gái người Mông chống chọi với viêm màng não
Người vợ còm nhom gánh 3 người bệnh trong nhà
Mẹ của hai học sinh giỏi hiếu thảo đã qua đời
Thiên thần câm điếc
Con bệnh nặng và ước mơ có một “con bò”
Tôi không có nổi một đồng để mua thuốc cho chồng!
Con suy thận giai đoạn cuối gia đình khốn đốn
Ước mơ vay được 60 triệu đồng mổ tim cho con
Nhặt phế liệu nuôi 4 người lâm trọng bệnh
Bệnh cực nặng, tiền… cực nhẹ
Thị Bích (17 tuổi dân tộc Stiêng, thôn Sơn Lan, ấp 3, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, Bình Phước) vợ của Điều Tư đang bị bệnh nhiễm trùng huyết, tắc mạch máu phổi do vi khuẩn tụ cầu vàng cực độc xâm nhập. Hiện Thị Bích đang được điều trị tại phòng cấp cứu Khoa Tim mạch, Bệnh Viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Nếu không được điều trị tích cực kịp thời rất nguy hiểm đến tính mạng.
Cách đây 1 tháng, khi đi làm về Bích kêu đau chân nhưng cũng chỉ nghĩ chắc do đi lại nhiều nên cũng không đi khám và uống thuốc vì đang mang bầu. Rồi đến lúc đau quá không thể đi lại được gia đình mới đưa Bích đến trạm xá để khám, không tìm ra nguyên nhân nên bác sĩ đã chuyển Bích lên tuyến trên.
Thị Bích đang rất cần sự chia sẻ của bạn đọc |
Hiện bệnh của Bích đang rất nguy kịch, bị nhiễm trùng huyết, tắc mạch máu phổi do một loại vi khuẩn tụ cầu vàng cực độc xâm nhập cơ thể. Số tiền điều trị rất lớn mỗi ngày lên tới trên 2 triệu đồng và thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài.
Theo bác sĩ Lê Thị Thu Thủy, Phó Khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết: “Bệnh của Thị Bích này rất nguy kịch nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, tắc mạch máu phổi do loại vi khuẩn tụ cầu vàng cực độc, thâm nhập nên việc điều trị sẽ kéo dài. Số tiền điều trị cũng tương đối lớn khoảng 2 triệu đồng/ngày. Hoàn cảnh gia đình bệnh nhân này rất khó khăn, gần như là hai bàn tay trắng tới đây”.
Nghèo từ trong… trứng
Thị Bích và Điều Tư đều là người dân tộc Stiêng, sinh ra và lớn lên cùng ở một bản nghèo, quanh năm thiếu đói nên việc học hành cũng không được tính tới. Cả hai đều không được cắp sách tới trường, không biết chữ, nên cũng hạn chế nhận thức về pháp luật. Đến tuổi cập kê Thị Bích và Điều Tư ưng nhau nhưng vì nghèo quá nên hai gia đình cũng không có tiền để tổ chức một đám cưới cho con.
Để báo với dân làng, gia đình Điều Tư cũng chỉ có đúng một con heo 30kg mang sang nhà gái để làm lễ xin dâu. Cưới nhau về hai vợ chồng cũng chỉ có đôi bàn tay trắng, cả gia đình nhà Điều Tư có 5 nhân khẩu nhưng cũng chỉ trông vào một sào đất trồng mì. Sào mì đó trồng một năm nhưng đến khi thu hoạch cũng chỉ được mấy trăm ngàn. Cuộc sống hằng ngày trông chờ vào những đồng tiền công làm cỏ thuê trong rẫy. Mỗi một buổi đi làm thuê được trả công 40-60 ngàn đồng. Nếu đi làm đều thì còn có miếng cơm ăn nếu như không làm đều thì chuyện đứt bữa là không thể tránh khỏi.
Cưới nhau về từ đâu thì Thị Bích có bầu từ đó, ý thức được việc sinh con sẽ tốn kém Điều Tư và Thị Bích cũng cố gắng ăn uống kham khổ tiết kiệm mỗi ngày 20-30 ngàn để dành tiền sinh con. Mới để dành được 3 triệu đồng, đây cũng là tài sản lớn nhất của họ có được từ trước tới nay thì vợ lại bị bệnh. Vợ chồng nhẩm tính tới khi sinh cũng có được chút tiền lo cho em bé. Cái ngày hạnh phúc nhất đời mà cả hai vợ chồng mong chờ chưa tới thì tai họa đã ập xuống gia đình nghèo nàn ấy. Mới mang bầu được 7 tháng thì Thị Bích mắc bệnh và phải nhập viện điều trị.
Căn bệnh hiểm nghèo của Bích phải tiêu tốn số tiền quá lớn so với những gì vợ chồng chắt chiu từ bấy lâu nay.
“Từ ngày mang heo sang báo cáo nhà gái rồi về ở với nhau tới nay, hai vợ chồng em để dành mỗi ngày 20-30 ngàn cho việc sinh em bé. Cứ mấy ngày lại bỏ ra đếm và nhẩm tính tới ngày sinh cũng được một món. Mới dành được 3 triệu thì vợ bị bệnh phải đưa đi viện chuyển hết viện này tới viện khác tiền đã tiêu hết rồi. Giờ cũng không thể kiếm ở đâu ra, trong nhà thì không có một thứ gì đáng giá có thể bán được. Đây là số tiền lớn nhất từ trước tới giờ em có được. Lúc chưa có vợ thì mỗi ngày đi làm về đều đưa bố mẹ mua gạo ăn cả nhà”, Điều tư thật thà chia sẻ.
“Chó cắn áo rách”
Không có tiền nên Điều Tư đều “phó mặc” cho bệnh viện từ việc điều trị thuốc men, cháo, sữa cho vợ đều do bệnh viện cung cấp, những bữa cơm từ thiện là cứu cánh cho Điều Tư. Từ khi Thị Bích được chuyển từ Bệnh viện Từ Dũ qua Bệnh viện Chợ Rẫy thì cũng kể như trong người Điều tư không còn một đồng dính túi. Đứa con thiếu tháng đang nằm trong dưỡng nhi 1 tuần Điều Tư cũng mới chỉ qua thăm được một lần vì không biết cách nào để đến thăm con vì không có tiền. Một mình không người thân thích, không bạn bè, không quen biết nên Điều Tư cũng không biết xoay xở ra sao.
Vì thức đêm chăm vợ nên những lúc mệt quá thiếp đi, có chiếc điện thoại cũ để liên lạc cũng bị kẻ trộm móc mất.
Vì thương tình thấy hoàn cảnh tội nghiệp nên người nhà bệnh nhân bên cạnh cho mấy chục Điều Tư mới có cơ hội thăm con.
Chị Nga người nuôi bệnh cùng phòng cho biết: “Thấy hoàn cảnh ảnh tội nghiệp quá, vợ bệnh mà không có người thân, không có một đồng dính túi. Tôi cũng chẳng có tiền nhiều cho ảnh mấy chục tiền xe qua thăm con cho đỡ tủi. Thiệt khổ hết chỗ nói đúng là “chó cắn áo rách” có cái điện thoại cục gạch, đêm nằm ngủ trộm cũng móc mất”.
Chia tay Điều Tư, một chút quà nhỏ gửi anh, điều tôi nhận thấy nét mặt anh rạng rỡ hẳn ra. Anh nói mà như khóc: “Tối nay em qua thăm con, tội nghiệp nó quá!”. Tôi hy vọng một chút tình thương, sự chia sẻ của mỗi người có thể cứu được nhiều những con người bất hạnh.
Đức Toàn
Mọi sự ủng xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp anh Điều Tư (Lầu 7, Phòng cấp cứu Khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM hoặc Thôn Sơn Lan, ấp 3, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, Bình Phước) 2. Hoặc qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ Điều Tư) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |