- Bị câm điếc bẩm sinh nhưng đôi mắt của Thanh biết nói, nó như chứa cả một biển cả ngôn từ, khi vui thì lấp lánh hồn nhiên, khi buồn thì tổn thương sâu lặng.
TIN BÀI KHÁC:
Phạm Đăng Thanh, 4 tuổi, bé mới theo bố mẹ lên Hà Nội chữa câm điếc được gần 1 tháng. Sau lần khám bệnh gần nhất, bố mẹ Thanh kiếm được một việc làm thêm ở đường Phạm Văn Đồng. Họ vừa làm thuê vừa chờ hẹn khám bệnh lần tiếp cho con ở Viện nhi Trung Ương.
Chỗ ở trọ nhà Thanh ở gần những hàng quán bia hơi, cơm phở, trà chanh, trà đá… Ngày nào Thanh cũng sang nhà ‘hàng xóm’ chơi, cả một dãy phố biết Thanh và quý mến cậu bé. Tuy không nói được, không nghe được nhưng sự tươi tắn của Thanh làm sáng cả khu vực Thanh ghé chơi.
Tên Thanh mà chẳng thanh…
Anh Phạm Đăng Thủ và chị Tống Thị Miền đều là công nhân may hiện sống tại đội 6, xóm Mỹ Hải, thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Ở vùng quê nghèo xác xơ đó, anh chị là hộ gia đình cận nghèo.
Lấy nhau được 1 năm, anh Thủ và chị Miền sinh con đầu lòng và đặt tên cháu là Phạm Đăng Thanh. Theo nghĩa của con chữ Đăng Thanh có nghĩa là trong trẻo, thanh cao… nhưng từ bé đến năm 4 tuổi Thanh không nói được một câu. Dù đôi mắt Thanh lúc nào cũng to tròn, đen nhánh, cơ thể Thanh nhanh lẹ, khỏe mạnh.
Thanh là một đứa trẻ có sức cuốn hút. Những người lạ làm nghề buôn bán vặt vốn coi chuyện biết đến đời sống của nhau là xa xỉ vẫn nói về cậu bé ấy với tất cả sự yêu mến. “Thanh vậy nhưng cái gì cũng biết, mọi người đều yêu, chỉ tiếc là câm điếc...”.
Vặn vẹo trong trí nhớ, chị Miền tìm những lý do con mình bị điếc, chị hồi tưởng: Hồi con em 2 tháng tuổi, con bị một cơn sốt nặng. Con nóng hổi mấy ngày liền, gia đình em đưa cháu đi viện mà không cầm được sốt… Bác sĩ đã cứu chữa giữ tính mạng của cháu bằng mọi cách, bằng cả cách tiêm trực tiếp thuốc vào não cho cháu. Có lẽ cơn sốt nguy kịch ấy đã khiến cháu bị điếc sâu 2 tai.
Quẩn quanh mãi, chị Miền lại lục tìm trong kí ức của những lý do tâm linh: “Cũng có người bảo đất nhà em độc nên con mới bị bệnh như vậy. 4 năm trước khi em lấy chồng, nhà chồng có cho một mảnh đất ở một khu hoang hóa của làng… Em không biết ở gần đó có một điện thờ nhỏ mà cứ xây nhà bên cạnh. Người ta bảo vì thế nên con em mới bệnh, mãi không nói được vì điếc sâu”.
“Đi ra cái thằng ngốc điếc”
Con bị bệnh, người đớn đau nhiều nhất là chị Miền. Chị Miền run run cào bàn tay thô kệch vào bàn rồi kể chuyện: Bố em lấy 3 vợ, mẹ em là vợ cả đã mất. Em lấy chồng năm 18 tuổi, không có mẹ em không được gia đình yêu thương. Hôm trước đi khám bệnh, bác sĩ có nói với gia đình. Cháu bị điếc sâu 2 tai, chỉ còn cách gắn tai nghe cho cháu hoặc gắn chip sau não để cháu có thể nghe được. Nếu gắn tai nghe tốn 70 triệu, gắn chip tốn hơn 1 tỷ. Nghe thấy vậy, em hoa mắt, em suýt ngã khụy ở phòng khám.
Ra khỏi phòng khám, chị tính đủ cách vay mượn “cào cấu” để có tiền cho con lắp tai nghe. Chị đau đớn kể lại: “Khi bế con ra khỏi phòng khám em gọi về nhà cho ‘mẹ kế’, nhờ mẹ vay hộ một chút tiền để đỡ đần… Mẹ kế bảo “Con mày mày thương, vay hộ sau nhà mày lấy gì mà trả”, em khóc nấc từ bệnh viện về chỗ trọ. Em không phải máu mủ nên em không được mẹ thương.
“Ở phòng trọ, khi xem trên truyền hình tháng 4 (tháng có ngày người khuyết tật Việt Nam) có rất nhiều phóng sự nói về trẻ câm điếc. Có một đứa trẻ câm điếc bị bố bỏ… Em đã khóc hết một buổi sáng, em lo rằng mẹ con rồi sẽ đơn độc như trường hợp trên truyền hình” trên má nước mắt chị Miền tự chảy.
Không như khoảng thời gian Thanh ở Hà Nội, ai ai cũng quý. Sự kì thị ghê ghớm về khuyết tật ở một vùng quê nghèo khiến một người mẹ trẻ yếu đuối như chị Miền nhiều phen ngã gục: “Hằng ngày đi chơi trẻ con trong xóm ít chơi với con em, chúng chỉ trỏ và bảo đứa bị câm điếc nên không thèm chơi cùng. Ngay cả các bác, các chị ở trong nhà cũng đối xử “lạ lùng” với cháu. Không được chơi với trẻ con, Thanh hay sà vào lòng người lớn, lúc nào các bác cũng bảo “đi ra cái thằng ngốc điếc”.
Thanh không nghe được, không nói được nhưng khi bị đẩy ra thì tự chạy ra góc nhà ngồi. Em không chịu được sự đối xử của họ với con em: “Con em câm điếc, em khổ rồi, các chị có nói cháu xin nói sau lưng em”.
“Em mong con gọi tiếng mẹ…”
Không một ngày được học về ngôn ngữ cử chỉ, chị Miền dùng ngôn ngữ “khua chân múa tay” để nói với con mình. Đi ngủ thì là chắp hai tay vào má nhắm lại, ăn cơm thì lấy tay hất vào mồm và miệng nhai liên tục… hôn thì cọ cọ tay vào má. Họ nói với nhau thương yêu mà chua xót.
Nhà nghèo, tính nhiều, tính đến quẩn quanh, thế nhưng cách nào chị Miền tính cũng đi đến đường cụt.
Ở quê người ta nghĩ nhà vợ chồng nhà Thủ - Miền chẳng có gì để thế chấp… chẳng ai dám cho vay số tiền đến 70 triệu đồng để phẫu thuật cho đứa con nhỏ 4 tuổi của họ. Chị Miền bảo: Có ai cho nhà em vay chữa cho con, khi con khỏi vợ chồng em làm lụng trả dần em cũng ưng.
Chia tay gia đình Thanh, người mẹ trẻ Miền cứ chảy nước mắt nhìn tôi. Ôm con nhỏ, chị Miền bảo: Em chưa bao giờ được nghe tiếng con gọi một tiếng. Em mong con em gọi mẹ da diết vô cùng.
Thời gian gắn tai nghe và sử dụng các thủ thuật can thiệp tốt nhất là khi Thanh còn nhỏ. Để Phạm Đăng Thanh không phải chịu cảnh câm điếc cả đời - Mong bạn đọc VietNamNet chung tay chia sẻ với em.
T. Phan – Đình Hường
TIN BÀI KHÁC:
Con bệnh nặng và ước mơ có một “con bò”
Tôi không có nổi một đồng để mua thuốc cho chồng!
Con suy thận giai đoạn cuối gia đình khốn đốn
Ước mơ vay được 60 triệu đồng mổ tim cho con
Nhặt phế liệu nuôi 4 người lâm trọng bệnh
Cô bé viết chữ đẹp nhất huyện có nguy cơ nghỉ học
Liệu có phép tiên cứu bé bị tim bẩm sinh?
Đứa trẻ lên 5 và nỗi ám ảnh mang tên ung thư
Cả đời đi ở đợ…nay nằm một chỗ chẳng chồng con
Con người ta tăng cân thì mừng con em tăng cân thì lo!
Tôi không có nổi một đồng để mua thuốc cho chồng!
Con suy thận giai đoạn cuối gia đình khốn đốn
Ước mơ vay được 60 triệu đồng mổ tim cho con
Nhặt phế liệu nuôi 4 người lâm trọng bệnh
Cô bé viết chữ đẹp nhất huyện có nguy cơ nghỉ học
Liệu có phép tiên cứu bé bị tim bẩm sinh?
Đứa trẻ lên 5 và nỗi ám ảnh mang tên ung thư
Cả đời đi ở đợ…nay nằm một chỗ chẳng chồng con
Con người ta tăng cân thì mừng con em tăng cân thì lo!
Phạm Đăng Thanh, 4 tuổi, bé mới theo bố mẹ lên Hà Nội chữa câm điếc được gần 1 tháng. Sau lần khám bệnh gần nhất, bố mẹ Thanh kiếm được một việc làm thêm ở đường Phạm Văn Đồng. Họ vừa làm thuê vừa chờ hẹn khám bệnh lần tiếp cho con ở Viện nhi Trung Ương.
Khuôn mặt sáng sủa của Thanh thắp sáng nhiều nơi em đến… |
Tên Thanh mà chẳng thanh…
Anh Phạm Đăng Thủ và chị Tống Thị Miền đều là công nhân may hiện sống tại đội 6, xóm Mỹ Hải, thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Ở vùng quê nghèo xác xơ đó, anh chị là hộ gia đình cận nghèo.
Lấy nhau được 1 năm, anh Thủ và chị Miền sinh con đầu lòng và đặt tên cháu là Phạm Đăng Thanh. Theo nghĩa của con chữ Đăng Thanh có nghĩa là trong trẻo, thanh cao… nhưng từ bé đến năm 4 tuổi Thanh không nói được một câu. Dù đôi mắt Thanh lúc nào cũng to tròn, đen nhánh, cơ thể Thanh nhanh lẹ, khỏe mạnh.
Thanh là một đứa trẻ có sức cuốn hút. Những người lạ làm nghề buôn bán vặt vốn coi chuyện biết đến đời sống của nhau là xa xỉ vẫn nói về cậu bé ấy với tất cả sự yêu mến. “Thanh vậy nhưng cái gì cũng biết, mọi người đều yêu, chỉ tiếc là câm điếc...”.
Miền là một người mẹ trẻ, thấy con bệnh tật chị luôn tủi thân |
Quẩn quanh mãi, chị Miền lại lục tìm trong kí ức của những lý do tâm linh: “Cũng có người bảo đất nhà em độc nên con mới bị bệnh như vậy. 4 năm trước khi em lấy chồng, nhà chồng có cho một mảnh đất ở một khu hoang hóa của làng… Em không biết ở gần đó có một điện thờ nhỏ mà cứ xây nhà bên cạnh. Người ta bảo vì thế nên con em mới bệnh, mãi không nói được vì điếc sâu”.
“Đi ra cái thằng ngốc điếc”
Con bị bệnh, người đớn đau nhiều nhất là chị Miền. Chị Miền run run cào bàn tay thô kệch vào bàn rồi kể chuyện: Bố em lấy 3 vợ, mẹ em là vợ cả đã mất. Em lấy chồng năm 18 tuổi, không có mẹ em không được gia đình yêu thương. Hôm trước đi khám bệnh, bác sĩ có nói với gia đình. Cháu bị điếc sâu 2 tai, chỉ còn cách gắn tai nghe cho cháu hoặc gắn chip sau não để cháu có thể nghe được. Nếu gắn tai nghe tốn 70 triệu, gắn chip tốn hơn 1 tỷ. Nghe thấy vậy, em hoa mắt, em suýt ngã khụy ở phòng khám.
Ra khỏi phòng khám, chị tính đủ cách vay mượn “cào cấu” để có tiền cho con lắp tai nghe. Chị đau đớn kể lại: “Khi bế con ra khỏi phòng khám em gọi về nhà cho ‘mẹ kế’, nhờ mẹ vay hộ một chút tiền để đỡ đần… Mẹ kế bảo “Con mày mày thương, vay hộ sau nhà mày lấy gì mà trả”, em khóc nấc từ bệnh viện về chỗ trọ. Em không phải máu mủ nên em không được mẹ thương.
“Ở phòng trọ, khi xem trên truyền hình tháng 4 (tháng có ngày người khuyết tật Việt Nam) có rất nhiều phóng sự nói về trẻ câm điếc. Có một đứa trẻ câm điếc bị bố bỏ… Em đã khóc hết một buổi sáng, em lo rằng mẹ con rồi sẽ đơn độc như trường hợp trên truyền hình” trên má nước mắt chị Miền tự chảy.
Không như khoảng thời gian Thanh ở Hà Nội, ai ai cũng quý. Sự kì thị ghê ghớm về khuyết tật ở một vùng quê nghèo khiến một người mẹ trẻ yếu đuối như chị Miền nhiều phen ngã gục: “Hằng ngày đi chơi trẻ con trong xóm ít chơi với con em, chúng chỉ trỏ và bảo đứa bị câm điếc nên không thèm chơi cùng. Ngay cả các bác, các chị ở trong nhà cũng đối xử “lạ lùng” với cháu. Không được chơi với trẻ con, Thanh hay sà vào lòng người lớn, lúc nào các bác cũng bảo “đi ra cái thằng ngốc điếc”.
Thanh không nghe được, không nói được nhưng khi bị đẩy ra thì tự chạy ra góc nhà ngồi. Em không chịu được sự đối xử của họ với con em: “Con em câm điếc, em khổ rồi, các chị có nói cháu xin nói sau lưng em”.
“Em mong con gọi tiếng mẹ…”
Không một ngày được học về ngôn ngữ cử chỉ, chị Miền dùng ngôn ngữ “khua chân múa tay” để nói với con mình. Đi ngủ thì là chắp hai tay vào má nhắm lại, ăn cơm thì lấy tay hất vào mồm và miệng nhai liên tục… hôn thì cọ cọ tay vào má. Họ nói với nhau thương yêu mà chua xót.
Nhà nghèo, tính nhiều, tính đến quẩn quanh, thế nhưng cách nào chị Miền tính cũng đi đến đường cụt.
Để Phạm Đăng Thanh không phải chịu cảnh câm điếc cả đời - Mong bạn đọc VietNamNet chung tay chia sẻ với em |
Chia tay gia đình Thanh, người mẹ trẻ Miền cứ chảy nước mắt nhìn tôi. Ôm con nhỏ, chị Miền bảo: Em chưa bao giờ được nghe tiếng con gọi một tiếng. Em mong con em gọi mẹ da diết vô cùng.
Thời gian gắn tai nghe và sử dụng các thủ thuật can thiệp tốt nhất là khi Thanh còn nhỏ. Để Phạm Đăng Thanh không phải chịu cảnh câm điếc cả đời - Mong bạn đọc VietNamNet chung tay chia sẻ với em.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Anh Phạm Đăng Thủ, đội 6, xóm Mỹ Hải, thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Điện thoại 0987123296 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ gia đình cháu Phạm Đăng Thanh) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: -Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội -Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |
T. Phan – Đình Hường