- Lợi dụng thời tiết nóng bức cùng sự cả tin và thiếu hiểu biết của người nhà bệnh nhân, “cò” bệnh viện mặc sức tung hoành. 50.000 đồng – 100.000 đồng thậm chí là 200.000 đồng, giá nào “cò” cũng nhận hết để “giúp” làm thủ tục khám chữa bệnh…
TIN BÀI KHÁC:
“Hút máu bệnh nhân”!
7h30 sáng, khu vực đón tiếp bệnh nhân của Bệnh viện Nhi TW đã đông chật người đứng chờ. Tiếng người lớn dỗ dành, tiếng trẻ em khóc lóc, tiếng các bậc phụ huynh trò chuyện chia sẻ với nhau về ca bệnh của con cháu mình, đủ thứ âm thanh hòa quện với mùi mồ hôi, mùi thuốc sát trùng khiến cho bầu không khí vốn đã chật chội lại càng thêm oi bức.
Len lỏi giữa đám đông người nhà bệnh nhân, một phụ nữ mặc áo xanh hết quay sang nói với cặp bố mẹ bên trái vài câu lại quay sang góp lời với bà già bên phải đang vừa bế vừa quạt lấy quạt để cho đứa cháu vài tiếng. Cứ ngỡ là người nhà bệnh nhân nhưng khi lại gần mới biết hóa ra chị ta đang ra sức “mời gọi” người nhà bệnh nhân “Sao phải chờ đợi. Chỉ cần 50.000 đồng là em sắp xếp làm thủ tục khám nhanh cho. Nếu lấy kết quả xét nghiệm nhanh nữa thì cho em thêm mấy chục”.
Phần vì nóng bức, phần vì sốt ruột khi phải chờ đợi trong khi những đứa trẻ không ngừng quấy khóc, có 3 gia đình đã chấp nhận bỏ ra 50.000 đồng để được người phụ nữ áo xanh này “sắp xếp” cho vào khám trước.
8.30 sáng tại cửa bệnh viện Mắt TW, phải có đến hơn chục “cò” bệnh viện đang tích cức hoạt động mỗi khi có một chiếc xe dừng lại trước cửa bệnh viện. Cầm trên tay cuốn sổ khám, “cò” niềm nở bắt chuyện và hứa sẽ đưa người bệnh “vào tận phòng khám gặp bác sĩ”. Cái giá của dịch vụ “dẫn đường” này chỉ 50.000 đồng nên không ít bệnh nhân đã tặc lưỡi “Ok”. Nhận tiền xong, “cò” cũng tận tình kéo bệnh nhân và người nhà vào trong bệnh viện.
Cũng vào thời điểm đó tại bệnh viện K, do đa phần bệnh nhân đều là người ngoại tỉnh, lại thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về thủ tục khám – chữa bệnh nên gần 20 “cò” cũng mặc sức mà tung hoành. Giá của dịch vụ “dẫn đường” tại đây cũng chỉ 50.000 đồng nếu như “cò” nhận thấy bệnh nhân và người nhà không quá sốt ruột với ca bệnh. Thế nhưng nếu phát hiện ra ca bệnh trọng, bệnh nhân có vẻ rất mệt mỏi và đau đớn thì có sẽ hét giá 100.000 đồng hay thậm chí là 200.000 đồng cho việc “khám nhanh, lấy kết quả sớm”.
Thế nhưng do đã bị lực lượng bảo vệ của bệnh viện nhẵn mặt, không cho vào nên sau khi nhận tiền “dịch vụ” xong, “cò” thường kiếm cớ “Tôi ra chỗ này gọi điện cho bác sĩ trước đã” rồi lủi mất.
Làm sao để trị tận gốc bệnh “cò lừa”?
Theo tìm hiểu của phóng viên VietNamNet, chính quyền địa phương nơi có bệnh viện và lãnh đạo các bệnh viên đã nhiều lần họp bàn, tìm phương án “Trị tận gốc nạn cò bệnh viện”. Nhiều đợt ra quân phối hợp, nhiều phương án “trị cò” đã được thực hiện quyết liệt nhưng cho đến nay, nạn “cò” vẫn chưa chấm dứt. Và lợi dụng tình hình thời tiết nóng bức cùng tâm lý sốt ruột của người bệnh, “cò” vẫn mặc sức tung hoành.
Chị Phạm Thị Ngọc ở Phú Thọ bức xúc: “Mụ ấy bảo tôi đưa 50.000 đồng thì sẽ làm giúp mọi thứ từ khám đến lấy kết quả xét nghiệm. Ban đầu tôi chưa đồng ý thì mụ ta dọa rằng nếu không qua tay mụ ta dẫn mối thì khó có thể khám xong trong ngày. Nghe mụ ta dọa vậy, nhìn sang thấy con đang sốt nóng hầm hập nên tôi cũng đành chấp nhận chi tiền. Ai ngờ, mụ ta chỉ dẫn mẹ con tôi vào đến cửa phòng khám và phòng xét nghiệm xong là biến luôn ra chỗ khác để đón bệnh nhân mới”.
Cùng chung nỗi bức xúc với chị Ngọc, anh Trịnh Văn Chừ ở Thanh Hóa cho biết: “Vợ tôi bị ung thư, vừa tay xách nách mang ra tới Viện K thì một người đàn bà sấn tới hỏi han và bảo “Sao giờ này mới đến, bệnh viện người ta phát hết số khám từ 7 giờ sáng rồi. Giờ nếu không muốn khám nhanh thì…6 giờ sáng mai quay lại để xếp hàng lấy số thứ tự khám bệnh”. Nghe vậy tôi mới hỏi giá thì bà ta bảo “Nếu đến sớm một tí thì chỉ 100.000 đồng thôi, nhưng sắp hết giờ khám rồi nên nếu muốn chen ngang phải 500.000 đồng”. Mặc cả mãi xuống còn 200.000 đồng thì bà ta nhận lời, cầm tiền xong bà ta sấn sổ kéo vợ chồng tôi vào viện nhưng bị mấy anh bảo vệ cản lại không cho vào. Bị cản lại, bà ta bảo vợ chồng tôi đứng chờ trong sân để “Ra gọi điện bảo người nhà làm trong viện đón vào” rồi biến mất luôn, bỏ mặc vợ chồng tôi đứng giữa trời nắng”.
Theo ước tính của phóng viên VietNamNet, trung bình mỗi ngày một “cò” bệnh viện sẽ kiếm được khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Số tiền đó tương đương với việc từ 5 – 7 bệnh nhân bị lừa.
Trò chuyện với phóng viên, các cán bộ bảo vệ tại bệnh viện đều khẳng định “Ban Giám đốc bệnh viện đã quán triệt với chúng tôi về việc ngăn chặn ngay từ cửa, không cho “cò” vào viện để lừa bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, vì số lượng bệnh nhân cùng người nhà vào viện mỗi ngày quá lớn, lực lượng làm nhiệm vụn lại mỏng nên vẫn có khi để sót lọt “cò”.
Một cán bộ lãnh đạo bệnh viện K. khẳng định: “Thực tế bệnh viện cũng đã có những bộ phận hướng dẫn các thủ tục cho người bệnh trong quá trình thăm khám nhưng ngay khi bước chân đến cổng viện, nhiều người bệnh đã bằng lòng nhận sự “trợ giúp” của “cò”.
Lực lượng vệ sĩ, bảo vệ chuyên nghiệp của bệnh viện chỉ có thể hạn chế được phần nào hoạt động của đội ngũ “cò” hiện đang hoạt động tại khu vực cổng viện. Tuy nhiên, các biện pháp trên cũng không thể giải quyết triệt để được nạn “cò” nếu bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không đề cao cảnh giác”.
M.Thành
TIN BÀI KHÁC:
Người đã mất có phải trả nợ không?
Giấy tờ phô tô có được coi là chứng cứ?
Lãi lên đến vài chục tỉ chỉ sau 12 tháng
Tạm giam bao nhiêu lâu thì đủ?
Mua đất giấy tay thiệt thòi ai gánh?
Lấy nhau mà không kết hôn gia tài của ai người ấy hưởng
Tiết lộ thông tin khách hàng cho hãng bảo hiểm…
Ngân hàng cũng… ‘khóc’?
Đường về Hà Nội của thịt thối
Yêu đàn bà có nhiều mối quan hệ…
Giấy tờ phô tô có được coi là chứng cứ?
Lãi lên đến vài chục tỉ chỉ sau 12 tháng
Tạm giam bao nhiêu lâu thì đủ?
Mua đất giấy tay thiệt thòi ai gánh?
Lấy nhau mà không kết hôn gia tài của ai người ấy hưởng
Tiết lộ thông tin khách hàng cho hãng bảo hiểm…
Ngân hàng cũng… ‘khóc’?
Đường về Hà Nội của thịt thối
Yêu đàn bà có nhiều mối quan hệ…
“Hút máu bệnh nhân”!
7h30 sáng, khu vực đón tiếp bệnh nhân của Bệnh viện Nhi TW đã đông chật người đứng chờ. Tiếng người lớn dỗ dành, tiếng trẻ em khóc lóc, tiếng các bậc phụ huynh trò chuyện chia sẻ với nhau về ca bệnh của con cháu mình, đủ thứ âm thanh hòa quện với mùi mồ hôi, mùi thuốc sát trùng khiến cho bầu không khí vốn đã chật chội lại càng thêm oi bức.
Len lỏi giữa đám đông người nhà bệnh nhân, một phụ nữ mặc áo xanh hết quay sang nói với cặp bố mẹ bên trái vài câu lại quay sang góp lời với bà già bên phải đang vừa bế vừa quạt lấy quạt để cho đứa cháu vài tiếng. Cứ ngỡ là người nhà bệnh nhân nhưng khi lại gần mới biết hóa ra chị ta đang ra sức “mời gọi” người nhà bệnh nhân “Sao phải chờ đợi. Chỉ cần 50.000 đồng là em sắp xếp làm thủ tục khám nhanh cho. Nếu lấy kết quả xét nghiệm nhanh nữa thì cho em thêm mấy chục”.
Đối tượng cò mặc áo kẻ sọc da cam đang tiếp cận bệnh nhân để mồi chài (Khi đưa ảnh lên lưu ý xóa mờ mặt người nhà bệnh nhân áo xanh) |
8.30 sáng tại cửa bệnh viện Mắt TW, phải có đến hơn chục “cò” bệnh viện đang tích cức hoạt động mỗi khi có một chiếc xe dừng lại trước cửa bệnh viện. Cầm trên tay cuốn sổ khám, “cò” niềm nở bắt chuyện và hứa sẽ đưa người bệnh “vào tận phòng khám gặp bác sĩ”. Cái giá của dịch vụ “dẫn đường” này chỉ 50.000 đồng nên không ít bệnh nhân đã tặc lưỡi “Ok”. Nhận tiền xong, “cò” cũng tận tình kéo bệnh nhân và người nhà vào trong bệnh viện.
Cũng vào thời điểm đó tại bệnh viện K, do đa phần bệnh nhân đều là người ngoại tỉnh, lại thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về thủ tục khám – chữa bệnh nên gần 20 “cò” cũng mặc sức mà tung hoành. Giá của dịch vụ “dẫn đường” tại đây cũng chỉ 50.000 đồng nếu như “cò” nhận thấy bệnh nhân và người nhà không quá sốt ruột với ca bệnh. Thế nhưng nếu phát hiện ra ca bệnh trọng, bệnh nhân có vẻ rất mệt mỏi và đau đớn thì có sẽ hét giá 100.000 đồng hay thậm chí là 200.000 đồng cho việc “khám nhanh, lấy kết quả sớm”.
Thế nhưng do đã bị lực lượng bảo vệ của bệnh viện nhẵn mặt, không cho vào nên sau khi nhận tiền “dịch vụ” xong, “cò” thường kiếm cớ “Tôi ra chỗ này gọi điện cho bác sĩ trước đã” rồi lủi mất.
Làm sao để trị tận gốc bệnh “cò lừa”?
Theo tìm hiểu của phóng viên VietNamNet, chính quyền địa phương nơi có bệnh viện và lãnh đạo các bệnh viên đã nhiều lần họp bàn, tìm phương án “Trị tận gốc nạn cò bệnh viện”. Nhiều đợt ra quân phối hợp, nhiều phương án “trị cò” đã được thực hiện quyết liệt nhưng cho đến nay, nạn “cò” vẫn chưa chấm dứt. Và lợi dụng tình hình thời tiết nóng bức cùng tâm lý sốt ruột của người bệnh, “cò” vẫn mặc sức tung hoành.
Chị Phạm Thị Ngọc ở Phú Thọ bức xúc: “Mụ ấy bảo tôi đưa 50.000 đồng thì sẽ làm giúp mọi thứ từ khám đến lấy kết quả xét nghiệm. Ban đầu tôi chưa đồng ý thì mụ ta dọa rằng nếu không qua tay mụ ta dẫn mối thì khó có thể khám xong trong ngày. Nghe mụ ta dọa vậy, nhìn sang thấy con đang sốt nóng hầm hập nên tôi cũng đành chấp nhận chi tiền. Ai ngờ, mụ ta chỉ dẫn mẹ con tôi vào đến cửa phòng khám và phòng xét nghiệm xong là biến luôn ra chỗ khác để đón bệnh nhân mới”.
Do thời tiết nóng bức cộng với tâm lý sốt ruột nên nhiều người đã chấp nhận “nhờ cò” |
Theo ước tính của phóng viên VietNamNet, trung bình mỗi ngày một “cò” bệnh viện sẽ kiếm được khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Số tiền đó tương đương với việc từ 5 – 7 bệnh nhân bị lừa.
Trò chuyện với phóng viên, các cán bộ bảo vệ tại bệnh viện đều khẳng định “Ban Giám đốc bệnh viện đã quán triệt với chúng tôi về việc ngăn chặn ngay từ cửa, không cho “cò” vào viện để lừa bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, vì số lượng bệnh nhân cùng người nhà vào viện mỗi ngày quá lớn, lực lượng làm nhiệm vụn lại mỏng nên vẫn có khi để sót lọt “cò”.
Một cán bộ lãnh đạo bệnh viện K. khẳng định: “Thực tế bệnh viện cũng đã có những bộ phận hướng dẫn các thủ tục cho người bệnh trong quá trình thăm khám nhưng ngay khi bước chân đến cổng viện, nhiều người bệnh đã bằng lòng nhận sự “trợ giúp” của “cò”.
Lực lượng vệ sĩ, bảo vệ chuyên nghiệp của bệnh viện chỉ có thể hạn chế được phần nào hoạt động của đội ngũ “cò” hiện đang hoạt động tại khu vực cổng viện. Tuy nhiên, các biện pháp trên cũng không thể giải quyết triệt để được nạn “cò” nếu bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không đề cao cảnh giác”.
M.Thành