- Bài “Thương lái Trung Quốc bỏ đi, dân trồng khoai lang ‘chết’ đứng” đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC;

Làm ăn với thương lái TQ, dễ ‘chết tới bị thương’?

Giọng email anhdung_1050@yahoo.com xót xa: “Thương lái Trung Quốc bỏ khoai lang, lường gạt mua cua của dân Cà Mau hàng chục tỷ rồi chuồn mất tăm.Giao dịch buôn bán với thương lái TQ rất dễ từ ‘chết tới bị thương’!”

Ý kiến của email dvh_itdr@yahoo.com: “Vẫn ‘bài’ cũ mà nông dân ta vẫn mắc phải. Ghét những trò bẩn thỉu của thương nhân Trung Quốc. Thương cho người dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Trách sở NN và PTNT.”

Email lenhac75@gmail.com viết: “Cha ông có nói ‘chẳng có cái dại nào giống cái dại nào’. Hết lần này đến lần khác người nông dân VN bị thương lái TQ lừa thế mà vẫn nghe. Sau vụ khoai này không biết rồi đến cái gì đây? Chắc chắn vẫn còn chương tiếp.”

Hàng chục năm trước VN ta nhập thiết bị máy móc, như NM xi măng lò đứng, nhà máy đường, nhà máy nhiệt điện v.v… nay đã bị thanh lý bán sắt vụn và đắp chiếu! Làm ăn với thương nhân TQ, không cẩn thận sẽ tiền mất tật mang!”

Email drak@live.com cho rằng: “Nói ra thì nhẫn tâm, nhưng người dân nông thôn phải được những bài học như thế này thì mới sáng mắt ra. Nếu không bị lòng tham làm cho mờ mắt thì đâu đến nỗi. Ngành nông nghiệp cũng đã cảnh báo rồi.”

Tán đồng của email hoangvui27@gmail.com: “Chuyện này không phải mới mà từ lâu. Rất nhiều lời cảnh báo vậy mà người dân chúng ta vẫn bị lừa ngay tại nhà mình. Thật thương cho dân mình.”

Bạn Minh Hoàng (email peoplelung@yahoo.com) chia sẻ: “Cái chết đã được báo trước, tâm lý người dân Việt cứ kiểu cách làm ăn theo cảm tính ‘bầy đàn’ hết phá rừng trồng sắn, trồng tiêu, bỏ ruộng lúa trồng khoai lang bán cho Tàu, nếu không thay đổi thì mãi mãi chịu hậu quả thôi. Mình không dại thì ai lừa được mình?”

Theo email binhnghiduc@yahoo.com thì: “Dân ta tham bát bỏ mâm, toàn chạy theo phong trào chẳng suy tính gì cả. Cơ quan quản lý thì quan liêu. Chỉ có thương lái Tàu là đắc lợi thôi. Buồn quá!”

Bạn Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) bình luận: “Chả cứ TQ, cái kiểu thấy lợi trước mắt thì lao vào như các vị nông dân này thì ai cũng lừa các vị được. Mình trồng khoai hay bất cứ thứ gì khác là phải tính toán đầu ra 2 - 3 đầu, đầu ra nào ra giá cao thì ưu tiên nhưng vẫn không bỏ đầu ra giá thấp để giữ mối, để làm đối trọng khi bị đầu ra giá cao ép giá. Làm ăn bền vững là như vậy đó. Cứ đến vụ khoai thì ưu tiên ông nào giá cao thì được mua nhiều hơn, không được để họ yêu cầu nọ kia. Củ nhỏ giá cao nhưng trọng lượng nhỏ, củ to giá thấp nhưng trọng lượng lớn. Thấy họ mua củ nhỏ giá cao thì mình cho là mua hớ, đắc chí mà bán, tưởng là lời đậm. Họ mua củ nhỏ giá cao nhưng trọng tâm của họ chính là củ to giá thấp đấy ạ. Họ mua củ nhỏ giá cao nhưng số lượng có hạn để chờ số khoai còn lại thành củ to để ép giá đấy. Vì thế, tham thì ‘thâm’!”

Suy ngẫm của email tienfull@mail.com: “Khi lái buôn trong nước mua với giá thực tế của thị trường thì nông dân lại bảo ép giá rồi bán cho thương lái TQ làm doanh nghiệp trong nước khốn đốn vì thiếu nguyên liệu. Đến khi TQ bỏ bà con bơ vơ thì các doanh nghiệp trong nước cũng không cứu nổi!”

Dân thì ‘tham’, các cấp quản lý thiếu trách nhiệm?

Email trungkt2212@yahoo.com nêu ý kiến: “Dân cũng vì miếng cơm manh áo thôi. Chủ yếu là các quan chức địa phương phải bám dân, nắm rõ tình hình để chỉ bảo, khuyên can.

Đề nghị có những hình thức xử lý cán bộ lãnh đạo địa phương từ xã tới huyện để xảy ra tình trạng trên.”

Bạn A Cương (email titan_possible@yahoo.com) cho rằng: “Nguyên nhân sâu xa là do chúng ta buông lỏng quản lý tiền tệ tại biên giới cũng như trong nội địa khiến cho thương lái TQ dễ dàng có thể đổi dễ dàng tiền NDT sang VND từ đó thao túng thị trường VN.”

Email thongvan755@gmail.com phụ họa: “’Tiên trách kỷ hậu trách nhân’. Quản lý nhà nước của các địa phương như thế nào mà để người nước ngoài vào đất nước ta muốn làm gì thì làm? Tôi thật sự không hiểu?”

Câu hỏi của email vinh_mto7@yahoo.com: “Chính sách kinh tế mình liệu có quá nhiều sơ hở? Đã bao nhiêu lần bị thương lái TQ lừa mà sao nhà nước không vào cuộc? Từ củ sắn, củ khoai đến gia súc gia cầm. Người cuối cùng chịu khổ cũng chỉ là nông dân. Bởi vì nông dân ta quá nghèo không ý thức được cái lợi cái hại lâu dài, chỉ thấy được cái lợi trước mắt, khoai giá cao thì trồng khoai. Cái gì rẻ cũng thích mua nên bao nhiêu thứ độc hại họ tuồn qua cho mình. Khi nào người dân thoát khỏi cảnh này đây?”

Ý kiến tương tự của email maisom543@yahoo.com: “Bao nhiêu lần ‘sập bẫy’ của thương lái Trung Quốc Chúng mua rắn nước, mua móng trâu, mua ốc bươu, mua đỉa... Lần nào dân ta cũng thiệt hại mà sao cứ để người lao động bơ vơ mãi vậy?”

Kiến nghị của email lenam@yahoo.com: “Nhà nước cần vào cuộc và có hướng giải quyết triệt để, không cho những thương lái này phá hoại kinh tế Việt Nam.

Email truongyennhi18@yahoo.com sốt sắng: “Chính quyền các cấp cần nhanh chóng can thiệp và có biện pháp ngăn chặn các thương lái Trung Quốc làm ăn kiểu này, đưa nông dân vào cảnh sạt nghiệp. Mau cứu dân!”

Bạn Mặc Thế Nhân (email goli12a3@yahoo.com) chia sẻ: “Ngày xưa thì hái sạch búp chè non bán giá cao, để cây chè không phát triển được. Năm trước thì nuôi đỉa. Trước nữa thì ốc bươu vàng. Giờ là khoai lang... Dân ta hám lợi nhỏ, mà mắc mưu phá hoại nền kinh tế của nước ta. Cán bộ địa phương thì quan liêu, để thương lái TQ lừa dân ta tới bao giờ?”

Email thom_thom803@yahoo.com phân tích: “Trách thương lái Trung Quốc, thì cũng trách các nhà hoạch định và quản lý kinh tế Việt Nam thiếu thông tin, hiểu biết thị trường để hướng dẫn nông dân. Nông dân làm sao biết được nhu cầu của phía TQ là bao nhiêu? Ví dụ nhu cầu tiêu thụ khoai lang của TQ năm 2010 là 1000 tấn/ tháng, khả năng cung cấp của nông dân là 700 tấn/ tháng thì cung thấp hơn cầu, giá sẽ được đẩy lên đến khoảng 12 nghìn đồng 1 kg, người nông dân thấy trồng khoai lang kiếm lời hơn trồng các loại cây nông nghiệp khác rất nhiều nên đổ xô đi trồng khoai. Kết quả tháng 5- 2012, khả năng cung cấp của nông dân là 5000 tấn/ tháng (nhà nhà trồng khoai) trong khi nhu cầu tiêu thụ khoai lang của TQ vẫn là 1000 tấn/ tháng thì cung mạnh hơn cầu rất nhiều, tất nhiên giá sẽ bị ép xuống còn 2 đến 3 nghìn đồng 1 kg, thế là nông dân sạt nghiệp.”

“Lợi nhuận là thứ thương lái đưa ra để nhử người dân chúng ta trong thời gian đầu, các cấp các ngành có khuyên can cũng chẳng được vì người dân cứ thấy lời lớn là làm thôi, ai mà cản họ được. Đến giờ tình cảnh thế này thì biết trách ai?

Có lẽ các cấp quản lý địa phương cần nâng cao khả năng thuyết phục bà con ở địa phương mình, cũng như kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý ở Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương, Công An, quản lý tốt hơn, quy hoạch đầu ra-đầu vào tốt hơn để ổn định vùng nguyên liệu, tránh để thương lái TQ hoạt động tự do gây mất ổn định địa phương cũng như vùng nguyên liệu”, đó là ý kiến của email hoainam1005@yahoo.co.uk.

Ban Bạn đọc