Bài “CPI tiếp tục âm: Đối mặt suy giảm kép, “Nói và làm: CPI âm, giảm phát không còn là tín hiệu đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC

(ảnh minh họa)

Hàng ngày đi chợ, mua hàng chẳng thấy giá giảm đồng nào?

Email sfvsdvf@gmail.com than thở: “Bọn em cũng bằng cấp, cũng cày như con trâu, vậy mà vẫn thiếu. Giờ còn nhăm nhe 'suy giảm kép' nữa thì còn thiếu đến đâu? Khổ thân quá!”.

Lời ‘khen’ của email dinhthuyvnn@yahoo.com nghe mà…não ruột: “Ý kiến hay, sát thực quá, phân tích chuẩn không cần chỉnh! Không có sản xuất được thì lấy đâu ra của cải vật chất, tiền bạc mà tiêu? Toàn là dân đi làm thuê thì 'phát' kiểu gì chả phải chịu?”.

Thắc mắc của email contatinop390@yamil.com: “CPI giảm cái gì chứ? Giá cả vẫn cao chót vót mà doanh nghiệp có chịu giảm giá xả hàng đâu? Vẫn còn đầy trong kho đấy thôi”.

Bạn Lương Thụy Yên (email yenluongthuy@gmail.com) chia sẻ: “Cứ kêu  CPI giảm. Tôi hàng ngày đi chợ, mua hàng chẳng thấy giá giảm được đồng nào. Hôm qua vào siêu thị mua có thứ giá còn cao hơn trước”.

Ý kiến của email nguyenhung@gmail.com cũng tương tự: “Giá cả mấy năm qua toàn tăng trên 20%, nay chỉ số giá so với năm trước vẫn tăng khoảng 5%, thế mà đã kêu ầm lên là giảm phát. Theo tôi thì giá cả cần phải giảm mạnh nữa, thu nhập của người dân chưa tăng, mà giá cả thì vượt quá khả năng chi tiêu”.

Bạn Đông (email product.vnm@gmail.com) nhìn nhận: “Hiện tại doanh nghiệp đang tồn kho quá nhiều do không bán được hàng, dân thì không có tiền, nguyên nhân do lạm phát, lãi suất ngân hàng thì quá cao, những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp tới ngõ ngách của nền kinh tế là xăng dầu, điện nước thì giá chủ yếu là… tăng. Mong Nhà nước có giải pháp hữu hiệu”.

Theo bạn Tuấn Anh (email type317@gmail.com) thì: “CPI- chỉ số tiêu dùng suy giảm, chủ yếu do người lao động mất việc làm, thu nhập không đủ chi phí cho cuộc sống, nên bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu tiêu dùng”.

Email vuhoangle_isuzu@yahoo.com cho rằng: “CPI  giảm do các DN phá sản, người lao động mất việc làm, không có thu nhập dẫn đến chi tiêu giảm. Và, một phần do giá hàng hóa vẫn quá cao. Phải cứu DN bằng cách giảm giá xăng dầu, điện, thuế VAT thì mới kích cầu được”.

Cảm nhận của bạn Nguyễn Tuyên (email puojinli9@ymail.com): “Có tiền mà tiêu còn sướng. Không có tiền mà giá cả cứ thế này ai mà tiêu dùng đây? Tôi nghĩ chắc CPI sẽ còn giảm nữa cho đến cuối năm. Xem ra hàng China chất lượng thấp lại sắp hoành hành thị trường VN đây?”.
Hàng hóa đồng loạt khuyến mãi giảm giá (ảnh minh họa)

Email binhgtvtk45@yahoo.com chọn ‘cái đỡ xấu’ trong những ‘cái xấu’: “Kinh tế khó khăn, thu nhập giảm thì lấy đâu cho chi tiêu nữa? Thiết nghĩ đã đến lúc kích cầu. Thà rằng lạm pháp nhưng tạo ra công ăn việc làm, bình ổn xã hội, còn hơn”.

“Cần hạ lãi suất tất cả các khoản vay cũ về dưới 12% nhưng tôi nghĩ  rất khó vì nhóm lợi ích ngân hàng. Đơn cử ngân hàng Techcombank vẫn cho vay lãi suất (kể cả phí quản lý) là 17,5%, quá cao, méo mặt mọi khách hàng vay”, đó là ý kiến của bạn Nguyễn Tuân (email t_dhbk@yahoo.com).

Cần giảm giá bán lẻ và giữ nguyên thu nhập của người lao động

Phân tích của bạn Nguyễn Văn Trường (email: truongnguyenhp85@gmail.com): “Để giải quyết vấn đề, chúng ta phải đi từ nguyên nhân dẫn đến vấn đề là gì?

1. Doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay nhưng các phương án kinh doanh chồng lấn lẫn nhau hoặc không khả thi.

2. Diễn biến tiêu cực của nền kinh tế TG (Châu Âu, Mỹ...)

3. Chính sách điều tiết kinh tế của Việt Nam mang tính chất ‘giật gân’ nhất là trong chính sách tiền tệ. Lãi suất đang thấp tự nhiên tăng gấp 2, các doanh nghiệp sao xoay kịp?

4. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mang sứ mệnh dẫn dắt nền kinh tế nhưng kinh doanh yếu kém, vô trách nhiệm làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và uy tín của VN ... Vì thế, không còn cách nào khác là tiếp tục tái cơ cấu có hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tinh giảm hệ thống các tổ chức tín dụng (VN nên có khoảng 15 đến 20 ngân hàng). Giải pháp ngắn và dài hạn: Chỉ đạo quyết liệt giảm lãi suất huy động đi đôi với giảm lãi suất vay”.

Bạn Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) đề xuất: “Để chống giảm phát cần kích cầu tiêu dùng bằng 2 biện pháp song song: "Một là giảm giá bán lẻ, hai là giữ nguyên thu nhập hiện có của người lao động (nghiêm cấm giảm lương dù với bất cứ mục đích nào như tiết kiệm chi phí, giảm giá thành ...). Tiêu dùng tăng thì CPI sẽ tăng trở lại, lúc đó chỉ cần khống chế lạm phát thấp hơn tăng trưởng là được”.

Email buihuytuan@ccf.vn lập luận: “Phải bơm tiền ra lúc này, vì nền kinh tế đang thiếu phương tiện thanh toán làm đình đốn sản xuất và tiêu dùng (ví như cơ thể thiếu máu sẽ bị hoa mắt chóng mặt không thể làm gì được). 

Nhưng việc bơm tiền ra nên hạn chế qua kênh đầu tư công, vì nếu tăng đầu tư công thì đồng nghĩa với việc tăng nợ công (nợ nước ngoài, nợ trong nước), với trình độ quản lý như hiện nay đầu tư công sẽ làm tăng thất thoát, làm hiệu quả chung của nền kinh tế giảm đi thể hiện qua chỉ số ICOR tăng cao, việc tăng đầu tư công chỉ có tác dụng chữa triệu chứng giảm phát trước mắt của nền kinh tế mà thôi, nó sẽ là ‘quả bom nổ chậm’ có thể bị kích nổ bất cứ lúc nào trong trung và dài hạn, tàn phá nền kinh tế.

Việc bơm tiền phải qua những kênh dẫn vốn riêng để đến được những bộ phận thiếu yếu của nền kinh tế đang rất cần vốn để phục hồi và phát triển. Không nên bơm vốn qua hệ thống ngân hàng thương mại, vì hệ thống này đang có vấn đề trầm trọng về nợ xấu. Hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay cần phải được cơ cấu lại mới có khả năng phục vụ được nền kinh tế”.

Bạn Sa Tế (email tapdoandautu@gmail.com) lại có góc nhìn khác: “Hệ số nợ đã quá cao nên cứu doanh nghiệp bằng tín dụng là đổ thêm dầu vào lửa. Cần động viên, hối thúc doanh nghiệp hạ giá bán hàng tồn kho thu hồi vốn, kết hợp các giải pháp tạo điều kiện giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Một thực tế là bây giờ mới bắt đầu của sự khó khăn nên giải quyết càng sớm, càng đỡ thiệt hại”.

Còn theo email khiemkg2012@gmail.com thì: “Chúng ta phải duy trì các chính sách đang thực hiện đến hết quý 3 sau đó sẽ nới lỏng ở mức vừa phải. Chính sách an sinh cần gấp hiện nay là an sinh xã hội, hỗ  trợ người nghèo bằng các chính sách trực tiếp (các loại bảo hiểm). Đó cũng là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và làm lành mạnh xã hội, tạo được niềm tin cho cộng đồng đối với lãnh đạo nhà nước”.

Ban Bạn đọc