- Bài “Thuế TNCN: Đừng nói cao thấp một cách lạnh lẽo” đã thu hút đông đảo bạn đọc.

TIN BÀI KHÁC:


Nếu thuế TNCN chỉ đưa con số… cảm tính, thì khó thuyết phục?

Ý kiến của email 12a4.md2@gmail.com: “Như tác giả đã viết, ‘thu nhập 9 triệu có gì là ghê gớm?’ Với tình hình như hiện nay, giá xăng dầu thì liên tục tăng làm cho giá cả thị trường cũng té nước theo mưa. Vậy với 9 triệu đó có đủ sống không? Tại sao không tích cực quản lý giá xăng, giá điện... mà cứ phải là thuế thu nhập cá nhân”?

Bùi Tùng, email buitung80@yahoo.com.vn viết: “Người lao động Việt Nam còn khổ lắm, thu nhập của người làm công ăn lương, của công chức chân chính chưa cao, chưa đảm bảo cuộc sống tối thiểu của gia đình họ trong hiện tại và không phải tất cả mọi người có thu nhập nhà nước đều thu được thuế của họ.Vì vậy tôi đề nghị nên khẩn trương xây dựng và thu thuế nhà ở, đất ở, vừa công bằng vừa thu được nhiều cho ngân sách, chắc chắn được lòng dân”.

Theo email hahuycm@yahoo.com.vn thì: “Tôi đọc báo chí thấy một số nước như Anh, Tây Ban Nha, Mỹ thấy thuế thu nhập của nhiều người cao ngất ngưởng. Theo tôi ở Việt Nam, những người làm công ăn lương thu nhập 9 triệu/tháng thì tính thuế thấp thôi, khoảng vài phần trăm. Còn những cầu thủ, diễn viên, ca sỹ thu nhập cao thì thuế thu nhập phải từ 20% đến 50% ”.

Email email@yahoo.com kiến nghị: “Luật ra đời phải có tầm nhìn trung và dài hạn. Khi đặt ra mức 9 triệu, có vẻ các vị đại biểu chỉ nhìn vào năm 2013 thì phải. Liệu số tiền đó đến năm 2015, 2017.. sẽ mua được gì? Nên đề xuất tăng mức khởi điểm chịu thuế lên 14 triệu”.

Ảnh minh họa
Một kiến nghị khác, của Quang Anh, email songlangthang2003@yahoo.com: “1. Sửa tên luật này thành luật thuế lương; 2. Nếu không sửa tên luật, đề nghị căn cứ vào thuế thu nhập để xác định tài sản hợp pháp của cá nhân. Nếu giá trị tài sản của người nộp thuế bất hợp lý so với tiền thuế mà họ nộp trong thời gian nào đó thì Nhà nước sẽ xử lý”.

Ngọc Bình, email nhumai29@yahoo.com lại so sánh: “Đồng lương của cán bộ công chức nhà nước thì được trả theo cơ chế Việt Nam, ở nước ngoài, các nước phương Tây, trẻ con dưới 18 tuổi được nhà nước nuôi nên việc đánh thuế TNCN là hợp lý. Ở nước ta hai vợ chồng công chức nhà nước lương tổng cộng khoảng 9- 10 triệu, nuôi hai đứa con là đã chật vật lắm rồi thì còn đâu dư tiền mà đóng thuế”?

“Tại sao không có bản tính chi tiết để thuyết phục mọi người? Nếu chỉ đưa ra con số cảm tính, thì bao nhiêu cũng khó thuyết phục được người dân. Nếu chỉ có 2 người phụ thuộc thì với tứ thân phụ mẫu, 2 con nhỏ và vợ (hoặc chồng bị thương tật mất sức lao động) thì sẽ phải đẩy họ đi đâu? Mức giảm trừ cho người phụ thuộc phải tính sao cho người già phải được chăm sóc chu đáo, trẻ em phải được học hành, chứ chỉ ăn với mặc thôi thì hậu quả của việc tính thuế TNCN có thể sẽ là tiền đề cho nhiều vấn đề xã hội phức tạp”, đó là phân tích của Nguyễn Đức Vinh, email vinhnd09@gmail.com.

Hứa Đinh. email dinhlc@gmail.com viện dẫn trường hợp cụ thể: “Nên xem xét tính mức thu nhập bình quân trong gia đình. Hai vợ chồng tuy cùng đi làm, ví dụ vợ thu nhập trên 7 triệu đồng phải tính thuế thu nhập, còn chồng cũng đi làm nhưng chỉ được 3 triệu đồng tháng thì tính sao đây”?

Một thắc mắc khác, của email phuongmai374@yahoo.com: “Chồng tôi là người nước ngoài, 7 năm sống và làm việc tại VN tham gia đóng thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định, tính trung bình 120 triệu đồng/ 1 năm, nhưng hầu hết các dịch vụ của chính nhà nước, ví dụ như tiền đầu vào khám chữa bệnh, từ khâu xét nghiệm, chụp chiếu, viện phí…lại áp dụng mức phí cao gấp 2-3 lần, vì là người nước ngoài...Thử hỏi 120 triệu đồng tiền thuế chồng tôi đóng cho nhà nước đã phục vụ cho lợi ích gì của cá nhân anh ấy”?

Nên tính thuế TNCN dựa vào mức lương tối thiểu

Lập luận của email dang1976_tag@yahoo.com.vn: “Thuế TNCN sao không căn cứ 5,6,7...hay bao nhiêu tháng lương cơ bản mà cứ là 7 hay 9 triệu một tháng? Chúng ta đang tranh cãi luật cần đưa ra một cách tính như thế nào để không phải chỉnh sửa nhiều lần chứ không phải một mức là bao nhiêu, bởi vì mọi cái không phải là bất biến. Ngày hôm nay 9 triệu là cao, giống như trước đây 4 triệu là phù hợp, nhưng 1,2,3 năm sau thì…lại sửa luật và lại tranh cãi nữa sao”?

Nguyễn Thị Thanh Trà, email thanhtrabmt19@yahoo.com đề xuất: “Nên tính thuế dựa vào mức lương tối thiểu. Theo tôi, nhà nước nên nghiên cứu đề án thu thuế TNCN theo tỉ lệ % tổng mức thu nhập và mức lương chịu thuế được tính khoảng 7-8 lần lương tối thiểu hiện hành của từng khu vực HCSN, DNNN, DN tư nhân, DN FDI...Như vậy các yếu tố lạm phát, chỉ số tăng trưởng ...đã được nghiên cứu mỗi khi tăng mức lương tối thiểu rồi nên sẽ hợp lý hơn và mức lương chịu thuế sẽ tự động tăng theo mức tăng lương của từng thời điểm không cần phải nghiên cứu thêm gây tốn kém”.

Cao Thanh, email caothanhvtvn2010@yahoo.com tán đồng ý kiến trên: “Nên tính thuế dựa vào mức lương tối thiểu. Cách này rất hay, là chỉ cần tính tỷ lệ bao nhiêu % mức thu nhập và bao nhiêu lần lương tối thiểu là được, vừa dễ tính và mang tính định lượng, định tính rõ ràng mọi người đều vui vẻ”.

Huỳnh Thành, email thanhdbqh@gmail.com phụ họa: “Tôi thống nhất với ý kiến của chị Nguyễn Thị Thanh Trà. Việc tính thuế thu nhập cá nhân nên căn cứ vào mức lương tối thiểu. Cần thảo luận kỹ; có thể tham vấn công chúng để quy định mức khởi điểm chịu thuế là bao nhiêu lần mức lương tối thiểu (ví dụ 8 lần...).”

Ý kiến của Nguyễn Tam An, email: nguyentaman2006@yahoo.com cũng tương tự: “Thuế thu nhập cá nhân nên tính theo bội số của mức lương tối thiểu theo vùng miền. Làm gì mà phải bàn cãi 7 triệu hay 9 triệu , vừa không khoa học vừa không công bằng giữa các vùng miền khác nhau”.

Lê Minh Quy, email lmquy_veam@yahoo.com bổ sung: “ Trên thế giới thuế TNCN ở mỗi nước đều khác nhau, tùy theo tình hình thu chi của từng nước, ở Việt Nam chúng ta có sự chênh lệch rất nhiều giữa các vùng miền, thành phố lớn và các tỉnh, nên phân chia thuế TNCN theo từng khu vực để cho phù hợp hơn, tương tự như dạng phân chia lương tối thiểu hiện nay”.

Email namssc@gmail.com nêu ý kiến qua…2 câu chuyện: “Tôi không tranh luận là mức thu nhập 7 hay 9 triệu đồng/ tháng là đủ sống hay không đủ sống. Tôi chỉ dẫn chứng về vấn đề liên quan đến vấn đề này thông qua 2 câu chuyện: Câu chuyện 1, tháng 11/2011, ông Phạm Lê Thanh, tổng giám đốc EVN, có phát biểu là lương trung bình của  nhân viên ngành điện là 7,3 triệu/tháng là không đủ sống ở Hà Nội.

Câu chuyện 2: tháng 9/2012, Uỷ ban thường vụ Quốc hội bàn về vấn để khởi điểm thu nhập chịu thuế, thì rất nhiều ý kiến cho rằng thu nhập 9 triệu không phải là cao. Có vẻ 2 câu chuyện này liên quan đến nhau, dẫn chứng ra đây để mọi người suy xét”.

“Tôi đề nghị UBNS xem xét lại vấn đề này. Cái cần thu thuế thì UBNS lại không đưa ra. Lần soạn thảo thuế nhà đất chính đồng chí Phùng Quốc Hiển đưa ra yêu cầu giảm thuế nhà, chỉ thu 0,05% giá trị và hiện tượng đầu cơ và giảm thu NS từ khoản BĐS này quá lớn, vậy nhóm nào được hưởng lợi từ luật này? Và hệ lụy từ công cụ và lá chắn thuế quá lỏng lẻo gây bong bóng BĐS? Nay lại nhằm vào người lao động để tận thu cho NSNN. Nên có cái tâm và tầm nhìn xa để tránh luật cứ phải sửa đi sửa lại”, đó là ý kiến của email quanganhanmed@yahoo.com.

Ban Bạn đọc