- Đông đảo bạn đọc đã bị thu hút bởi các bài: “DN cùng đường, 'cắt cơm' nhân viên”, “Thảm cảnh nợ lương: Xoay đủ nghề kiếm sống”. Nhiều bạn đã gửi email về Báo VietNamNet chia sẻ.
TIN BÀI KHÁC:
Vợ sinh con với người tình, chồng có được bồi thường?
Bạn gái sống một mình, ở lại qua đêm có phạm luật?
Vợ di chúc hết tài sản cho con...
Tự nguyện dâng hiến nhưng bố mẹ bạn gái kiện....
Cho con ngoài giá thú hưởng thừa kế...
Thừa điện thì ‘khuyến mãi’ cho bà con...
Nghỉ dưỡng thai sản mà lại bị trừ lương?
‘Dàn đồng ca’ về nỗi khổ chậm lương
Giọng cảm thông của Đinh Tiến Sỹ, email dtiensy@yahoo.com: Đọc bài của tác giả Bảo Hân-Yên Ba, tôi thấy tình hình kinh tế ảm đạm quá, tầng lớp công nhân khổ quá!
Email tinhtla@gmail.com than thở: Chỗ tôi chậm lương đến cả nửa năm. Giờ tháng 10 rồi mà mới có lương tháng 3 thôi, các tháng tiếp theo chả được ứng đồng nào nữa. Tình trạng này kéo dài cả gần 2 năm nay rồi. Chúng tôi vẫn phải chật vật để tồn tại. Các ngành khác thì tôi không biết chứ ngành xây dựng chúng tôi, đặc biệt là các đơn vị thi công thì chậm lương 4 -5 tháng là chuyện ‘rất thường’. Quá nản!
Tình cảnh tương tự qua email ke_co_don@vip1.vn: Tôi làm công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1. Giờ công ty đang trả lương năm 2010, chậm 3 năm mà không kêu ai được.
Chia sẻ của email handico52@gmail.com: Tôi làm bên Handico53, XN 3, cũng bị nợ lương. Năm nay BĐS ‘chết’ nên các công ty XD làm ăn kém, chủ cũng mượn cớ đó nợ lương anh em cán bộ, không biết bao giờ? Tôi thấy kinh tế của bản thân gia đình càng ngày càng đi xuống. Cũng may là quê xa không bị lấy đất để đô thị hóa, còn có hạt lúa, mớ rau con gà ăn. Giờ mới thấy ruộng đất quý như thế nào?
Ảnh minh họa |
Câu hỏi của Bui Tuan Anh, email tatktxd@yahoo.com: Tôi cũng rơi vào tình trạng bị nợ lương 8 tháng, khó khăn qúa. Liệu ‘gửi tiết kiệm’ ở công ty rồi có lấy được không?
Kiến nghị nhà nước có giải pháp cứu người lao động
Nguyễn Đình Tuyến, email ndtuyentb@gmail.com phân tích: Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc chậm lương ở các doanh nghiệp cả lớn và nhỏ là chuyện khó tránh khỏi. Người lao động cả trực tiếp và gián tiếp nên thông cảm cho doanh nghiệp. Thực sự không doanh nghiệp nào muốn chậm thanh toán lương cho người lao động, bởi nếu chậm thanh toán lương thì cuối cùng doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại, do người lao động bị chậm thanh toán lương nhiều lần sẽ dẫn đến 2 trạng thái: Một là sẽ xin việc sang đơn vị khác làm, hai là sẽ nảy sinh tâm lý chán nản dẫn đến làm việc không tập trung, không năng suất, không có trách nhiệm cao, làm việc chống đối....Hiện nay có một nguyên nhân rất lớn dẫn đến tình trạng nợ lương ở các doanh nghiệp là hàng tồn kho nhiều, công nợ bị nợ đọng nhiều và chậm thu hồi nợ, đầu ra không ổn định và ít....Nếu doanh nghiệp nào, nhất là doanh nghiệp nhỏ nguồn vốn có hạn mà lại làm dự án, công trình nhà nước trong giai đoạn này thì việc bị chiếm dụng vốn là điều đương nhiên.
Email Hoangnhu278@yahoo.com.vn cho rằng: Tác giả đã phản ánh rất đúng tình hình hiện tại ở các doanh nghiệp. Rất nhiều công ty nợ lương, trả chậm lương, nhưng việc trả lãi do việc chậm lương cho người lao động theo Luật Lao động không bao giờ được nhắc đến. Và khi người lao động chấm dứt HĐLĐ do không có khả năng bố trí việc làm, người lao động phải chịu rất nhiều khó khăn: 1. Không có công ăn việc làm; 2. Không được trả luôn tiền lương đã bị nợ từ trước; 3. Không được lĩnh tiền bảo hiểm thất nghiệp (do công ty nợ tiền BH -> không chốt được sổ-> người lao động không thể làm thủ tục hưởng BH thất nghiệp đúng hạn, mà chẳng biết đến bao giờ công ty mới có tiền để trả hết tiền BH). Như vậy là người lao động thiệt đơn, thiệt kép. Kính mong các báo hãy cùng chung tay, kiến nghị với cơ quan nhà nước để cứu người lao động trong thời buổi khó khăn này.
Email evol20758@yahoo.com bộc bạch: Là chủ một DN, không phải không có nỗi khổ. Tôi cũng định bỏ DN từ năm ngoái. Nhưng nếu vậy người lao động nhiều năm gắn bó với mình sẽ ra sao đây? Có ai biết rằng tài sản DN đã hết. Nhà phải đi ở thuê, con phải giảm học thêm, gia đình bị ai oán vì công nợ ... Lúc này rất mong người LĐ hiểu và cố gắng cùng chia sẻ. Người LĐ còn có DN để mà làm chỗ bấu víu, chứ DN trông cậy, bấu víu vào đâu? Nhiều lúc chỉ muốn nhắm mắt xuôi tay, nhưng nợ đời chưa trả xong nên vẫn phải cố vì không muốn con cái lại phải thay mình gánh nợ! Lại nghĩ đến người LĐ đã gắn bó với DN, nên cố giữ giá trị đã có, đừng đạp đổ để rồi… không lối thoát!
Trăn trở của email quoctuanvutran@yahoo.com.vn: Nông dân mất đất sản xuất, còn công nhân thì bị nợ lương. Bộ LĐ-TB-XH, các cơ quan chức năng sao chưa thấy có biện pháp bảo vệ người lao động?
Ban Bạn đọc