- Sau khi vợ tôi sinh em bé bao nhiêu tháng chúng tôi ly hôn được? Và lúc đó thì vợ tôi chắc chắn được quyền nuôi cháu gái mới sinh, nhưng tôi có được quyền nuôi cháu trai không?
TIN BÀI KHÁC
Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2012
Nghỉ việc nhưng ngân hàng không chịu trả sổ BHXH?
Bị tố không trả tiền lương, giám đốc phủ nhận nhân viên
Phải ‘cai sữa’ cho thị trường bất động sản
Tập đoàn: Thua lỗ, lương cao, không hiệu quả?
(Ảnh minh họa) |
Vậy cho tôi hỏi: Hiện nay vợ tôi đang mang thai thì có ly hôn được không? Nếu được thì khi ra tòa tôi có được quyền nuôi con trai hơn 3 tuổi không? Nếu không được thì sau khi vợ tôi sinh em bé bao nhiêu tháng thì chúng tôi ly hôn được và lúc đó thì vợ tôi chắc chắn được quyền nuôi cháu gái mới sinh, nhưng tôi có được quyền nuôi cháu trai không? lngoanct@...
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.
Với quy định nói trên, chỉ trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng mới bị hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn. Trong trường hợp này, tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng. Người chồng phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.
Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng, có nghĩa là nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, mặc dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.
Về vấn đề nuôi con: Theo quy định tại điều 92 Luật HN&GĐ 2000 có quy định như sau:Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Do đó nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì đối với con dưới 36 tháng tuổi, sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, còn bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng, đồng thời vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Sau khi em bé đủ 3 tuổi, đồng thời có căn cứ cho rằng người mẹ nuôi con làm ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất và tinh thần của con thì người cha có thể giành được quyền nuôi con. Theo điều 93 Luật Hôn nhân - gia đình năm 2000, sau khi ly hôn, vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hay hai bên, tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con khi người này không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu khi đó người con đủ (hoặc lớn hơn) 9 tuổi, thì tòa án còn phải xem xét đến nguyện vọng của người con này muốn được ai trực tiếp nuôi.
Đối với con trên 36 tháng tuổi, tòa án sẽ căn cứ quy định trên để quyết định. Để được Tòa án quyết định cho bạn được nuôi, bạn cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục, đồng thời không bị rơi vào trường hợp bị hạn chế quyền nuôi con theo quy định tại Điều 41 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000: “Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).