- Bài “BĐS kêu lỗ khủng để lobby giải cứu” đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Sợ "không chính chủ", vội đi sang tên cho xe máy
Lấy vợ nhưng muốn cuộc sống tự do, không con cái
Tập đoàn nợ khủng, dân biến thành… con nợ?
Chó gây tai nạn chủ phải đền
Bạn định cư ở nước ngoài, tiền cho vay có đòi được không?
Xôn xao về chuyện ‘chính chủ’
Thu nhập gấp 3 vợ, li hôn chồng có được nuôi con?
Tiền của dân hãy xây dựng bệnh viện, trường học…
Ý kiến của email tanhahuy@gmail.com: Cảm ơn tác giả Mạnh Hà đã vạch trần lòng tham không đáy và thủ đoạn của mấy tay trùm BĐS.
Nguyễn Thắng, email nguyenhhthang@gmail.com tán đồng: Bài viết quá đúng. Tôi đồng ý 100%. Khi có lợi nhuận khủng trong mấy năm trước thì các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư chia cho nhà nước được cái gì? Được mấy phần trăm? Để rồi các chủ doanh nghiệp lao vào mà xây tiếp ào ạt. Giá thì trên trời, người làm việc chỉ có lương là chính ở VN nói chung là thu nhập rất thấp, nhưng giá thì cứ vài nghìn USD/m2 thì bán cho ai? Bán cho đầu cơ là chính. Người cần nhà thì không có tiền mà mua. Nay nếu nhà nước hỗ trợ cho chủ đầu tư là không công bằng, vì suy cho cùng tiền giải cứu vẫn là tiền đóng thuế của chính người dân.
Phụ họa của Tran Van Nhat, email nht@gmail.com: Tôi thấy rất đúng về việc kêu lỗ để trục lợi. Khi anh lãi quá nhiều do giá bất động sản trên trời thì người chịu thiệt là người mua. Bây giờ giá vẫn chưa chạm giá thực, anh chỉ nên lãi ít thôi chứ. Dân làm ăn bình thường, viên chức... bao giờ mới mua được nhà theo giá hiện nay (giá hiện tại thôi)? Cứ tính giá m2 xây dựng và chất lượng vật liệu... thì sẽ thấy họ vẫn đang lãi như thế nào?
Ảnh minh họa |
Quan điểm của Tân Nguyễn, email nicktan28@yahoo.com: Đầu tư BĐS ở VN chủ yếu là đầu cơ. Trong kinh doanh thì lời ăn, lỗ chịu sao nhà nước lại phải cứu doanh nghiệp BĐS? Nếu nhà nước cứu BĐS là cứu người giàu, còn dân nghèo còng lưng kiếm tiền cả đời cũng chưa mua nổi căn hộ cấp thấp, có phải là nghịch lý không? Tiền cứu BĐS ở đâu? Tiền của nhà nước chính là tiền của dân, như vậy có phải tiếp tay người giàu moi tiền người lao động nghèo không? Các ngân hàng làm ăn yếu kém, chạy theo xu hướng, áp lãi suất quá cao thì phải trả giá, thôi thì nhà nước hãy để cho cơ chế thị trường tự nó cân bằng, trả lại nền kinh tế phát triển đúng như dòng chảy của nó. Tiền của dân hãy đầu tư xây dựng bệnh viện (quá chật chội ở nội ô), đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá, trường học, hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp cho đại đa số người dân, đừng chỉ giúp người giàu.
Nhà nước có muốn cứu, cũng không cứu được đâu
Nguyễn Văn Châu, email chauchau2003@gmail.com lo ngại trên cơ sở phân tích: 1) Tình trạng tham nhũng chính sách, đất đai, tài nguyên là nghiêm trọng. 2) Nhiều người có lợi ích gắn liền với các doanh nghiệp BĐS. Thậm chí là nơi cất giữ tài sản của họ sau khi đục khoét được. 3) Giới BĐS có rất nhiều tiền, lợi ích chia sẻ và quan hệ để lobby. 4) BĐS và ngân hàng đã thực sự biến cả nền kinh tế làm con tin. Phương châm ‘lấy mỡ nó rán nó’ được thực hiện triệt để. Từ nhiều năm trước, nhiều tài sản thế chấp là BĐS và các dự án BĐS đã được cố tình định giá cao hơn thực tế rất nhiều, để lấy tiền NH đầu tư vô trách nhiệm vào các ‘công ty sân sau’ và thua lỗ lớn (ACB là thí dụ). Nếu BĐS giảm giá và nếu thanh lý các tài sản đúng với giá trị của nó thì nhiều NH sẽ phá sản. Dân, doanh nghiệp sẽ mất tiền vì 90% tiền của NH là huy động của XH.
Nguyễn Huy Phương, email hpgreentech@gmail.com cảnh báo: Chờ nhà nước cứu BĐS, cứu ngân hàng à, vậy thì ai sẽ cứu nhà nước đây?
Tán đồng của bạn Hưng, email abc@gmail.com qua lập luận: Gửi các ‘bác’ vẫn chờ được cứu. Nhà nước có muốn cứu cũng không cứu được đâu, đây là câu chuyện của thị trường, của lòng tin. Cũng điểm lại một số thông tin để các ‘bác’ tham khảo: 1. Vinashin, Vinaline là những doanh nghiệp của nhà nước, nhà nước rất muốn cứu, rất muốn khôi phục mà mấy năm nay còn chưa làm xong. 2. Lương tối thiểu tăng thêm có 100k mà Quốc hội còn phải họp bàn lên bàn xuống. Với hai thông tin đó, các ‘bác’ hiểu thế nào thì hiểu. Cũng lưu ý các ‘bác’ thêm là lỗ ít còn hơn lỗ nhiều, lỗ nhiều còn hơn mất tất!
Giọng Nguyễn Trường Sơn, email sontrangtien@yahoo.com hài hước nhưng dứt khoát: Thị trường bất động sản phải ‘cai sữa’ thì mới có thể phát triển được. Tất nhiên, đang được ‘bú’ mà bị ‘cai’ thì sẽ ‘quấy khóc’ là lẽ tự nhiên thôi!
Ban Bạn đọc