- Sau khi sự việc hai học sinh người dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh phải nghỉ học, có nguy cơ không thể lấy được bằng tốt nghiệp trung cấp văn hoá nghệ thuật được phản ánh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo hỗ trợ tiền cho các em học hết bậc PTTH.
TIN BÀI KHÁC:
Mong manh sự sống của cậu bé người Mơ Nông
Xót lòng bé gái 12 tuổi bại liệt, chậm phát triển trí tuệ
Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 11/2012
Xót thương số phận éo le của hai mẹ con mù lòa
Chưa đầy 1 tháng 2 con mất cả ba, lẫn mẹ
Hy vọng thầy Thái bình phục trở về đứng lớp
Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 11/2012
Xót lòng bé gái 12 tuổi bại liệt, chậm phát triển trí tuệ
Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 11/2012
Xót thương số phận éo le của hai mẹ con mù lòa
Chưa đầy 1 tháng 2 con mất cả ba, lẫn mẹ
Hy vọng thầy Thái bình phục trở về đứng lớp
Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 11/2012
Sau khi hoàn cảnh của em Hồ Thị Xuân (SN 1993) và em Hồ Văn Khăm (SN 1992), ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh được phản ánh trên Báo VietNamNet qua bài viết: Không tiền "niềm tự hào người Chứt" phải về với rừng, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở LĐTBXH và Sở Tài chính trình chi phí hỗ trợ cho các em học hết cấp 3 để tỉnh duyệt.
Sau đó, UBND tỉnh đã quyết định trích 53 triệu đồng hỗ trợ cho hai em học hết bậc PTTH tại Trung tâm GDTX và Kỹ thuật hướng nghiệp Hương Khê.
Toàn bộ số tiền trên được giao cho Đồn Biên phòng 575 quản lý, chi cho các em ăn học dần trong 3 năm.
Ông Đoàn Văn Dương, Giám đốc Trung tâm GDTX đã xác nhận những thông tin trên. Theo ông Dương, hiện hai em đã vào học ổn định, đầy đủ, bắt đầu từ lớp 10, và sẽ được hỗ trợ chi phí ăn học trong vòng 3 năm.
Sau đó, UBND tỉnh đã quyết định trích 53 triệu đồng hỗ trợ cho hai em học hết bậc PTTH tại Trung tâm GDTX và Kỹ thuật hướng nghiệp Hương Khê.
Toàn bộ số tiền trên được giao cho Đồn Biên phòng 575 quản lý, chi cho các em ăn học dần trong 3 năm.
Ông Đoàn Văn Dương, Giám đốc Trung tâm GDTX đã xác nhận những thông tin trên. Theo ông Dương, hiện hai em đã vào học ổn định, đầy đủ, bắt đầu từ lớp 10, và sẽ được hỗ trợ chi phí ăn học trong vòng 3 năm.
Nhạc sỹ Ngọc Thịnh - Chủ tịch Chi hội nhạc sỹ Hà Tĩnh (áo đen) và nhạc sỹ Quốc Nam (Phó CT chi hội) trao quà cho hai em học sinh người Chứt. |
“Biết hoàn cảnh khó khăn của các em, vừa qua lãnh đạo Chi hội nhạc sỹ Hà Tĩnh cũng đã đến thăm và tặng hai suất quà cho hai em để động viên các em ăn học”, ông Dương nói.
Chia sẻ với phóng viên, em Hồ Thị Xuân vui vẻ nói, may nhờ báo VietNamNet phản ánh, được các bác các chú lãnh đạo quan tâm nên chúng em mới được đi học trở lại. Bọn em hứa sẽ học tập thật tốt, không phụ lòng của mọi người.
Trước đó, hoàn cảnh của hai học sinh - niềm tự hào của dân tộc Chứt được biết đến khi đang thất học, có nguy cơ không thể lấy được bằng tốt nghiệp trung cấp nghệ thuật tại Đại học VHNT quân đội vì các em chưa có bằng cấp 3.
Xuân có năng khiếu chơi nhạc cụ dân tộc là đàn Tơ- rơ- bon, còn Khăm thì có biệt tài hội họa từ nhỏ. Vào năm 2007, lúc đó hai em mới học xong lớp 5, trong một lần đến thăm bản Rào Tre, nhạc sỹ An Thuyên, lúc đó là Hiệu trưởng Trường ĐH VHNT Quân đội đã biết đến tài năng của các em và đã tuyển thẳng vào học tại các lớp trung cấp nghệ thuật.
Chia sẻ với phóng viên, em Hồ Thị Xuân vui vẻ nói, may nhờ báo VietNamNet phản ánh, được các bác các chú lãnh đạo quan tâm nên chúng em mới được đi học trở lại. Bọn em hứa sẽ học tập thật tốt, không phụ lòng của mọi người.
Trước đó, hoàn cảnh của hai học sinh - niềm tự hào của dân tộc Chứt được biết đến khi đang thất học, có nguy cơ không thể lấy được bằng tốt nghiệp trung cấp nghệ thuật tại Đại học VHNT quân đội vì các em chưa có bằng cấp 3.
Xuân có năng khiếu chơi nhạc cụ dân tộc là đàn Tơ- rơ- bon, còn Khăm thì có biệt tài hội họa từ nhỏ. Vào năm 2007, lúc đó hai em mới học xong lớp 5, trong một lần đến thăm bản Rào Tre, nhạc sỹ An Thuyên, lúc đó là Hiệu trưởng Trường ĐH VHNT Quân đội đã biết đến tài năng của các em và đã tuyển thẳng vào học tại các lớp trung cấp nghệ thuật.
Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghệ thuật thì hai em không được tài trợ để học hết cấp 3. Gia đình quá nghèo, hai em đành phải trở về bản làng. Đối với người Chứt, hai em lâu nay vẫn là niềm tự hào của bản làng, việc hai em thất học trở về đã khiến mọi người buồn bã.
Nay thì niềm vui đó đã được tiếp nối. Họ lại hy vọng vào những người con hiếm hoi của bản làng được học hành bài bản, để khi ra trường có thể trở về quê giúp bà con dân bản.
Nay thì niềm vui đó đã được tiếp nối. Họ lại hy vọng vào những người con hiếm hoi của bản làng được học hành bài bản, để khi ra trường có thể trở về quê giúp bà con dân bản.
Duy Tuấn