Đây là bằng chứng không thể chối cãi về khả năng ngày một lớn mạnh của Trung Quốc trong công nghệ quân sự.
Chỉ vẻn vẹn hai tuần sau khi đưa
ra hàng loạt hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên trên Internet, báo chí Trung
Quốc hôm thứ hai đã xuất bản những tấm hình đầu tiên về J-15. Một ngày trước đó,
các trang web tập trung vào quân sự Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh tương tự,
được chụp ở phía ngoài nhà máy Thẩm Dương phía đông bắc Trung Quốc, nơi phát
triển loại máy bay này.
Hình ảnh không chính thức của J-15, loại máy bay mới của quân đội Trung Quốc được cho là phát triển phục vụ tàu sân bay. Ảnh: Hoàn cầu thời báo |
“Những hình ảnh gần đây công bố các loại máy bay đang phát triển là một dấu hiệu thể hiện sự nới lỏng trong kiểm soát thông tin quân sự ở Trung Quốc”, Lam Vân, biên tập tạp chí Modern Ships tại Bắc Kinh nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nó có thể xem là dấu hiệu về sự minh bạch hơn của quân đội”.
Ông Lam và Andrei Chang - biên tập tờ Kanwa Asian Defense Review ở Hong Kong, cho rằng, hình ảnh công bố thể hiện loại máy bay mới đã qua kiểm tra ở nhà máy và giờ đây đang chuẩn bị bay thử nghiệm.
Những đánh giá của giới phân tích và giới đam mê hàng không Trung Quốc đã chỉ ra một loại máy bay chiến đấu với công nghệ tốt nhất mà Trung Quốc có thể sản xuất: thiết bị hiển thị hiện đại, rađa chống hạm tiên tiến, tên lửa tự dẫn, trái ngược hẳn với loại máy bay thông thường hiện có của Trung Quốc.
Khi được triển khai, có lẽ là sau năm 2015, 1-15 sẽ là dấu hiệu báo bình minh của một khả năng mới trong việc xác định uy quyền dọc bờ biển của Trung Quốc.
Cả tàu sân bay và máy bay chiến đấu được cho là áp dụng những công nghệ tốt nhất của Trung Quốc, nhưng đều liên quan tới Liên Xô cũ. Tàu sân bay mới, có thể mang tên Shi Lang - là một phiên bản của tàu sân bay Liên Xô năm 1988 mà Trung Quốc đã mua từ Ukraine sau năm 1991.
J-15 thì đi theo một lộ trình quanh co hơn.
Nhiều báo cáo cho rằng, Trung Quốc mong muốn Moscow bán cho họ chiếc Sukhoi-33, loại máy bay chiến đấu của những năm 1980 có khả năng hạ cánh trên tàu sân bay. Nga đã từ chối. Nhưng trong năm 2001, Trung Quốc đã mua một phiên bản Su-33 đầu tiên từ Ukraine và bắt đầu nghiên cứu.
Theo giới quan sát, chiếc J-15 có bề ngoài như một bản sao của Su-33 nhưng thực tế bên trong đã được làm lại với những cải tiến của Trung Quốc. Ông Lam cho rằng, những tiến bộ trong hệ thống điện tử và tên lửa đã lỗi thời làm cho nó trở thành một phiên bản hiện đại hơn nhiều so với máy bay của Nga.
J-15 còn được so sánh với F-18 của Mỹ nhưng ông Lam quả quyết rằng, nó có thể mang nhiên liệu ít hơn so với máy bay Mỹ vì được thiết kế hoạt động trên tàu sân bay sử dụng boong bay có cầu bật để cất cánh.
Còn nhớ trong tháng 2, một tòa án Ukraine đã kết án một người Nga tội cung cấp chi tiết cho Trung Quốc về tổ hợp huấn luyện - thử nghiệm NITKA ở gần thành phố Saki, Crimea, Ukraine vốn được xây dựng từ thời Liên Xô. Căn cứ này có tầm quan trọng sống còn đối với một quốc gia có các tàu sân bay sử dụng boong bay có cầu bật cho máy bay cất cánh.
Tại Hồ Lô Đảo - một cơ sở hải quân phía đông bắc Trung Quốc, các công nhân được cho là đã xây dựng một phiên bản của trung tâm thử nghiệm NITKA.
-
Thái An (Theo Nytimes)
Nhật nhảy vào cuộc đua máy bay tàng hình
TQ dùng công nghệ Mỹ làm máy bay tàng hình?
Mỹ lo ngại về máy bay tàng hình Trung Quốc
Người Australia lo ngại mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc
Đường sắt cao tốc và sức mạnh quân sự Trung Quốc
Tư lệnh Mỹ hối thúc Trung Quốc minh bạch quân sự
Trung Quốc thách thức ưu thế quân sự Mỹ
Thực hư chuyện hiện đại hóa quân sự Trung Quốc