- Một nước giàu tài nguyên không đồng nghĩa nước đó sẽ phát triển thịnh vượng và tránh được đói nghèo, nếu không biết khai thác tài nguyên một cách khôn ngoan. Đó là "lời nguyền tài nguyên" mà Đối thoại chống tham nhũng lần thứ 9 tổ chức ngày 25/5 với chủ đề "Tham nhũng trong ngành khai khoáng ở Việt Nam" mong tìm được cách hóa giải.
>> Sáng kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 (VACI)
Công nghiệp khai khoáng là ngành dễ xảy ra tham nhũng do những yếu tố như đầu tư lớn, lợi thế độc quyền, trong khi vai trò giám sát của các tổ chức xã hội chưa được phát huy hiệu quả. Tham nhũng trong ngành khai khoáng khiến lợi nhuận không thuộc về ngân sách Chính phủ và người dân, nếu năng lực quản lý của Chính phủ yếu, "lời nguyền tài nguyên" rất dễ xảy ra, ông Matthieu Salomon, cố vấn cao cấp của của tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) phân tích tại cuộc họp báo sáng nay (24/5) trước thềm Đối thoại.
Khai thác khoáng sản ở Cao Bằng. Ảnh: Kiên Trung |
Ông Salomon lấy ví dụ về Indonesia, nơi mà những tỉnh giàu tài nguyên nhất cũng là những tỉnh có tỉ lệ nghèo đói cao nhất, chính trị không ổn định và hay xảy ra xung đột xã hội. Ngược lại, Na Uy, qua chia sẻ của bà Thea Martine Ottmann, Bí thư thứ nhất ĐSQ Na Uy, lại là một ví dụ thành công trong việc chuyển sự giàu có về tài nguyên thành sự thịnh vượng của quốc gia bằng các cam kết chính trị, hệ thống quản trị tốt và quan tâm đến phúc lợi xã hội cho người dân.
Làm sao để Việt Nam có thể biến "lời nguyền" thành 'lợi thế" như Na Uy đã làm cũng chính là mục đích của Đối thoại chống tham nhũng lần thứ 9. Đối thoại lần này có tham luận của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Công thương và Thanh tra Chính phủ, tập trung phân tích về chống tham nhũng trong quản lý nhà nước đối với khoáng sản, chống tham nhũng trong khai thác và xử lý tài nguyên, các lỗ hổng và sai phạm về cơ chế, chính sách trong khai khoáng, cũng như những hậu quả về mặt xã hội của tham những trong khai khoáng.
Để chuẩn bị cho Đối thoại, một hội nghị bàn tròn do ĐSQ Thụy Điển và Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 16-17/5 đã chỉ ra tham nhũng trong ngành khai khoáng hiện nay là vô cùng phức tạp. Nguy cơ và dấu hiệu tham nhũng xuất hiện ở mọi khâu từ xây dựng quy hoạch đến điều tra trữ lượng đến khai thác khoáng sản. Sân chơi này cũng chưa có sự công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân.
Hội nghị trên cũng chỉ ra quản lý yếu kém và cơ chế xin - cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng trong khai khoáng. Điều này cần được khắc phục trong Luật Khoáng sản đang được soạn thảo.
Chính vì vậy, chủ điểm mà các đối tác phát triển của Việt Nam, do Đại sứ quán Thụy Điển làm đại diện, chọn nhấn mạnh tại Đối thoại chống tham nhũng lần này là minh bạch và trách nhiệm giải trình. Đại sứ Thụy Điển Staffan Herrstroem nhận định đó là phương pháp nhổ tận gốc nạn tham nhũng trong mọi lĩnh vực: "Chính phủ hãy tạo điều kiện cho mọi cá, nhân tổ chức được tham gia. Báo chí là người bạn của Chính phủ trong việc phát hiện tham nhũng".
"Đảm bảo vững chắc việc tiếp cận thông tin cho mọi công dân là vô cùng quan trọng. Vì chống tham nhũng là một công việc đòi hỏi sự tham gia của mọi đối tượng, không chính phủ nào có thể chống tham nhũng một mình", Đại sứ Thụy Điển nói.
Minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng là nội dung của Sáng kiến Minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) mà các đối tác phát triển muốn vận động Việt Nam tham gia. EITI là sáng kiến liên minh mang tính tự nguyện giữa các chính phủ, công ty, tổ chức xã hội dân sự và tổ chức quốc tế cùng chung mục đích nâng cao tính minh bạch và công khai hóa trong ngành khai thác khoáng sản. Hiện đã có 35 quốc gia và hơn 50 công ty khai khoáng trên thế giới tham gia sáng kiến này.
Thủy Chung
Tất cả cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể ở cấp địa
phương đều có thể gửi đề án tham gia chương trình. Vòng
chung kết cuộc thi và diễn đàn Trao đổi tri thức - hai hoạt
động chính
của chương trình - sẽ được tổ
chức ngày 18-19/8/2011 tại Hà Nội.