- Đại diện một số tỉnh phía Nam than “nhức đầu” tìm cách giữ chân thạc sĩ học nước ngoài về. Cải cách lương, theo họ, là trả lại công bằng: người “tà tà” không thể được trả lương như người làm việc thực sự.
>> Lương: Cải cách thật chứ đừng ‘gọt chân cho vừa giày’
Chỉ trích hệ thống tiền lương lạc hậu, thậm chí dùng từ "hệ thống lương "giả vờ", Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, ĐH Kinh tế TP HCM Trần Văn Thiện cho rằng cần "cải cách" thực sự, không thể “đến hẹn lại lên”, theo chu kỳ như báo cáo tổng kết.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nói xây dựng chính sách tiền lương phải trên cơ sở thực tiễn, thang bậc lương hay mức lương tối thiểu chỉ là "vấn đề kỹ thuật", quan trọng nhất vẫn là cơ chế.
‘Nhức đầu’ tìm cách giữ chân thạc sĩ
Khai màn hội thảo, Giám đốc Sở nội vụ Cần Thơ Trần Oanh Liệt nêu ngay thực trạng mà nhiều người không lạ gì: lương cán bộ, công chức quá thấp trong khi khối lượng công việc (do sự phát triển kinh tế - xã hội) lại nhiều.
>> Lương: Cải cách thật chứ đừng ‘gọt chân cho vừa giày’
Chỉ trích hệ thống tiền lương lạc hậu, thậm chí dùng từ "hệ thống lương "giả vờ", Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, ĐH Kinh tế TP HCM Trần Văn Thiện cho rằng cần "cải cách" thực sự, không thể “đến hẹn lại lên”, theo chu kỳ như báo cáo tổng kết.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nói xây dựng chính sách tiền lương phải trên cơ sở thực tiễn, thang bậc lương hay mức lương tối thiểu chỉ là "vấn đề kỹ thuật", quan trọng nhất vẫn là cơ chế.
‘Nhức đầu’ tìm cách giữ chân thạc sĩ
Khai màn hội thảo, Giám đốc Sở nội vụ Cần Thơ Trần Oanh Liệt nêu ngay thực trạng mà nhiều người không lạ gì: lương cán bộ, công chức quá thấp trong khi khối lượng công việc (do sự phát triển kinh tế - xã hội) lại nhiều.
Chuyên gia Diệp Văn Sơn: Chính sách tiền lương có nhiều khiếm khuyết
biến một bộ phận công chức vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của cơ chế.
Ảnh: Thái Thiện |
Theo ông Liệt, chính quyền TP Cần Thơ đang "nhức đầu" trong việc giữ chân 150 thạc sĩ học nước ngoài trở về, bởi có cán bộ sẵn sàng trả tiền đào tạo cho Nhà nước để ra ngoài làm, với mức lương hấp dẫn 18-20 triệu đồng/tháng. Tình trạng "chân ngoài dài hơn chân trong" khá phổ biến, ngay cả ở những vị trí chủ chốt như giám đốc doanh nghiệp.
Chia sẻ với ông, Giám đốc Sở Nội vụ Sóc Trăng Nguyễn Thị Tuyết cho biết, sinh viên hệ chính quy ra trường thường không chọn cơ quan Nhà nước để "đầu quân", chỉ vì lương ở đây thấp. Ở Sóc Trăng, thậm chí cán bộ đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài theo đề án 150 sau khi về nước đã được đặc cách nhận thẳng không thông qua thi tuyển như bình thường. Ưu ái vậy, nhưng lãnh đạo vẫn lo không biết giữ cán bộ được bao lâu...
Theo ông Trần Văn Thiện, “mức lương tối thiểu hiện nay 830.000 đồng chỉ có giá trị để so sánh với mức lương tối đa mà thôi, bởi nó hoàn toàn lạc hậu trên thực tế”.
Ông Thiện tính toán, riêng tiền ăn tối thiểu, hàng ngày CBCC phải chi 40.000 đồng, tức 1,2 triệu/tháng. Nếu tính chi phí tiền ăn chiếm 50% tổng lương thì mức lương tối thiểu để đủ sống phải là 2,4 triệu đồng/tháng.
Ông Diệp Văn Sơn - chuyên gia dự án hỗ trợ cải cách hành chính TP HCM, thì nhận định chính sách tiền lương hiện còn nhiều khiếm khuyết, dẫn tới các hệ lụy: một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức thoái hóa biến chất, “làm khó ló ra tiền”, tham ô tập thể…
“Công chức chúng ta vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của cơ chế này” - ông Sơn nhận xét.
Hiệu quả công việc là thước đo
Ông Trần Oanh Liệt cho rằng, đang có "ẩn số tiền lương" cần được giải quyết sớm, đó là tìm ra sự công bằng về lương, không thể để cán bộ, công chức làm rất nhiều việc nhưng lương chỉ bằng người làm tà tà, tới đâu hay tới đó.
Nếu chi phí tiền ăn chiếm 50% tổng lương thì mức lương tối thiểu để đủ sống phải là 2,4 triệu đồng/tháng. Ảnh: Minh Thăng |
Cùng chung nhận định này, Vụ trưởng Vụ Chính sách địa phương, Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Đức nhấn mạnh: "Chúng ta đang trả lương theo bằng cấp, chuyên môn và thâm niên, trong khi kết quả, hiệu quả công việc mới là thước đo, tạo nên sự hợp lý. Có làm tốt việc trả lương theo hiệu quả công việc thì mới tạo động lực cho sáng tạo".
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng lưu ý chính sách tiền lương thời gian qua là "có vấn đề". Tình trạng càng bổ sung càng chắp vá là do chúng ta không kiên định nguyên tắc đặt ra trước đó. Cái khó tiếp theo là nguồn chi trả, nếu tiếp tục duy trì cách “làm lương” như hiện tại, sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề, bởi số người hưởng lương hiện quá lớn, hơn 7 triệu người…
Theo Thứ trưởng, sắp tới việc cải cách tiền lương cần được làm "thực chất", quyết liệt hơn, cải cách cơ chế lương trên cơ cấu ngân sách, khắc phục những bất hợp lý về tiền lương và trợ cấp, gắn cải cách tiền lương với sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Ngoài ra, cải cách tiền lương cũng cần được thực hiện trên cơ sở hình thành cơ chế riêng đối với từng khu vực: hành chính, lực lượng vũ trang, sự nghiệp, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công..
Thái Thiện
MỜI BẠN ĐỌC THÊM:
TP.HCM muốn được tự chủ về lương
Công chức dứt áo, quan chức lẫn lộn buồn vui
Vì sao tôi dứt áo ra đi?
2015: Lương công chức 4.000 USD/năm?
'Lương ơi, đừng tăng nữa!'
Dân công sở buồn vì... được tăng lương
Lương có thể chờ nhưng đãi ngộ đừng lờ đi
Lương tối thiểu chỉ đảm bảo... ăn no, đủ calo
Công chức nghèo bàn chuyện lương thấp
Không dám sinh con vì lương thấp
Làm Nhà nước 23 năm, hưởng lương... 2 triệu
Thứ trưởng Nội vụ: Cần cái nhìn cách mạng về lương công chức
Không sống bằng lương, công chức phất lên nhờ "lậu"
Sớm cải cách lương gắn với vị trí việc làm
Công chức dứt áo, quan chức lẫn lộn buồn vui
Vì sao tôi dứt áo ra đi?
2015: Lương công chức 4.000 USD/năm?
'Lương ơi, đừng tăng nữa!'
Dân công sở buồn vì... được tăng lương
Lương có thể chờ nhưng đãi ngộ đừng lờ đi
Lương tối thiểu chỉ đảm bảo... ăn no, đủ calo
Công chức nghèo bàn chuyện lương thấp
Không dám sinh con vì lương thấp
Làm Nhà nước 23 năm, hưởng lương... 2 triệu
Thứ trưởng Nội vụ: Cần cái nhìn cách mạng về lương công chức
Không sống bằng lương, công chức phất lên nhờ "lậu"
Sớm cải cách lương gắn với vị trí việc làm