- Tôi đã từng học tập và làm việc ở Đức gần chục năm cho nên rất tâm đắc một vài
phong cách văn hóa của người Đức. Câu nói "đi càng nhiều hiểu biết càng rộng"
thật không đúng với nhiều người Việt đã từng học ở Đức.
Chỉ ở Việt Nam mới có kiểu bán hàng đuổi khách!
Nhục nhã khi nhà hàng Việt từ chối phục vụ người Việt
"Người Việt ý thức kém, không phục vụ là phải!"
Không bán hàng cho người Việt vì họ… xấu tính
Nhục nhã khi nhà hàng Việt từ chối phục vụ người Việt
"Người Việt ý thức kém, không phục vụ là phải!"
Không bán hàng cho người Việt vì họ… xấu tính
Lễ hội Việt: Khi văn hóa nằm trên… bàn ăn
Nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Đức-Việt, 2010 được chọn là "Năm Đức ở Việt Nam" với nhiều chương trình đa dạng, phản ánh toàn diện và sâu sắc mối quan hệ song phương giữa hai nước. Trong đó phía Đức đã tài trợ chi phí đi lại và ăn ở để mời toàn bộ cựu học sinh tại Đức tham gia hội nghị và thực hiện chương trình lớn tại một khách sạn 5 sao ở Hà Nội.
Khách tham dự hội nghị có khoảng hơn 200 đại biểu đến từ nhiều thành phần trong chính phủ, bộ giáo dục từ hai phía, các tổ chức, sứ quán và đông đảo các cựu học sinh du học Đức.
Có thể nói rằng, hầu hết các anh chị du học tại Đức thời Đông Đức hầu hết đã ngoài 50 tuổi và đa số có địa vị, chức vụ lớn, nếu không thì cũng làm kinh doanh khá giả, và các anh chị thời đất nước thống nhất thì cũng đang và sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp. Ý tôi muốn nhấn mạnh rằng đối với họ, một khi đã thành đạt trong sự nghiệp thì sơn hào, hải vị đã nếm đủ và không còn thèm khát như thời bao cấp nữa.
Vậy mà tôi và nhiều bạn bè khác vô cùng thấy xấu hổ với hành động của nhiều anh chị thuộc giới trí thức giàu có. Đó là cho dù có tới hơn 200 đại biểu tham dự, nhưng duy nhất có một khu đặt buffet cho tiệc trưa. Và người Đức thì xếp hàng ngay ngắn lấy đồ ăn chứ không chen lấn xô đẩy.
Chúng tôi cũng xếp hàng, người Việt do nhanh chân nên toàn đứng hàng đầu, các giáo sư, thầy cô giáo, quan chức Đức thì nhường hết cho "cựu học sinh" nên họ xếp gần như là cuối cùng của con số hơn 200 người đó.
Và chúng ta đã biết là có cái gì ngon thì bị những người đầu và giữa hàng lấy hết, có rất nhiều đĩa thức ăn của người Việt đầy tú hụ thức ăn, có những người lấy cả chục con tôm hấp, họ ăn không hết và bỏ lại tại bàn ăn. Còn người Đức do đứng sau cùng nên phải vét từng hạt cơm, nhiều người còn không còn gì để vét.
Tôi đã thực sự thấy xấu hổ vì có những trí thức đã học ở Đức mà không học được văn hóa ăn uống của nước bạn.
Thật đáng tiếc!
Nguyễn Thị Hoan
(Cựu sinh viên Hohenheim 2003-2005- CHLB Đức)
Nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Đức-Việt, 2010 được chọn là "Năm Đức ở Việt Nam" với nhiều chương trình đa dạng, phản ánh toàn diện và sâu sắc mối quan hệ song phương giữa hai nước. Trong đó phía Đức đã tài trợ chi phí đi lại và ăn ở để mời toàn bộ cựu học sinh tại Đức tham gia hội nghị và thực hiện chương trình lớn tại một khách sạn 5 sao ở Hà Nội.
Khách tham dự hội nghị có khoảng hơn 200 đại biểu đến từ nhiều thành phần trong chính phủ, bộ giáo dục từ hai phía, các tổ chức, sứ quán và đông đảo các cựu học sinh du học Đức.
Thật xấu hổ với việc ăn uống của một số người VN. Ảnh minh họa |
Có thể nói rằng, hầu hết các anh chị du học tại Đức thời Đông Đức hầu hết đã ngoài 50 tuổi và đa số có địa vị, chức vụ lớn, nếu không thì cũng làm kinh doanh khá giả, và các anh chị thời đất nước thống nhất thì cũng đang và sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp. Ý tôi muốn nhấn mạnh rằng đối với họ, một khi đã thành đạt trong sự nghiệp thì sơn hào, hải vị đã nếm đủ và không còn thèm khát như thời bao cấp nữa.
Vậy mà tôi và nhiều bạn bè khác vô cùng thấy xấu hổ với hành động của nhiều anh chị thuộc giới trí thức giàu có. Đó là cho dù có tới hơn 200 đại biểu tham dự, nhưng duy nhất có một khu đặt buffet cho tiệc trưa. Và người Đức thì xếp hàng ngay ngắn lấy đồ ăn chứ không chen lấn xô đẩy.
Ảnh chỉ có tính minh họa. |
Chúng tôi cũng xếp hàng, người Việt do nhanh chân nên toàn đứng hàng đầu, các giáo sư, thầy cô giáo, quan chức Đức thì nhường hết cho "cựu học sinh" nên họ xếp gần như là cuối cùng của con số hơn 200 người đó.
Và chúng ta đã biết là có cái gì ngon thì bị những người đầu và giữa hàng lấy hết, có rất nhiều đĩa thức ăn của người Việt đầy tú hụ thức ăn, có những người lấy cả chục con tôm hấp, họ ăn không hết và bỏ lại tại bàn ăn. Còn người Đức do đứng sau cùng nên phải vét từng hạt cơm, nhiều người còn không còn gì để vét.
Tôi đã thực sự thấy xấu hổ vì có những trí thức đã học ở Đức mà không học được văn hóa ăn uống của nước bạn.
Thật đáng tiếc!
Nguyễn Thị Hoan
(Cựu sinh viên Hohenheim 2003-2005- CHLB Đức)
Bạn nghĩ gì về câu chuyện này? Mọi ý kiến xin gửi về hòm thư
doisong@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây |