- "Cậu bé biết đọc, tính từ 18 tháng bây giờ ra sao" là bài viết trong mảng giáo dục được đọc nhiều nhất, theo thống kê của Google Analytics, với 315.000 lượt đọc.

Dưới đây là những bài viết giáo dục có lượng độc giả theo dõi nhiều nhất trong năm 2014 trên VietNamNet

1.Cậu bé biết đọc, biết tính từ 18 tháng bây giờ ra sao?

Phan Đặng Nhật Minh, 14 tuổi là quán quân trò chơi truyền hình "Chinh phục" dành cho học sinh bậc THCS mùa thứ nhất.

{keywords}

Phan Đăng Nhật Minh, 14 tuổi. Ảnh: BTC cung cấp

Khi được hỏi “mong mỏi điều gì ở nhà trường”, Minh nói điều mình mong nhất là các thầy cô hãy thay đổi cách tư duy, cách dạy gò bó. Dạy làm sao để không kìm hãm tư duy học trò, giúp các em phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và trang bị kỹ năng tự học cho học sinh.

“Thầy cô biết cách dạy thực sự là người phải biết truyền cảm hứng cho học trò”.

Minh cũng nói rằng, trong giáo dục, cần thay đổi tư duy về học sinh, đừng để học sinh phụ thuộc vào thầy cô, mà hãy để các em tự phát triển mỗi khả năng riêng có của mình.

2. Tại sao hoa hậu Kỳ Duyên nói tiếng Pháp như vậy?

Bài phát biểu bằng tiếng Pháp của tân hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên tại Trường ĐH Ngoại thương những ngày cuối năm thu hút sự quan tâm lớn, khi cựu học sinh chuyên Pháp này có phát âm được đánh giá là "chưa chuẩn".

{keywords}

Thầy cô của hoa hậu Kỳ Duyên thừa nhận khả năng học sinh nghe nói kém tiếng Pháp là thực tế. (Ảnh: Tiin/Dân Việt)

Nhiều chuyên gia, thầy cô đã đi tìm lý giải cho việc này. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cùng lãnh đạo sở GD-ĐT Nam Định giải thích, điều kiện môi trường giao tiếp ít ỏi với người nói tiếng Pháp bản xứ là nguyên nhân. Câu chuyện này cũng là một dịp để nhiều người nhìn lại điểm yếu về dạy học ngoại ngữ trong nhà trường là chưa chú trọng đến các kỹ năng "nghe - nói".

3. '300 triệu không mua được suất giáo viên'

Tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, trước thắc mắc của các ứng viên về công tác tuyển dụng giáo viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết những năm qua địa phương này luôn làm hết sức để kỳ tuyển dụng này đảm bảo công bằng, tránh chuyện "đi đêm" giữa giám khảo với ứng viên.

Không ít con các lãnh đạo huyện  vẫn trượt trong đợt tuyển dụng này. 200-300 triệu đồng cũng không chạy được.

4. Nữ sinhcủa ĐH Harvard      

Lã Hồ Minh Khuê, HS Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam có học bổng ĐH Harvard trong 4 năm.

Cách dạy con của mẹ em, nhà văn nhà báoHồ Thị Hải Âu cũng là một gợi mở đáng suy nghĩ và nhận được nhiều quan tâm của độc giả.

5. Hai bao tải của người mẹ khiến cả trại giam bật khóc

Câu chuyện được lưu truyền trên mạng xã hội về tình cảm gia đình nghèo ở Trung Quốc  khiến nhiều độc giả xúc động.

Hai bao tải của người mẹ nghèo: một đựng bánh bà đi xin dọc đường để mang vào cho con trai trong trại giam, một đựng tro cốt người cha cùng tình cảm bao la của người cha người mẹ trong câu chuyện dành cho đứa con đã khiến cả trại giam bật khóc.

6. Cô gái cầm biển xin ôm đi khắp phố

Thêm một câu chuyện xúc động khác về hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của cô gái có tên Bảo Linh, sinh viên Học viện Báo chí - Tuyên truyền.

{keywords}

Ảnh cắt ra từ clip trên Youtube.

Linh nói, ý tưởng làm clip của nhóm xuất phát từ mong muốn góp một điều gì đó thật ý nghĩa để thể hiện tình yêu với đất nước, thông điệp đơn giản nhưng chân thành là thể hiện tình cảm của con người Việt Nam với bạn bè thế giới.

7. Đề xuất của GS Ngô Bảo Châu tại hội thảo "Đối thoại giáo dục"

Sự kiện "Đối thoại giáo dục" do nhóm GS người Việt đang làm việc ở nước ngoài, do GS Ngô Bảo Châu khởi xướng, được giới giáo dục ĐH quan tâm. Diễn ra trong các ngày 31/7 và 1/8, hội thảo đã giới thiệu các ý kiến về nhiều chủ đề cho phát triển giáo dục đại học.

{keywords}

GS Ngô Bảo Châu trao đổi với các đại biểu dự hôi thảo. (Ảnh: Lê Huyền)

8. 24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?      

Câu chuyện về bằng cấp trong xã hội Việt Nam luôn là chủ đề được quan tâm; khi mà trong thực tế, không ít người sở hữu học vị tiến sĩ không tham gia nhiều công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.

9. Bắc Ninh: Hàng trăm giáo viên bị đẩy ra đường            

Gắn với chuyện thiết thân là việc làm, câu chuyện thời sự của gần 300 giáo viên có thâm niên ở huyện Yên Phong, Bắc Ninh bị cắt hợp đồng giảng dạy để thay thế người mới thu hút sự quan tâm lớn.

{keywords}

Giáo viên các trường THCS tại Yên Phong (Bắc Ninh) bày tỏ sự bức xúc vì bị đẩy ra đường dù đã có nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành (Ảnh: V.Chung)

Thừa nhận chuyện tuyển dụng ở đây có nhiều hạn chế và bất cập nhưng lãnh đạo sở Nội vụ Bắc Ninh cho rằng "đây là vấn đề lịch sử để lại".Nghi vấn tiêu cực, ưu tiên con em cán bộ trong huyện cũng được đặt ra.

Chuyện thi giáo viên chỉ qua phỏng vấn có tìm được người giỏi cũng là câu hỏi lớn.  Lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng đã vào cuộc. Giải pháp ký hợp đồng ngắn hạn với hơn 260 giáo viên trượt xét tuyển nhanh chóng được đưa ra. Nhiều cán bộ bị kiểm điểm, luân chuyển nhưng không được nêu tên.

10. Huy chương toán quốc tế đang làm gì, ở đâu?

28 lượt học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO) trong 40 năm qua đã giành 52 huy chương vàng, 94 huy chương bạc, 67 huy chương đồng, 1 giải thưởng đặc biệt. Câu chuyện “chảy máu chất xám” một lần nữa được đặt ra và nhận nhiều chia sẻ của độc giả khi phần nhiều trong số này đã và đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài.

Những bài viết khác

11. Chân dung 'tiến sĩ' thi trượt giáo viên trường Ams

12.13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia giờ ra sao?

13. Nữ sinh trung cấp làm người đàn ông đớ người ra

14. Chuyện ở ngôi trường thay biển "Tiên học lễ..."

15. Chủ biên SGK toán tiểu học nói gì về bài toán tính gà?

16. Nữ thủ khoa thất nghiệp làm thợ mộc

17. ‘Từ 34.000 tỷ xuống 800 tỷ đồng, tôi sợ quá!’

18. Phó Thủ tướng: 'Con nuôi' kêu dữ quá!

19. Trò chuyện với Vụ trưởng từ chối lời đề nghị của Tạ Bích Loan

  • Đăng Duy (tổng hợp)