Trước đây, có hai phòng vệ sinh, một dành cho nam, một dành cho nữ. Tất cả học sinh trong trường đều đi vệ sinh ở hai phòng vệ sinh đó. Nhưng bây giờ, mỗi khối đều có hai phòng vệ sinh, không cần phải chạy một quãng dài để đi vệ sinh nữa.

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua.

Bài văn tả ngôi trường của em Thảo.

Em học ở trường Tiểu học Quang Trung. Trường Tiểu học Quang Trung của em nằm ở phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Vào ngày khai trường, nhà trường vẫn chưa tổ chức được vì còn bừa bộn, gạch đá ngổn ngang khắp sân trường.

Vì vậy, vào đầu năm học, nhà trường đã cho sửa sang lại trường. Lúc đó, trường em như một công trường lớn. Thời gian cứ thế trôi qua, cuối cùng cũng hoàn thành.

Nhà trường trồng thêm nhiều cây xanh và còn có cả những công trình măng non cho khối 3, 4, 5 chăm sóc.

Hồi trước, trường vẫn chưa có thư viện. Nhưng bây giờ, nhà trường đã xây thư viện đọc truyện, sách hoặc báo tùy ý.

Trước đây, có hai phòng vệ sinh, một dành cho nam, một dành cho nữ. Tất cả học sinh trong trường đều đi vệ sinh ở hai phòng vệ sinh đó.

Nhưng bây giờ, mỗi khối đều có hai phòng vệ sinh đó, không cần phải chạy một quãng dài để đi vệ sinh nữa.

Sau khi được sửa sang lại thì trường em đã trở nên khang trang và sạch đẹp hơn.. Em rất vui khi thấy trường mình được đổi mới và các bạn cũng rất có ý thức bảo vệ môi trường. Em thấy sau khi trường mình được đổi mới lại thì em càng yêu quý ngôi trường này hơn.

Nguyễn Phương Thảo (Lớp 4A – Trường tiểu học Quang Trung, Hà Nội)

(Ghi chú: Phần gạch chân là phần cô giáo gạch bỏ)



Mỗi bài tập làm văn của học sinh chứa đựng mỗi góc nhìn, suy nghĩ, tình cảm của các em mà người lớn không phải lúc nào cũng thấu hiểu hết.

Mời các bạn chia sẻ các bài văn của học sinh theo địa chỉ: Ban Giáo dục, Báo Điện tử VietNamNet, số 4, Láng Hạ, Hà Nội hoặc email: bangiaoduc@vietnamnet.vn; hanh.le@vietnamnet.vn

Bài viết được đọc nhiều nhất trong tuần sẽ nhận quà tặng là các cuốn sách viết cho trẻ em.

Cảm ơn các bạn.

TIN ĐỌC THÊM
Thí sinh được tự do xét tuyển: Lợi hay hại?
Thí sinh khuyết tật được xét tuyển vào ĐH