- Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm.


 TIN BÀI LIÊN QUAN

Đề bài: Tả cây bút chì.

Bài văn tả cây bút chì của em Nguyễn Thanh Tú – Lớp 4C –
Trường tiểu học Quang Trung


Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa trong, có những đầu chì lắp sẵn nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than.

Bút chì của em có dáng thon như chiếc đũa, dài 2 dm. Thân bút chì được vót thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, dễ rơi xuống đất.

Thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng.

Nền thân bút màu xanh nước biển, có dòng chữ đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.

Phần chì tan có màu đen bóng. Em dùng bút chì vào việc vẽ hình, kẻ lề, sửa bài trên bảng vào vở.

Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới.

Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm.

Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.

Nguyễn Thanh Tú ( Lớp 4C, Trường tiểu học Quang Trung)

Mỗi bài tập làm văn của học sinh chứa đựng mỗi góc nhìn, suy nghĩ, tình cảm của các em mà người lớn không phải lúc nào cũng thấu hiểu hết.

Mời các bạn chia sẻ các bài văn của học sinh theo địa chỉ: Ban Giáo dục, Báo Điện tử VietNamNet, số 4, Láng Hạ, Hà Nội hoặc email: bangiaoduc@vietnamnet.vn; hanh.le@vietnamnet.vn.

Bài viết được đọc nhiều nhất trong tuần sẽ nhận quà tặng là các cuốn sách viết cho trẻ em. Cảm ơn các bạn.