- Ngô Thùy Ngọc Tú, cử nhân chính sách công về Giáo dục, ĐH Stanford, Mỹ - Giám đốc chiến lược, tổ chức Anh ngữ Yola cho rằng thước đo bằng điểm số có nhiều cơ hội cho học sinh.

{keywords}
Ảnh minh họa

Trước kết quả xếp hạng PISA vừa công bố tuần trước học sinh Việt Nam xếp thứ 17 về Toán trên tổng số 65 nước tham gia - vị trí này cao hơn nước Mỹ, Vương quốc Anh. Ngô Thùy Ngọc Tú, cử nhân chính sách công về Giáo dục, ĐH Stanford –Mỹ đã có quan điểm riêng về thứ hạng của Việt Nam.

“Tú theo dõi bạn bè bình luận về kết quả xếp hạng PISA của học sinh Việt Nam và nói chuyện với Wesley, anh bạn người Mỹ gốc Hoa đang làm tiến sĩ tại ĐH Stanford về cảm nghĩ của anh ấy. Wesley mới trở về từ chuyến thăm gia đình tại Thượng Hải kể rằng em họ của Wesley ở Thượng Hải phải học làm Toán quốc tế Olympia từ tiểu học vì các trường cấp 2 tốt đều dùng phương thức đó để tuyển chọn học sinh. Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi Thượng Hải dẫn đầu bảng xếp hạng”- Ngọc Tú nói.

Theo Tú, bài thi PISA được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đo lường ở mức tương đối khả năng đọc và làm toán của học sinh. Tuy nhiên để có một nghiên cứu chặt chẽ đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi nước, các nhà nghiên cứu chính sách giáo dục và kinh tế thế giới thường dùng các phương pháp xác suất thống kê cao cấp, phân tích sức ảnh hưởng của mỗi nhân tố liên quan đến kết quả của nền giáo dục đó, ví dụ như hoàn cảnh gia đình, học vấn của phụ huynh, chất lượng giáo viên, sĩ số lớp học, chương trình học, thời gian học....

Vì vậy điều quan trọng nhất trong các nghiên cứu của PISA cũng như trong cách chúng ta nghĩ về giáo dục con em mình, là việc định vị kết quả của giáo dục. Kết quả đó, trước mắt, là những thế hệ học sinh ra trường với điểm số đạt chuẩn (pass) và xa hơn là cơ hội nghề nghiệp…Ngoài ra kết quả lâu dài nhất là khả năng tự xây dựng một cuộc sống riêng độc lập, cùng tạo thành một xã hội, văn hoá nhất định.

Ngọc Tú cho biết, không chỉ ở Việt Nam, điểm số đóng một vai trò lớn trong việc quyết định tương lai của một học sinh ngay cả tại các nền giáo dục phương Tây.

Cụ thể, tại Mỹ, hằng năm hơn 1.66 triệu học sinh trung học có ít nhất một lần thi SAT, bài thi chuẩn hoá được nhiều trường Đại học dùng làm thước đo đánh giá học sinh. Còn tại Pháp, sau năm học thứ nhất, sinh viên phải trải qua một kỳ thi khắt khe để được tiếp tục hoàn tất bậc đại học.

Khác với việc dùng điểm số như một công cụ sư phạm để tạo động lực cho học sinh và kiểm tra (assessment), rất nhiều điểm số đã trở thành công cụ tuyển chọn (high-stake test).

“Việc các nhà giáo dục lên tiếng chỉ trích điểm số không có gì mới, nhưng cần chú ý rằng, gần đây với sự phát triển của các công nghệ mới áp dụng trong giáo dục và những quan điểm đột phá của các nhà giáo dục có tầm ảnh hưởng lớn như ngài Ken Robinson, giáo sư Sugata Mitra, Salman Khan đã tạo ra làn sóng giáo dục trên cả điểm số, chú trọng sự phát triển của mỗi cá nhân, từ đó phát huy được điểm mạnh của mỗi học sinh và đặc biệt khuyến khích sự ham học hỏi và tính sáng tạo”

Ngô Tú cho rằng, với thế giới ngày càng nhỏ hơn và các nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, giáo dục tại trường lớp truyền thống như hiện nay khó có thể bắt kịp với nhịp độ thay đổi của xã hội – nhiều lớp học “ngược” - “flipped” đã được áp dụng rộng rãi với học sinh tự học các khái niệm qua mạng Internet trước, sau đó đến lớp để thảo luận và cùng xây dựng ý tưởng mới.

“Trên facebook của tôi, một người bạn nhắc về triết lý "Tiên học lễ - Hậu học văn", nhiều bạn khác nhắc đến các kỹ năng sáng tạo, nghiên cứu nhưng tôi nghĩ nên giúp học sinh xây dựng “resilience”- khả năng đương đầu với khó khăn và thử thách. Vì vậy chẳng quá tự hào khi Châu Á dẫn đầu về điểm số, ngay cả khi các nước phát triển như Mỹ, Anh, Phần Lan có tụt hạng" - Tú nói.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

  • Lê Huyền (ghi)