- Ngày 18/4, sau khi đăng tải thông tin "Báo động đỏ ngành khoa học xã hội", VietNamNet nhận được bài viết của độc giả Lương Thị Tuyết Nga.
Trong thư, độc giả Tuyết Nga viết: "Tôi là một độc giả lớn tuổi, tôi rất yêu thích môn văn học và quả thực gần đây, hiện tượng học sinh không còn thích học bộ môn này nữa thật đáng lo ngại. Nguyên nhân có lẽ thì nhiều lắm, nhưng với góc độ của những người trong cuộc, tôi nghĩ có trách nhiệm của chúng tôi trong công tác giảng dạy. Đọc bài viết, tôi xin gửi tới các anh chị bài viết của mình về vấn đề này.
TIN LIÊN QUAN
Người lớn mất niềm tin vào văn trẻTrong thư, độc giả Tuyết Nga viết: "Tôi là một độc giả lớn tuổi, tôi rất yêu thích môn văn học và quả thực gần đây, hiện tượng học sinh không còn thích học bộ môn này nữa thật đáng lo ngại. Nguyên nhân có lẽ thì nhiều lắm, nhưng với góc độ của những người trong cuộc, tôi nghĩ có trách nhiệm của chúng tôi trong công tác giảng dạy. Đọc bài viết, tôi xin gửi tới các anh chị bài viết của mình về vấn đề này.
TIN LIÊN QUAN
Những bà mẹ khơi mạch văn cho con yêu
Đỏ mắt tìm văn mẫu tốt cho con
'Văn tả người phải đẹp như hoa hậu'
Báo động đỏ ngành khoa học xã hội?
Từ một câu chuyện giả tưởng ấy, tôi nghĩ về một hiện tượng xã hội mà gần đây chúng ta vẫn hay nói tới: học sinh ngày nay không thích học văn, không biết viết văn.
Thực lòng, những giáo viên Ngữ văn có tâm huyết đều thấy đắng chát trong lòng mỗi khi nghe được những thông tin như vậy!
Tôi còn nhớ khoảng tháng hai năm 2009, trên diễn đàn của một tờ báo mạng có đưa lên một sự kiện: Một em học sinh lớp 7 viết một bài Tập làm văn biểu cảm về ông mình.
Trong bài viết ấy, em đã kể lại một cách rất trẻ con về những việc làm của ông bằng một giọng văn không lấy gì làm trôi chảy với rất nhiều lỗi chính tả, tẩy xóa lem nhem.
Cô giáo dạy văn đã chấm cho em điểm 4. Chuyện sẽ không có gì là to tát nếu cha em - một người bố rất yêu con mình - không đưa lên mạng toàn bộ bài tập làm văn đó…và lập tức có hàng ngàn ý kiến phản hồi từ phía độc giả bày tỏ ý kiến khen có, chê có nhưng nhiều ý kiến cho rằng bài tập làm văn đó xứng đáng nhận điểm khá, giỏi rồi họ chỉ trích cô giáo, chỉ trích ngành giáo dục nước nhà!
Cuộc tranh luận đến độ tờ báo ấy đã có bài: Khi ngành giáo dục bị ném đá thì cuộc tranh luận mới đi đến hồi kết. Thiết nghĩ, để một đứa trẻ yêu văn, thích học văn, chúng tôi - những giáo viên Ngữ văn - không chối bỏ trách nhiệm của mình! Nhưng…than ôi, lại là cái sự nhưng! Có lẽ tôi xin ghi lại vài câu chuyện có thực để bạn đọc cùng suy ngẫm:
Câu chuyện thứ nhất:
Hôm đó, tại một trường nọ, mở đầu cuộc họp Hội đồng giáo dục, như thường lệ, Hiệu trưởng nhà trường nhận xét các hoạt động trong tháng - đến phần rút kinh nghiệm - ông nghiêm khắc chỉ rõ hiện tượng đồng chí giáo viên mắc lỗi chính tả.
Theo ông, đó là một khuyết điểm khó tha thứ vì sẽ dẫn tới hậu quả rất nghiêm trọng trong giáo dục học sinh. Giọng ông cao vút lên, thái độ bực bội, phẫn nộ chân thành. Cả hội đồng im lặng lắng nghe lời chỉ giáo tâm huyết của vị hiệu trưởng khả kính. Rồi một vài ánh mắt lơ đễnh đưa đến phần KẾ HOẠCH THÁNG được gắn trang trọng cuối hội trường…Một dòng chữ nắn nót do chính tay vị hiệu trưởng ấy ghi: Các lớp BỔ XUNG danh sách học sinh…
Cái tâm của hiệu trưởng ngay lập tức được một thầy giáo hưởng ứng. Thầy đau đớn giãi bày về hiện tượng giáo viên còn mắc lỗi chính tả, thật khó tha thứ! Thầy đưa ra ý kiến:
- Để nâng cao chất lượng dạy và học,đề nghị Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường dự giờ ĐỘT BIẾN giáo viên!!!
Câu chuyện thứ hai:
Lại một lần, khi kiểm tra toàn diện giáo viên, cầm trên tay bộ giáo án của một cô giáo dạy văn tôi cảm thấy yên tâm về hình thúc trình bày: Giáo án được đánh máy rõ ràng, chia cột đúng qui định…
Thực sự, dù khó tính đến đâu tôi cũng không thể không xếp loại giáo án: A. Tiết thao giảng cấp trường của cô giáo là bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Thật may, tôi tự nhủ lòng như vậy và háo hức chờ đợi! Nhưng ngay từ phút đầu của tiết thao giảng một không khí gượng gạo bao trùm cả lớp học. Trình tự bài dạy theo đúng sách hướng dẫn giảng dạy. Học sinh im phăng phắc, cô giáo sang sảng giảng bài. Tôi quay sang em học sinh ngồi cạnh thì thào hỏi:
- Theo em, tứ của bài thơ này là gì?
Ngơ ngác, em nhìn tôi, không nói…
Và, thật bất ngờ, giọng cô giáo lảnh lót: “Ngửa mặt lên nhìn mặt…” Theo các em, cái mặt đây là cái mặt gì?
Vâng, lời bình luận xin dành cho độc giả!
Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được những kỉ niệm của cô trò chúng tôi với cố nhà văn X. Ngày ấy, khi tổ chức cuộc giao lưu với nhà văn, tôi cũng không dám nghĩ rằng cuộc giao lưu đã thành công đến thế!
Suốt hơn hai tiếng đồng hồ, các cô cậu học trò thường ngày tưởng như chẳng màng gì tới văn chương lại say sưa lắng nghe, lại hào hứng đưa ra câu hỏi để được bác X trả lời. Thế rồi sau buổi gặp gỡ ấy các em lao đến thư viện tìm đọc những cuốn Tạp chí Văn nghệ, rồi viết, rồi gửi bài, rồi reo toáng lên khi có bài được đăng báo. Có một lần, tôi tình cờ được nghe rồi nhớ luôn bài thơ của các thế hệ học sinh khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội như thế này:
Người khoa văn nhân hậu lắm
Người yêu văn nhân hậu nhiều
Cha mẹ dạy con mai lớn
Tìm người khoa ấy mà yêu!
Chẳng hiểu có cực đoan không khi tôi vẫn thường nói với học sinh của mình rằng, bất cứ ai yêu văn, giỏi văn thì không bao giờ là người xấu cả!
Bởi học văn là học làm người, là để biết yêu, biết ghét mà yêu- ghét lại là một phạm trù triết học như hai mặt của một tờ giấy luôn tồn tại trong mỗi con người vì vậy có ai lại không thích học văn?
Một thầy giáo hiệu trưởng viết sai chính tả, một giáo viên dùng từ không đúng, một giờ văn tẻ nhạt, một phụ huynh vội vàng đứng về phía con mình, một bộ phận bạn đọc đưa ra những đánh giá nặng nề về thầy cô, về ngành giáo dục…đấy chẳng phải là sơ suất của chúng ta sao?
Vẫn biết trong đại bộ phận thầy cô giáo dạy văn luôn tâm huyết với nghề, nhưng để khơi dậy trong các em niềm đam mê văn học thì có lẽ chính chúng ta cũng phải cháy hết mình và cẩn trọng hơn trong từng lời giảng.
Học sinh không thích học văn, không biết viết văn ư? Lỗi lầm ấy không phải do thượng đế mà còn do chính chúng ta - những người lớn - chưa chịu xem chiếc túi chứa lỗi lầm của mình.
- Lương Thị Tuyết Nga (Trường THCS xã Thịnh Hưng, Yên Bình, Yên Bái)