- Quả thật đã qua rồi cái thời mang lý tưởng cao đẹp, ôm mộng đất nước ta "biển bạc rừng xanh". Sinh ra sau thời chiến, nhưng tôi biết bằng niềm tự hào và lý tưởng đã giúp cho dân tộc ta đi trong chiều dài lịch sử, từ thời đại vua Hùng đến hết hai cuộc chiến tranh vệ quốc.
Suốt chiều dài đất nước, Tây Bắc xưa là nơi âm u đại ngàn, đất của thần rừng thần núi, ẩn chứa những bí mật linh thiêng, là vành đai che chắn ngoại xâm phương Bắc. Nay dạo bước từ Hà Giang về tới Thái Nguyên đâu đó chỉ còn phảng phất hồn xưa. Các chàng trai thiếu ăn ít học trở thành "culi" cho người nơi khác đến, các cô gái nhiều người về xuôi đi làm chỉ là bán thân, vinh danh vẻ đẹp núi rừng cũng chỉ là phù phiếm.
Rừng núi, đất đai, lâm sản thổ sản bị triệt để đem bán với chẳng chút tự hào. Chỉ cần đi qua cửa khẩu sang bên kia biên giới là có thể so sánh cách hai quốc gia gìn giữ rừng núi đất đai.
Về miền xuôi, nhiều miền quê đã chuyển mình công nghiệp hóa, nhiều thành phố cũ cơi nới, nhiều thành phố mới mọc lên. Nhưng sự phát triển ấy có phải là đã có quá nhiều báo đài nói đến không, lãng phí đất đai, đầu cơ, tham nhũng, nạn ô nhiễm môi trường trở thành tai họa lớn. Căn bệnh ung thư xa lạ xưa kia giờ đã hằng ngày đe dọa mạng sống của cả làng, cả khu phố.
Nắng cháy, lũ lụt miền Trung, vẫn những người dân cay đắng tảo tần. Trường Sơn con đường lịch sử, "rừng che bộ đội rừng vây quân thù", nay chắc chắn đã sạch bóng rừng nguyên sinh do tay lâm tặc, để lại những nếp nhà tranh vách đất thưa thớt. Qua đèo Hải Vân, một Đà Nẵng đang chuyển mình mạnh mẽ, nhưng con đường Nguyễn Tất Thành đẹp đẽ cũng chỉ qua một trận sóng cồn là vỡ tan.
Một dải đất miền Trung lúc nào cũng oằn mình trước nắng gió, những người dân vẫn lam lũ là vậy, hy vọng có được sự đầu tư khai thác tài nguyên, những mỏ Titan, Chrome,… lại biến những người chủ đất trở mãi trở thành kẻ làm thuê và tự tàn phá quê hương.
Tây Nguyên đất đỏ bazan, có cái nắng có cái gió nhưng tuyệt vời như tinh thần người dân tộc. Cái hồn đất hồn người Tây Nguyên hồn nhiên, nhưng giờ cũng không thoát khỏi những vạch xẻ nham nhở như một định mệnh chung.
Mảnh đất phía Nam vốn nổi tiếng là thiên đường, sản vật đãi người không hết. Những trên bến dưới thuyền, những gạo trắng nước trong, những câu hò mái đẩy, những nét tự do phóng khoáng của người Nam bộ, đâu đấy vẫn còn trên mảnh đất này. Nhưng nay người ta thấy nổi tiếng hơn với những: "gái miền Tây", ô nhiễm sông Thị Vải, vựa lúa không còn nước, sắp mất Mũi Cà Mau.
Có lẽ viết nhiều quá về mặt trái, quả thật sự vật hay sự việc nào cũng đều có mặt phải và mặt trái, nhưng mặt phải đến với đất nước ta đang "tương quan" thế nào so với mặt trái? Cuộc sống của mọi người có khấm khá hơn nhưng trong đó, không thấy sự bền vững, không có sự tự hào của một dân tộc đã từng làm những việc quá đỗi tự hào. Đó chính là điều băn khoăn của anh thanh niên đã phải từ bỏ lý tưởng của mình.
Tôi sẽ không viết về cảm giác khi đối diện với người nước ngoài vì thật sự mình còn nhiều điều thua kém. Nhưng dưới tiêu đề của một bài viết mang tên Yêu Nước, tôi chỉ đưa ra một ý kiến theo tôi là cốt lõi:
Yêu nước thật sự thì nên triệt để thành thực đối với mình, đủ yêu thương với đồng bào và đủ khôn ngoan với bên ngoài. Có thành thật với chính bản thân thì chúng ta mới đủ khả năng triệt để đổi mới nền giáo dục, vốn là gốc rễ của mọi vấn đề trong cuộc sống và kinh tế, giúp chúng ta từ bỏ lối tư duy lấy thành tích mà không thực chất. Cho đủ yêu thương và trách nhiệm để từ bỏ suy nghĩ thu vén trong nhiệm kỳ. Cho đủ khôn ngoan mà học tập chứ không phụ thuộc ngoại bang. Tôi nhiều lần đọc những bài viết và bài trả lời của ông Lý Quang Diệu, quả thật đó là một tầm nhìn lớn, một nhân cách lớn và một bài học lớn.
Bất giác thấy một bài viết làm thế nào để yêu Tổ quốc, trong đầu tôi cũng băn khoăn suy nghĩ, chúng ta yêu Tổ quốc như thế nào nhỉ?
Trong suy nghĩ của tôi nhận thấy trong mỗi con người chúng ta mỗi người đều cảm nhận tình yêu Tổ quốc theo một cách rất riêng và có thể theo từng giai đoạn nữa.
Cũng giống như tôi khi còn bé nói thật tôi chẳng hiểu tình yêu Tổ quốc là gì, nghe thầy cô giáo nói " các em phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào..." thì cứ nghe vậy thôi chứ lúc đó những trò chơi như bắn bi, trốn tìm có khi còn quan trọng hơn cái gì đó mập mờ trong đầu óc bé thơ ấy.
Đơn giản vậy thôi, chỉ một giọng nói, một dáng đi nhọc nhằn, một chiếc xe máy cùng bảng số quê mình chạy xẹt qua cũng đủ làm tôi cảm thấy nao lòng. Vậy mới biết ,muốn yêu một cái gì đó lớn lao, ta phải yêu từ những cái đơn giản nhất.
Cho đến bây giờ, khi đã đi làm tự bươn chải kiếm sống, mặc dù công việc nhiều áp lực, đồng tiền lúc nào cũng vấn đề làm ta phải đau đầu suy nghĩ về nó, nhưng những điều đó không làm tôi quên đi tình yêu nước của mình, bây giờ nó không bó hẹp vào một miền quê thân thương, một tỉnh nhà mà dành cho cả một đất nước thật sự. Phẫn nộ, căm tức khi nước ngoài nhăm nghe Hoàng Sa, Trường Sa, đau lòng, thất vọng về Vinashin. Và mới đây là mong chờ Lào đừng xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong....
Đại đa số chúng ta mải mưu sinh, mải kiếm tiền, mải lo cho những cuộc vui, những dục vọng đời thường mà hờ hững với tình yêu nước, hờ hững với những gì xảy ra xung quanh chúng ta, hờ hững với chính bản thân mình. Tôi còn nhận thấy sự hờ hững với tình yêu nước mạnh mẽ hơn nữa khi về những vùng quê, mặc dù đang rất phát triển chẳng thiếu thứ gì, nhưng khi đề cập đến những vấn đề lớn của đất nước, của dân tộc, tất cả đều lắc đầu, chẳng biết gì cả, giống như, thôi kệ, mặc người ta không liên quan gì đến mình, hay cao hơn là chuyện đó là "chuyện của những ông lớn, để mấy ổng giải quyết, ở đây tui đủ ăn, đủ mặc là được rồi..."
Đất nước làm sao phát triển khi người dân chẳng quan tâm đến đất nước mà chỉ lo cho chính bản thân mình? Đất nước làm sao vững mạnh khi tình yêu nước không được đánh thức và quan tâm đúng mực?
Giá như từ khi bé, tất cả chúng ta đều được cha mẹ nói, và dạy nhiều về tình yêu nước, giá như các thầy các cô chú tâm dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước hiểu được thực sự tình yêu nước là gì, chứ không phải là ánh mắt vô hồn, dạy cho xong, nói cho qua quýt, giá như mục tiêu của những sinh viên khi ra trường không chỉ đơn thuần là "ráng kiếm thật nhiều tiền, như mong mỏi của ba mẹ".
Nếu tất cả chúng ta đều quan tâm và mong ước cống hiến cho đất nước mình, dân tộc mình đúng mực thì có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ than thở về. tình trạng kẹt xe, tham những, hố tử thần, đường ngập nước, hay chúng ta sẽ chẳng bao giờ phải ăn những rau quả tẩm hóa chất, hay mực cao su....
Dân tộc Việt Nam bao đời nay có truyền thống yêu nước nồng nàn, tôi nghĩ ai ở trong dòng máu Lạc Hồng này đều có một tình yêu nước nồng nàn và mãnh liệt, nhưng dường như nó đang bị ngủ quên mà chẳng biết khi nào thức dậy được, muốn nó thức dậy chúng ta phải yêu từ những cái đơn giản nhất, phải cần có sự đánh thức từ gia đình của chúng ta, từ thầy cô những người dìu bước tương lai, từ bạn bè, đồng nghiệp...
Bằng sự nhiệt huyết và và nghĩa vụ của mỗi công dân, hãy luôn nhắc nhở nhau rằng, đừng quên tình yêu nước, đừng hờ hững với nó, đừng để nó ngủ quên trong sự ích kỷ của mỗi con người.
Diễu hành tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải |
Suốt chiều dài đất nước, Tây Bắc xưa là nơi âm u đại ngàn, đất của thần rừng thần núi, ẩn chứa những bí mật linh thiêng, là vành đai che chắn ngoại xâm phương Bắc. Nay dạo bước từ Hà Giang về tới Thái Nguyên đâu đó chỉ còn phảng phất hồn xưa. Các chàng trai thiếu ăn ít học trở thành "culi" cho người nơi khác đến, các cô gái nhiều người về xuôi đi làm chỉ là bán thân, vinh danh vẻ đẹp núi rừng cũng chỉ là phù phiếm.
Rừng núi, đất đai, lâm sản thổ sản bị triệt để đem bán với chẳng chút tự hào. Chỉ cần đi qua cửa khẩu sang bên kia biên giới là có thể so sánh cách hai quốc gia gìn giữ rừng núi đất đai.
Nắng cháy, lũ lụt miền Trung, vẫn những người dân cay đắng tảo tần. Trường Sơn con đường lịch sử, "rừng che bộ đội rừng vây quân thù", nay chắc chắn đã sạch bóng rừng nguyên sinh do tay lâm tặc, để lại những nếp nhà tranh vách đất thưa thớt. Qua đèo Hải Vân, một Đà Nẵng đang chuyển mình mạnh mẽ, nhưng con đường Nguyễn Tất Thành đẹp đẽ cũng chỉ qua một trận sóng cồn là vỡ tan.
Một dải đất miền Trung lúc nào cũng oằn mình trước nắng gió, những người dân vẫn lam lũ là vậy, hy vọng có được sự đầu tư khai thác tài nguyên, những mỏ Titan, Chrome,… lại biến những người chủ đất trở mãi trở thành kẻ làm thuê và tự tàn phá quê hương.
Tây Nguyên đất đỏ bazan, có cái nắng có cái gió nhưng tuyệt vời như tinh thần người dân tộc. Cái hồn đất hồn người Tây Nguyên hồn nhiên, nhưng giờ cũng không thoát khỏi những vạch xẻ nham nhở như một định mệnh chung.
Mảnh đất phía Nam vốn nổi tiếng là thiên đường, sản vật đãi người không hết. Những trên bến dưới thuyền, những gạo trắng nước trong, những câu hò mái đẩy, những nét tự do phóng khoáng của người Nam bộ, đâu đấy vẫn còn trên mảnh đất này. Nhưng nay người ta thấy nổi tiếng hơn với những: "gái miền Tây", ô nhiễm sông Thị Vải, vựa lúa không còn nước, sắp mất Mũi Cà Mau.
Có lẽ viết nhiều quá về mặt trái, quả thật sự vật hay sự việc nào cũng đều có mặt phải và mặt trái, nhưng mặt phải đến với đất nước ta đang "tương quan" thế nào so với mặt trái? Cuộc sống của mọi người có khấm khá hơn nhưng trong đó, không thấy sự bền vững, không có sự tự hào của một dân tộc đã từng làm những việc quá đỗi tự hào. Đó chính là điều băn khoăn của anh thanh niên đã phải từ bỏ lý tưởng của mình.
Tôi sẽ không viết về cảm giác khi đối diện với người nước ngoài vì thật sự mình còn nhiều điều thua kém. Nhưng dưới tiêu đề của một bài viết mang tên Yêu Nước, tôi chỉ đưa ra một ý kiến theo tôi là cốt lõi:
Yêu nước thật sự thì nên triệt để thành thực đối với mình, đủ yêu thương với đồng bào và đủ khôn ngoan với bên ngoài. Có thành thật với chính bản thân thì chúng ta mới đủ khả năng triệt để đổi mới nền giáo dục, vốn là gốc rễ của mọi vấn đề trong cuộc sống và kinh tế, giúp chúng ta từ bỏ lối tư duy lấy thành tích mà không thực chất. Cho đủ yêu thương và trách nhiệm để từ bỏ suy nghĩ thu vén trong nhiệm kỳ. Cho đủ khôn ngoan mà học tập chứ không phụ thuộc ngoại bang. Tôi nhiều lần đọc những bài viết và bài trả lời của ông Lý Quang Diệu, quả thật đó là một tầm nhìn lớn, một nhân cách lớn và một bài học lớn.
Bất giác thấy một bài viết làm thế nào để yêu Tổ quốc, trong đầu tôi cũng băn khoăn suy nghĩ, chúng ta yêu Tổ quốc như thế nào nhỉ?
Yêu nước thật sự thì nên triệt để thành thực đối với mình, đủ yêu thương
với đồng bào và đủ khôn ngoan với bên ngoài. |
Cũng giống như tôi khi còn bé nói thật tôi chẳng hiểu tình yêu Tổ quốc là gì, nghe thầy cô giáo nói " các em phải yêu Tổ quốc, yêu đồng bào..." thì cứ nghe vậy thôi chứ lúc đó những trò chơi như bắn bi, trốn tìm có khi còn quan trọng hơn cái gì đó mập mờ trong đầu óc bé thơ ấy.
Rồi thời gian cứ trôi dần đến khi tôi đi học xa nhà, bước chân vào thành phố phồn hoa, nhộn nhịp và bon chen nhiều lúc ngồi một mình nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa, gia đình, nhà trường, những con đường... Bất giác, tôi chợt nhận ra tôi yêu quê hương của tôi biết bao, nhiều khi nghe một người bán hàng rong mời mua hàng với giọng nói miền Trung thân thuộc tôi lại muốn ứa nước mắt...
Đơn giản vậy thôi, chỉ một giọng nói, một dáng đi nhọc nhằn, một chiếc xe máy cùng bảng số quê mình chạy xẹt qua cũng đủ làm tôi cảm thấy nao lòng. Vậy mới biết ,muốn yêu một cái gì đó lớn lao, ta phải yêu từ những cái đơn giản nhất.
Cho đến bây giờ, khi đã đi làm tự bươn chải kiếm sống, mặc dù công việc nhiều áp lực, đồng tiền lúc nào cũng vấn đề làm ta phải đau đầu suy nghĩ về nó, nhưng những điều đó không làm tôi quên đi tình yêu nước của mình, bây giờ nó không bó hẹp vào một miền quê thân thương, một tỉnh nhà mà dành cho cả một đất nước thật sự. Phẫn nộ, căm tức khi nước ngoài nhăm nghe Hoàng Sa, Trường Sa, đau lòng, thất vọng về Vinashin. Và mới đây là mong chờ Lào đừng xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong....
Có thành thật với chính bản thân thì chúng ta mới đủ khả năng triệt để đổi mới nền giáo dục, vốn là gốc rễ của mọi vấn đề trong cuộc sống và kinh tế, giúp chúng ta từ bỏ lối tư duy lấy thành tích mà không thực chất. Cho đủ yêu thương và trách nhiệm để từ bỏ suy nghĩ thu vén trong nhiệm kỳ. Cho đủ khôn ngoan mà học tập chứ không phụ thuộc ngoại bang. |
Đất nước làm sao phát triển khi người dân chẳng quan tâm đến đất nước mà chỉ lo cho chính bản thân mình? Đất nước làm sao vững mạnh khi tình yêu nước không được đánh thức và quan tâm đúng mực?
Giá như từ khi bé, tất cả chúng ta đều được cha mẹ nói, và dạy nhiều về tình yêu nước, giá như các thầy các cô chú tâm dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước hiểu được thực sự tình yêu nước là gì, chứ không phải là ánh mắt vô hồn, dạy cho xong, nói cho qua quýt, giá như mục tiêu của những sinh viên khi ra trường không chỉ đơn thuần là "ráng kiếm thật nhiều tiền, như mong mỏi của ba mẹ".
Nếu tất cả chúng ta đều quan tâm và mong ước cống hiến cho đất nước mình, dân tộc mình đúng mực thì có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ than thở về. tình trạng kẹt xe, tham những, hố tử thần, đường ngập nước, hay chúng ta sẽ chẳng bao giờ phải ăn những rau quả tẩm hóa chất, hay mực cao su....
Dân tộc Việt Nam bao đời nay có truyền thống yêu nước nồng nàn, tôi nghĩ ai ở trong dòng máu Lạc Hồng này đều có một tình yêu nước nồng nàn và mãnh liệt, nhưng dường như nó đang bị ngủ quên mà chẳng biết khi nào thức dậy được, muốn nó thức dậy chúng ta phải yêu từ những cái đơn giản nhất, phải cần có sự đánh thức từ gia đình của chúng ta, từ thầy cô những người dìu bước tương lai, từ bạn bè, đồng nghiệp...
Bằng sự nhiệt huyết và và nghĩa vụ của mỗi công dân, hãy luôn nhắc nhở nhau rằng, đừng quên tình yêu nước, đừng hờ hững với nó, đừng để nó ngủ quên trong sự ích kỷ của mỗi con người.
- Tạ Lương (187/9, Bạch Đằng, quận Tân Bình, TP.HCM)