- Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 5 -2015 (1626) ra ngày 1/2 ở trang 3, phần 'Trích dẫn trong tuần" đã lựa chọn một chi tiết gây chú ý trong bài tường thuật về hội nghị tổng kết học kỳ 1 ở Hà Nội.


{keywords}

Trích dẫn như sau:

“Tôi không thấy đầu cầu nào đăng ký phát biểu. Không thể hơn 700 hiệu trưởng mà không ai có băn khoăn.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến thất vọng khi lần đầu tiên một hội nghị trực tuyến có sự tham gia của hơn 700 hiệu trưởng các trường tiểu học trên toàn thành phố, song không nhận được bất cứ ý kiến phản hồi nào. Trong khi đó, việc thực hiện thông tư 30 về thay đổi cách đánh giá đối với học sinh tiểu học từ chấm điểm sang nhận xét vẫn chưa thông suốt, sự máy móc trong nhận xét dẫn đến quá tải của các giáo viên có một phần lỗi của các hiệu trưởng".

(Vietnamplus 22-1-2015).

Chia sẻ trích dẫn ấn tượng trên, TS Giáp Văn Dương, một người hoạt động giáo dục, bày tỏ: "Nhiều lúc tôi nghĩ, những thầy cô chỉ biết ngồi im như vậy, nếu vì lý do gì đó phải rời nhà trường thì sẽ xoay sở như thế nào? Vậy mà các thầy cô lại là người dẫn dắt, là hình mẫu cho con em mình hướng đến, hết thế hệ này sang thế hệ khác".

Một số cư dân mạng nhìn nhận, có thể hiểu im lặng là đồng ý hoặc biểu thị thái độ phản đối. Một nhà giáo từng làm quản lý giáo dục lâu năm chia sẻ thêm: Có lẽ để phát biểu, các hiệu trưởng cần thêm thời gian, cùng với dữ liệu chính xác.

Nhiều người "tự soi" mình thì thấy việc ngồi yên lặng là hình ảnh thường thấy của bản thân khi đang đi học, và sau này trở thành thói quen khi tham gia các cuộc họp, thảo luận nhóm khi đi làm.

Còn tại hội nghị, ông Phạm Xuân Tiến nhìn nhận: "Tôi nghĩ, chắc chắn là có băn khoăn, muốn chia sẻ nhưng chưa tiện nói ra đây...Hãy mạnh dạn nêu vấn các trường, giáo viên hiện nay có khó khăn gì. Đừng nghĩ tặc lưỡi cho qua, nói làm gì cho phòng, sở “soi”. Phải bỏ quan điểm đó. Hãy nói thẳng, nói thật. Đừng để âm ỉ trong đầu rồi làm đôi khi không đúng, ức chế mãi” (xem bài tường thuật tại đây).

Thông tư 30 là một văn bản của ngành giáo dục, hướng dẫn các trường đánh giá học sinh tiểu học theo cách mới, thay vì chấm điểm thường xuyên (theo ngày, tuần) thì thầy cô sẽ nhận xét, tư vấn bằng lời nói, lời viết (vả chỉ chấm điểm cuối mỗi học kỳ). Sau một học kỳ thực hiện, chính sách được đánh giá là có nhiều nét nhân văn, tiến bộ này đang gặp nhiều phản ứng của giáo viên.

  • Song Nguyên tổng hợp

Sau một học kỳ thực hiện Thông tư 30