- Khi trở thành giám thị, các “người đẹp” sinh viên đi coi thi cũng có nhiều câu chuyện thú vị.
Á khôi cũng trượt như thường
Từng đạt giải Á khôi 1 trong cuộc thi sắc đẹp của trường với phần thi tài năng và ứng xử khá ấn tượng nhưng cô bạn sinh viên một trường có tiếng ở Hà Nội vẫn “trượt vỏ chuối” khi đăng kí tham gia công tác coi thi ĐH năm 2011.
Những tiêu chuẩn để trở thành giám thị của kì thi ĐH không mấy khắt khe. Chỉ cần là sinh viên năm thứ ba, có điểm trung bình chung học tập loại khá trở lên trong các kỳ học, có ý thức rèn luyện, kỉ luật tốt, không vi phạm nội quy của trường, ưu tiên cán bộ lớp.
Cô bạn thấy mình đủ các điều kiện trên nhưng không hiểu mình vẫn bị loại. “Khi biết mình bị loại khỏi danh sách, mình cảm thấy rất buồn vì hầu như ai cũng muốn được một lần làm giám thị. Có lẽ vì nhiều bạn đăng kí nên khoa chọn những bạn ưu tú nhất. Nhưng đây cũng là một trải nghiệm để mình hoàn thiện bản thân tốt hơn” – cô Á khôi chia sẻ.
Nói năng, đi đứng nhẹ nhàng để giữ hình ảnh cho trường
Được lựa chọn làm giám thị coi thi với hoa khôi Trường ĐH Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội - Trần Thị Gấm thực sự là niềm vinh dự và xen lẫn lo lắng, hồi hộp. “Lần đầu được đứng trong vai trò “cô giáo” coi thi là trải nghiệm đầy thú vị với Gấm.
Gấm chia sẻ: “Đôi lúc trong phòng thi thấy buồn ngủ khủng khiếp, nhất là khi coi thi khối C, 3 tiếng đồng hồ chỉ ngồi, đi lại đôi chút và chỉ được nói vài ba câu. Tuy nhiên rồi mọi thứ cũng qua nhanh và may mắn là phòng em coi thi không có sơ suất gì xảy ra”.
Kỉ niệm nhớ nhất của Gấm trong lần coi thi ĐH năm 2010 đó là: “Hôm coi thi, cô giáo coi thi cùng đã giới thiệu với các bạn học sinh là: “Xin giới thiệu với các em, đây là chị Gấm, là Miss nhân văn 2009, chúc các em thi tốt để đỗ vào trường và có cơ hội gặp lại chị Gấm”.
Vì "được" giới thiệu như thế nên cả buổi hôm ấy em phải cố gắng đi đứng nhẹ nhàng, nói cười duyên dáng để giữ hình ảnh cho trường.
Làm “mặt lạnh” để không bị trêu đùa
Là hoa khôi nhưng đi coi thi thì không thể ăn mặc màu mè, kiểu cách. Gấm cười nói: “Trước hôm đi coi thi em đã phải đi sắm mấy bộ quần áo lịch sự, đứng đắn chút để mặc. Nếu không trông nhí nhố quá các em lại không sợ".
Thường là trong mấy hôm đó em mặc áo sơ mi trắng và sơ vin, đi dép cao gót. Các em cứ thì thầm, sao chị kia cao thế nhỉ? Bị “nhìn trộm” thế thôi chứ thí sinh không em nào dám cất lời trêu “cô giám thị” có gương mặt “Hít-le” là em cả”.
Về chuyện kỉ luật phòng thi, Gấm cho biết: “Thi thoảng có những bạn trao đổi bài với nhau. Điều này khó tránh được. Khi ấy em thường chỉ nhắc nhở thôi. Và các em sau đó cũng đã tập trung vào bài làm”.
Năm 2011 lần đầu tiên Thu Thủy, SV ĐH Kinh tế Quốc dân HN được chọn đi coi thi ĐH. Được bạn bè khen xinh xắn, dễ thương và bản thân cô bạn cũng ý thức được chuyện bị trêu đùa hay dằn mặt trong phòng thi rất có thể xảy ra.
Theo Thu Thủy: “Quan trọng là từ áo quần, dáng đi, điệu bộ, lời nói của mình nhẹ nhàng nhưng phải dứt khoát và phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định phòng thi. Trước khi coi thi, nhiều anh chị khóa trước cũng đã có trao đổi kinh nghiệm với chúng em nên em tin mình hoàn toàn đủ tự tin để ứng xử trước những tình huống như vậy”.
3 buổi thi trôi qua nhanh chóng và với Gấm cũng như nhiều giám thị sinh viên kỉ niệm ngày đầu tiên làm cô giáo thật vui và đáng nhớ.
Văn Chung
Trượt giá, sinh viên hết mặn mà coi thi
Thay đổi mới nhất cho thí sinh trượt đại học
Hoa khôi Tài chính: Nhật kí tình nguyện mùa thi
Khắp nơi đồng hành cùng sỹ tử mùa thi
Thay đổi mới nhất cho thí sinh trượt đại học
Hoa khôi Tài chính: Nhật kí tình nguyện mùa thi
Khắp nơi đồng hành cùng sỹ tử mùa thi
Á khôi cũng trượt như thường
Từng đạt giải Á khôi 1 trong cuộc thi sắc đẹp của trường với phần thi tài năng và ứng xử khá ấn tượng nhưng cô bạn sinh viên một trường có tiếng ở Hà Nội vẫn “trượt vỏ chuối” khi đăng kí tham gia công tác coi thi ĐH năm 2011.
Thí sinh làm thủ tục thi (Ảnh: VietNamNet) |
Những tiêu chuẩn để trở thành giám thị của kì thi ĐH không mấy khắt khe. Chỉ cần là sinh viên năm thứ ba, có điểm trung bình chung học tập loại khá trở lên trong các kỳ học, có ý thức rèn luyện, kỉ luật tốt, không vi phạm nội quy của trường, ưu tiên cán bộ lớp.
Cô bạn thấy mình đủ các điều kiện trên nhưng không hiểu mình vẫn bị loại. “Khi biết mình bị loại khỏi danh sách, mình cảm thấy rất buồn vì hầu như ai cũng muốn được một lần làm giám thị. Có lẽ vì nhiều bạn đăng kí nên khoa chọn những bạn ưu tú nhất. Nhưng đây cũng là một trải nghiệm để mình hoàn thiện bản thân tốt hơn” – cô Á khôi chia sẻ.
Nói năng, đi đứng nhẹ nhàng để giữ hình ảnh cho trường
Được lựa chọn làm giám thị coi thi với hoa khôi Trường ĐH Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội - Trần Thị Gấm thực sự là niềm vinh dự và xen lẫn lo lắng, hồi hộp. “Lần đầu được đứng trong vai trò “cô giáo” coi thi là trải nghiệm đầy thú vị với Gấm.
Trần Thị Gấm (bên phải) chụp chung với bạn trong một chuyến đi chơi. (Ảnh do nhân vật cung cấp) |
Kỉ niệm nhớ nhất của Gấm trong lần coi thi ĐH năm 2010 đó là: “Hôm coi thi, cô giáo coi thi cùng đã giới thiệu với các bạn học sinh là: “Xin giới thiệu với các em, đây là chị Gấm, là Miss nhân văn 2009, chúc các em thi tốt để đỗ vào trường và có cơ hội gặp lại chị Gấm”.
Vì "được" giới thiệu như thế nên cả buổi hôm ấy em phải cố gắng đi đứng nhẹ nhàng, nói cười duyên dáng để giữ hình ảnh cho trường.
Làm “mặt lạnh” để không bị trêu đùa
Là hoa khôi nhưng đi coi thi thì không thể ăn mặc màu mè, kiểu cách. Gấm cười nói: “Trước hôm đi coi thi em đã phải đi sắm mấy bộ quần áo lịch sự, đứng đắn chút để mặc. Nếu không trông nhí nhố quá các em lại không sợ".
Thường là trong mấy hôm đó em mặc áo sơ mi trắng và sơ vin, đi dép cao gót. Các em cứ thì thầm, sao chị kia cao thế nhỉ? Bị “nhìn trộm” thế thôi chứ thí sinh không em nào dám cất lời trêu “cô giám thị” có gương mặt “Hít-le” là em cả”.
Về chuyện kỉ luật phòng thi, Gấm cho biết: “Thi thoảng có những bạn trao đổi bài với nhau. Điều này khó tránh được. Khi ấy em thường chỉ nhắc nhở thôi. Và các em sau đó cũng đã tập trung vào bài làm”.
Năm 2011 lần đầu tiên Thu Thủy, SV ĐH Kinh tế Quốc dân HN được chọn đi coi thi ĐH. Được bạn bè khen xinh xắn, dễ thương và bản thân cô bạn cũng ý thức được chuyện bị trêu đùa hay dằn mặt trong phòng thi rất có thể xảy ra.
Theo Thu Thủy: “Quan trọng là từ áo quần, dáng đi, điệu bộ, lời nói của mình nhẹ nhàng nhưng phải dứt khoát và phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định phòng thi. Trước khi coi thi, nhiều anh chị khóa trước cũng đã có trao đổi kinh nghiệm với chúng em nên em tin mình hoàn toàn đủ tự tin để ứng xử trước những tình huống như vậy”.
3 buổi thi trôi qua nhanh chóng và với Gấm cũng như nhiều giám thị sinh viên kỉ niệm ngày đầu tiên làm cô giáo thật vui và đáng nhớ.
Văn Chung