Canada đang có khoảng 1.500 liều vaccine và sẽ gửi khoảng 1.000 liều cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm khống chế dịch bệnh đang bùng phát ở Tây Phi. Tuy nhiên việc sử dụng loại vaccine Ebola chưa từng được thử nghiệm trên người để điều trị bệnh đang tạo ra một số tranh luận về vấn đề nhân đạo.

Một vaccine ngừa virus Ebola có tên VSV - EBOV, được Canada thử nghiệm đang được đề nghị sử dụng ở vùng dịch Tây Phi, thông tin của Cơ quan Y tế Cộng đồng của Canada tiết lộ hôm 12/8.

{keywords}
Dịch Ebola đã giết chết hơn 1000 người kể từ đầu tháng 3 tới nay.

Thông tin được công bố vài giờ sau khi WHO tuyên bố rằng, việc sử dụng các vaccine và thuốc đang thử nghiệm không phạm phải vấn đề đạo đức trong hoàn cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ ở khu vực Tây Phi.

“Chúng tôi coi đây là nguồn tài nguyên toàn cầu và chúng ta cần phải thảo luận để tính toán cách sử dụng các loại vaccine thử nghiệm này theo cách tốt nhất”, Gregory Taylor, Phó Giám đốc Cơ quan Y tế Cộng đồng Canada cho hay.

Ông Taylor nói rằng, trong những ngày tới, cơ quan này sẽ thảo luận với các đối tác quốc tế và WHO để xây dựng kế hoạch sử dụng tốt nhất một số lượng giới hạn loại vaccine này.

Trong một thông báo hôm thứ Ba, Bộ trưởng Y tế Rona Ambrose khẳng định rằng, bà đã trao đổi qua điện thoại với Giám đốc WHO Margaret Chan về chuyện tặng vaccine.

“Tôi rất vui khi cung cấp các vaccine thử nghiệm do các nhà phát triển Canada phát triển như một nguồn tài nguyên toàn cầu để giúp chống lại dịch bệnh đang bùng phát này”, bà nói. Bà Ambrose cũng bổ sung thêm rằng, sẽ có khoảng 800-1.000 liều vaccine sẽ được gửi đến cho WHO.

Bà Ambrose bổ sung thêm rằng, “Canada quyết định chia sẻ nó với cộng đồng quốc tế trong khi vẫn giữ lại một lượng nhỏ tại Canada”.

Ông Taylor cho hay, cơ quan này muốn giữ lại một số liều vaccine để nghiên cứu độc tính trên vaccine và các nghiên cứu nhỏ khác. Bên cạnh đó, Canada cũng muốn có một số liều để dùng cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe nếu như có khách du lịch nào đó bị nhiễm Ebola tới Canada.

Trong một tuyên bố của Bộ Y tế Canada cho thấy, trong khi loại vaccine thử nghiệm có tên là VSV-EBOV chưa được thử nghiệm trên người, song “đã cho thấy những triển vọng trong quá trình thử nghiệm trên động vật”.

Quy mô cũng như sự nguy hiểm của dịch Ebola đã khiến Who đồng ý rằng việc sử dụng các loại vaccine chưa được thử nghiệm trên người là một vấn đề nhân đạo.

Cùng với các liều vaccine đang được thử nghiệm, Canada cũng sẽ đóng góp khoảng 185 ngàn USD cho WHO để hỗ trợ việc kiểm soát dịch bệnh tại Tây Phi.

10 liều gửi tới Geneva

Mười liều vaccine đã được gửi tới bệnh viện Geneva theo đề nghị của WHO và cơ quan cứu trợ Bác sĩ Không biên giới. Các liều vaccine này sẽ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp nếu như các nhân viên tại đây bị nhiễm virus, Taylor nói.

Taylor nói rằng, Ủy ban Đạo đức của cơ quan này đã họp để xem xét các vấn đề của loại vaccine này và đã đi đến thống nhất rằng, trong tình hình hiện nay, việc đưa vaccine này vào sử dụng là một vấn đề có ý nghĩa nhân đạo.

“Vấn đề là với số lượng rất giới hạn các liều vaccine, ai sẽ là người nhận được chúng?”

Ông Taylor nói rằng, cơ quan này nhận được những lời khuyên cho rằng, tốt nhất là nên cung cấp vaccine cho các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu của ổ dịch. Tuy nhiên, dường như không có đủ vaccine cho tất cả những người có nguy cơ nhiễm bệnh.

Nghiên cứu Winnipeg

Taylor nói rằng, cơ quan này muốn giải quyết vấn đề nhanh hơn song cũng thừa nhận rằng, việc tìm ra cách thức để sử dụng hiệu quả nhất số vaccine hiện có là một thách thức.

Ông cũng cho biết rằng, cơ quan này hy vọng những người nhận được vaccine sẽ được theo dõi và nghiên cứu để cung cấp những dữ liệu về tác dụng của loại vaccine này trên người.

Ủy ban đạo đức của WHO đã có cuộc họp hôm thứ Hai để tìm hiểu các vấn đề liên quan tới việc sử dụng các loại thuốc và vaccine ngừa Ebola chưa được thử nghiệm.

Cuộc họp đã được thúc đẩy từ một số liệu pháp thử nghiệm trong thời gian gần đây được biết đến với tên Zmapp, với 2 người Mỹ và một linh mục người Tây Ban Nha. Vị linh mục qua đời hôm thứ 3 nhưng hai người Mỹ thì đã khỏi bệnh.

LeafBio, công ty đang nỗ lực để thương mại hóa ZMapp nói rằng, họ không nắm toàn bộ cổ phiếu của sản phẩm vốn được sản xuất dựa trên một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia ở Winnipeg. Người ta ước tính rằng, sẽ phải mất từ 3 đến 4 tháng để sản xuất một lượng nhỏ loại thuốc này.

Quyết định trên của WHO đã nhận được sự tán đồng của nhiều chuyên gia y tế, tuy nhiên họ cũng yêu cầu các bác sĩ trước khi tiêm các loại thuốc này cho bệnh nhân phải giải thích rõ với họ rằng đây là loại thuốc chưa qua kiểm nghiệm và tiềm ẩn những rủi ro nhất định. 

Hiện tại, dịch Ebola đang bùng nổ tại 4 quốc gia: Guinea, Sierra Leone, Liberia and Nigeria. Và kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát vào đầu tháng 3 tới nay, đã có 1.800 ca nhiễm bệnh và hơn 1.000 người chết.

Lê Văn (Theo CBA)