Rất nhiều doanh nhân đã trở thành nhân vật truyền thông theo cách không hề mong muốn khi họ dính vào những sự cố không hay trong cuộc sống và kinh doanh.

Đoàn Nguyên Đức: Biến cố trên mọi mặt trận

Một năm không thuận lợi với bầu Đức. “Dính” vào vụ lùm xùm với một tổ chức quốc tế, tuyên bố rút chân khỏi bất động sản, thủy điện, khai khoáng. Tới cuối năm ông và HAGL tiếp tục gặp khó khi tìm đường về nước cho sản phẩm mía đường sản xuất tại Lào.

Trong khi tập trung nguồn lực cho dự án bất động sản trị giá 440 triệu USD tại Myanmar thì HAGL đã rút khỏi phần lớn các dự án bất động sản trong nước.

{keywords}
Bầu Đức.

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng 2013 không hẳn là một năm quá bế tắc với bầu Đức. Những khoản đầu tư của HAGL tại Lào, Campuchia và Myanmar vẫn rất tiềm năng. Bên ngoài kinh doanh, đội tuyển bóng đá U19 HAGL - Arsenal của bầu Đức cũng ghi dấu ấn rất lớn trong lòng người hâm mộ.

Sau các động thái tái cấu, phần lớn các hoạt động kinh doanh của HAGL là tại các thị trường nước ngoài, với 2 mảng chính là bất động sản và nông nghiệp (mía đường,cao su, cọ dầu).

Huỳnh Uy Dũng: Con kiến kiện “củ khoai” 

Cuối năm 2013, Chủ khu Du Lịch Đại Nam nổi tiếng đã đâm đơn tới Thủ tướng Chính phủ tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thành Cung trong vụ việc liên quan đến Khu công nghiệp Sóng Thần 3.

Ông Dũng cho biết mình kiện để “xóa bỏ cái lệ xấu” tại Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.

{keywords}
Nhà ông Huỳnh Uy Dũng.

Cách đây không lâu, vào dịp sinh nhật 1 tuổi của con trai, ông Dũng đã tuyên bố để lại toàn bộ tài sản cho cậu bé này.

Đặng Thành Tâm: Ngập chìm trong nợ nần

Ông Đặng Thành Tâm là đại diện tiêu biểu cho nhóm những doanh nhân chịu tác động trực tiếp từ suy thoái kinh tế tại Việt Nam. Những công ty lớn của ông Tâm như Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC), hay Viễn Thông Sài Gòn (SGT) đều đang trong diện thua lỗ kéo dài.

Dù cổ phiếu tăng tới 75% trong năm qua nhưng những khó khăn với KBC vẫn còn hiện hữu; lớn nhất là tìm nguồn trả nợ khoản trái phiếu trị giá 3.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn trong năm 2014.

{keywords}
Ông Đặng Thành Tâm

Trong năm qua, ông Tâm cùng các bên liên quan đã bán đi phần lớn số cổ phần của mình tại 2 ngân hàng Navibank và Western Bank.

Hồ Huy: Sai lầm trong chiến lược

Chủ tịch của Mai Linh, doanh nghiệp lớn nhất ngành taxi, ông Hồ Huy vẫn đang đau đầu với bài toán tái cấu trúc tập đoàn

Liên tục bành trướng ra nhiều tỉnh thành, Mai Linh dần đánh mất thị trường trọng yếu vào tay Vinasun. Trong khi đó, bộ máy kềnh càng với hàng chục công ty con khiến Mai Linh liên tục thua lỗ.

Sai lầm trong việc dùng nhiều khoản vay ngắn hạn được dùng để đầu tư dài hạn đã khiến cho Mai Linh thiếu hụt nguồn tiền trả nợ.

Đoàn Quốc Việt: Air Mekong hạ cánh

Chủ tịch BIM Group, cơ quan chủ quản của Air mekong đã quyết đinh tạm ngừng bay do "càng bay càng thấy lỗ". Một trong những sai lầm của Air Mekong được nhiều chuyên gia chỉ ra là chọn sai loại máy bay.

{keywords}
Air MeKoong chìm ngỉm

Mặc dù nhiều lần lên tiếng tiếc nuối cho “Sếu đỏ” nhưng ông Việt và BIM Group vẫn chưa đả động gì đến việc Air Mekong sẽ cất cánh trở lại.

Sau khi tạm dừng phiêu lưu với ngành hàng không, BIM tập trung đầu tư các hạng mục trong dự án khu đô thị Hạ Long Marina tại thành phố Hạ Long.

Hiện tại, BIM đang tiến hành tái cấu trúc lại mô hình công ty, tiến tới phát hành cổ phiếu ra công chúng thông qua đấu giá. Ngoài Air Mekong, BIM đã và đang đầu tư cả vào bất động sản, nuôi trồng thủy sản, làm muối...

Trầm Bê: Từ sừng tê đến dinh thự ngất trời

Cuối tháng 9, ông Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ông chẳng liên quan gì đến ngành ngân hàng, mà liên quan đến chiếc sừng tê nặng tới 4kg, trị giá hơn 4 tỉ đồng của ông đột nhiên bị đánh cắp.

{keywords}
DInh Thị nhà Trầm Bê

Vụ việc cuối cùng chẳng đi đến đâu, chiếc sừng tê thì mãi chưa được tìm thấy, chỉ có người dân là được phen mãn nhãn với những hình ảnh về dinh thự hoành tráng của đại gia đất Trà Vinh.

Theo Trí Thức Trẻ