- Sẵn sàng đóng bảo hiểm cho người giúp việc nhưng một số chủ nhà băn khoăn không biết phải đóng thế nào vì chưa có hướng dẫn cụ thể. Quy định đóng bảo hiểm cho người giúp việc kể từ 25/5 tới đây xem ra rất khó thực hiện.

Khó cả chủ nhà lẫn ôsin

Ngay từ khi chưa có hiệu lực, nghị định này đã vấp phải khá nhiều ý kiến phản đối từ nhiều phía. Số ít những người đồng tình, hưởng ứng thì cũng không biết phải thực hiện nghị định mới này như thế nào.

Về vấn đề mua bảo hiểm xã hội, chị Phương bảo, nếu ôsin muốn chị sẽ tách bạch từng khoản: lương cộng bảo hiểm bằng số tiền trả hàng tháng. Ôsin nhà chị có mà giãy đành đạch ngay. "Mình đi làm, tiền đóng bảo hiểm cũng bị trừ vào lương đấy thôi", chị Phương nói thêm.

Trên diễn đàn mạng, một thành viên cho rằng ôsin là một nghề không bền, giả sử có đóng bảo hiểm xã hội một vài năm rồi không ai thuê nữa, nghỉ việc thì mất trắng luôn hay lên bảo hiểm xã hội đòi một cục?.

Cũng chính vì tâm lý ôsin là một nghề thời vụ, không bền nên hầu hết những người đi làm giúp việc gia đình đều không có ý thức về nghề nghiệp của mình cũng không có nhu cầu đóng bảo hiểm. Bởi họ luôn xác định không thể gắn bó với "nghề" cho đến khi được nhận chế độ của bảo hiểm xã hội.

{keywords}

"Nghe nói có quy định mới, em cũng thấy vui. Nhưng nghĩ lại, nếu nhà chủ có cho thêm tiền để đóng bảo hiểm thì em cũng chả biết phải đóng thế nào. Bọn em ở quê toàn làm ruộng, nghe đến chuyện giấy tờ thủ tục là thấy sợ rồi. Rồi khi chuyển việc qua làm nhà khác thì sẽ thế nào. Hơn nữa, đóng bảo hiểm vài năm rồi không tham gia nữa thì chúng em có được hưởng quyền lợi gì không" - Nguyễn Thị Song, 21 tuổi, giúp việc cho một gia đình ở Xuân Đỉnh, Hà Nội chia sẻ.

Khác với phần đông gia chủ không đồng ý với chế độ mới, gia đình bà Ngọc Hằng (Nguyễn Thái Học, Hà Nội) muốn thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Bà Hằng nói: "Giúp việc nhà tôi là đứa cháu họ hàng xa, cháu nó có nguyện vọng được đóng bảo hiểm. Gia đình tôi cũng rất ủng hộ. Một tháng bỏ thêm vài trăm nghìn để cháu yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với gia đình thì chúng tôi sẵn lòng."

Thế nhưng, bà Hằng lại gặp phải không ít băn khoăn về vấn đề thủ tục. "Đóng bảo hiểm cho giúp việc như thế nào, ai đi đóng? Tiền bảo hiểm chủ nhà đóng 100% hay giúp việc cũng phải đóng thêm? Hợp đồng lao động như thế nào, ai soạn thảo? Trường hợp quen biết thì có bắt buộc kí hợp đồng không...?", hàng loạt vấn đền khiến Hằng không biết đâu mà lần.

Riêng annh Nguyễn Hữu Quyết (phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội) nhận xét, làm ôsin bây giờ quá sướng. Bây giờ lại "vẽ" thêm đủ các chế độ.

"Đóng bảo hiểm y tế cho người giúp việc tôi còn thấy khả thi, ít ra thì mình cũng đỡ tốn tiền thuốc men viện phí nếu chẳng may họ ốm đau. Chứ còn bảo hiểm xã hội, đầy công ty to đẹp đàng hoàng còn chả thèm đóng cho nhân viên, tại sao nhà tôi lại phải đóng?" anh Quyết bức xúc.

Cách nào cũng vướng

Trao đổi với PV VietNamNet về tính thực tiễn của Nghị định 27, ông Chu Phúc Toàn (Công ty Cung ứng người giúp việc Phúc Toàn), cho biết: "Việc thực hiện nghị định này rất khó. Bởi, nếu triển khai thì thù lao cho người giúp việc sẽ phụ trội lên rất nhiều. Khi đó, tiền lương phải trả cho người giúp việc sẽ cao hơn nhiều so với mặt bằng chung hiện tại. E rằng, chủ nhà sẽ không chấp nhận được".

{keywords}
Nếu chủ nhà đưa tiền để tự đi đóng, nhiều ôsin sẽ không chịu đóng bảo hiểm (ảnh minh họa)

Trả thêm tiền để người giúp việc tự đóng bảo hiểm, theo cách tính của đại diện công ty này, thì với mức lương vùng 1 như ở Hà Nội là 2,7 triệu đồng, mức đóng BHYT, BHXH cho người giúp việc là khoảng trên dưới 900.000 đồng. Như vậy, ngoài 3-3,5 triệu đồng lương trung bình trả cho người giúp việc như hiện giờ, chi phí chủ nhà phải bỏ ra sẽ đội lên khoảng gần 4 triệu đồng.

Ông Toàn khẳng định, nếu trả thêm tiền cho người giúp việc để họ tự đóng bảo hiểm thì họ sẽ không bao giờ họ chịu. Việc này chỉ có thể thực hiện nếu yêu cầu chủ nhà phải đóng tiền bảo hiểm cho người giúp việc qua một công ty trung gian.

Về vấn đề hợp đồng lao động cho người giúp việc, luật sư Lê Ngọc Lương (công ty Luật TNHH Đại Phúc) cho rằng, việc quản lý hợp đồng lao động với ôsin cũng rất khó khăn. Theo quy định mới, khi ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với người giúp việc, chủ nhà phải thông báo cho UBND phường, xã. Như vậy, trách nhiệm chính quản lý quan hệ lao động giữa chủ nhà và người giúp việc là UBND phường, xã. Thế nhưng, cơ quan này thể hiện trách nhiệm của mình đến đâu, có thực hiện việc quản lý một cách triệt để hay không thì còn là dấu hỏi lớn. Hơn nữa, cũng chưa có chế tài xử lý trong trường hợp chủ nhà không thông báo về việc sử dụng người giúp việc cho UBND phường, xã.

Chưa kể, luật sư Lê Ngọc Lương nói thêm, quy định về đóng bảo hiểm cho người giúp việc cũng rất khó thực hiện. "Rất khó quản lý việc chủ nhà có thanh toán khoản tiền này cùng tiền lương hay không, hoặc chủ nhà sẽ lách bằng các thỏa thuận khác như tiền lương đã bao gồm cả tiền bảo hiểm”, ông nói.

Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp thì việc quản lý đóng bảo hiểm đã khó, nói gì đến việc quản lý đóng bảo hiểm với người giúp việc. Không những thế, người giúp việc nhận khoản tiền thêm này và có tham gia bảo hiểm hay không thì cũng rất khó quản lý. Bản thân họ có khi cũng không biết mình được nhận khoản tiền này và tham gia bảo hiểm như thế nào, ở đâu".

Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp) cũng đồng tình cho rằng, yêu cầu người giúp việc phải tự liên hệ để đóng bảo hiểm là khó khả thi. Thông thường thì họ quan tâm tới tiền mặt hơn và ít khi có ý định đóng bảo hiểm xã hội.

Nhị Anh