Những bức tượng, trong đó có tượng Quan Công giá vài triệu đến vài chục triệu đồng được sao chép như bản gốc bằng công nghệ cao tại làng nghề Thiết Úng (Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội).

{keywords}

Xưởng nhân bản (sao chép) tượng ở xã Vân Hà, huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Vân Hà là một làng nghề chuyên chạm khắc gỗ từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng vẫn không lúc nào ngớt tiếng cưa, tiếng đục suốt cả ngày.

{keywords}

Trong làng có nhiều nhà đầu tư máy đục tượng bán tự động và tự động. Loại bán tự dộng phổ biến nhất bởi việc tạo ra phiên bản giống bản gốc chỉ 70%. 30% còn lại sẽ do bàn tay và khối óc con người hoàn thiện.

{keywords}

Công đoạn chính phải cần đến bàn tay con người là việc đục đẽo các chi tiết hoa văn trên tượng làm sao cho giống y như bản gốc.

{keywords}

Nghệ nhân Nguyễn Văn Truyền có biệt hiệu Truyền “Quan Công” bởi anh làm tượng Quan Công đẹp nhất làng.

{keywords}

Anh Tám, một chủ máy cho biết, tượng làm ra vẫn đẹp như đục bằng tay nhưng năng suất tăng gấp đôi và giao hàng cho khách đúng hẹn. Hiện tại ở làng đã có 7 hộ dùng máy điêu khắc. "Ban đầu máy được nhập từ Đài Loan về. Dần dần một số xưởng cơ khí trong nước đã tự sản xuất được máy, giá thành phù hợp nên công việc này ngày càng phát triển", anh nói.

{keywords}

Loại máy đục tượng tự động còn gọi là CNC thì chỉ cần quét ảnh 3 chiều vào máy tính sau đó máy sẽ tạo ra các bản sao hoàn thiện 95%. 5% còn lại là do người thợ hoàn chỉnh nốt. Trên thị trường có nhiều loại máy đục tượng với giá từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng một chiếc.

{keywords}

Ông Đào Văn Đức là người đầu tiên ở làng đầu tư máy CNC đục tượng tự động cho biết, nhờ có máy năng suất lao động tăng gấp 3.5 lần nên ông có thể tự tin nhận đơn hàng lớn đồng thời có thể cam kết tiến độ giao hàng chuẩn thời gian.

{keywords}

Chỉ cần đưa thông số vào máy tính là máy sẽ tự động chạy. Có máy sản phẩm làm ra đảm bảo rất đẹp, giống y tượng cũ.

{keywords}

Trong ảnh là phiên bản giữa tượng gốc và tượng nhân bản sau khi quét máy tính và đưa vào máy. Trên thị trường, một bức tượng Quan Công có giá dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, tùy kích cỡ và loại gỗ.

{keywords}

Bắt đầu từ bản thô của máy đúc tự động (ảnh trái), sau khi có bàn tay người thợ tỉ mẩn ra được một bức tượng hoàn chỉnh (ảnh phải).

(Theo Zing)