Mặc dù chưa điều động hết các loại vũ khí 'khủng' nhất trong kho của mình, nhưng gần như Mỹ đã điều tới sát Triều Tiên những loại đầu bảng trên thế giới hiện nay.

 {keywords}

Tàu khu trục USS Fitzgerald có trang bị tên lửa Tomahawk hoặc tên lửa RUM-139 VL-Asroc, các loại súng máy, ngư lôi, trực thăng lên thẳng.

{keywords} 

Tàu khu trục USS Decatur có trang bị tên lửa dẫn đường.

{keywords} 

Tàu khu trục USS John McCain được lắp hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến và hệ thống vũ khí phòng vệ cực mạnh có khả năng chống hạm, chống ngầm, phòng không, tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Radar X-Band

Hệ thống rađa X-Band (SBX-1) được đặt trên một giàn khoan và có khả năng tìm kiếm, theo dõi các mục tiêu. Bên cạnh đó, hệ thống này có thể kết nối thông tin với các tên lửa đánh chặn tại Fort Greely, Alaska và Căn cứ Không quân Vandenberg, California.

{keywords} 

Các tên lửa này sau đó có thể bắn hạ tên lửa mục tiêu.

Hệ thống này có thể quét và theo dõi mục tiêu thậm chí cả khi cách đó hàng trăm dặm, do đó, không nhất thiết phải di chuyển hệ thống này tới gần Triều Tiên.

Hệ thống SBX-1 đặt trên một giàn khoan có chiều rộng khoảng hơn 70m, dài khoảng 120m, và cao khoảng 85m (từ sàn cho tới vòm rađa đặt trên đó).

Máy bay ném bom tàng hình B-2

Máy bay ném bom tàng hình B-2 được phát triển vào những năm 80 và cuối cùng cũng được xuất xưởng khoảng 10 năm sau đó.

{keywords} 

B-2 được thiết kế để chọc thủng các hệ thống phòng thủ tối tân và là những chiếc máy bay ném bom duy nhất của Không lực Hoa Kỳ có thể ‘sống sót’ khi mang theo các loại vũ khí lớn – hoặc số lượng lớn các vũ khí nhỏ - trong một môi trường được bố trí chống mọi sự thâm nhập.

Máy bay ném bom chiến thuật B-52

Đây là chiếc máy bay duy nhất có thể phóng tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp phóng trên không (ALCM).

{keywords} 

B-52 có khả năng bay với tốc độ cận âm (khoảng 350 dặm/giờ) ở độ cao trên 15.166,6m nhờ có 8 động cơ kết hợp với một cặp cánh rộng lớn.

B-52 có thể mang theo 27 tấn khí tài thông thường hoặc hạt nhân với khả năng điều hướng chính xác trên khắp toàn cầu, có khả năng tham gia vào các cuộc chiến tranh tổng lực và khu vực.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22

Raptor F-22 của Mỹ rất nổi tiếng về tiềm lực chiến đấu tầm xa.

{keywords} 

Raptor F-22 hiện đang là chiếc chiến đấu cơ đời thứ 5 đắt đỏ nhất thế giới, với giá thành vào khoảng trên dưới 130 triệu USD. Raptor F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến.

Dòng máy bay này sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ tư.

F-22 Raptor còn được trang bị một pháo xoay M61A2 Vulcan 20 mm với cửa lật ở đuôi cánh phải chỉ sử dụng khi thật cần thiết, khi hết tên lửa vì nó chỉ có 480 viên đạn, đủ bắn trong khoảng 5 giây liên tục.

Hệ thống đánh chặn theo khu vực tầm cao THAAD

{keywords}

Lầu Năm Góc mới đây cho hay trong vài tuần tới, quân đội Mỹ sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tới Guam để bảo vệ căn cứ quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương trước các đe dọa từ Triều Tiên.

{keywords}
Đường đạn của tên lửa trong hệ thống THAAD

 Hệ thống THAAD bao gồm bệ phóng đặt trên xe tải, các tên lửa đánh chặn, các ra-đa AN/TPY-2 và hệ thống điều khiển khai hỏa.

Mỗi khẩu đội này có giá trị lên tới 800 triệu USD.

Lê Thu (Tổng hợp)

Các tin liên quan

Cận cảnh hệ thống phòng không của Triều Tiên

Lý giải động thái quân sự của Trung Quốc với Triều Tiên

Cặp đôi nắm thực quyền ở Triều Tiên là ai?

Toàn cảnh "chảo lửa" bán đảo Triều Tiên

Mỹ điều tàu chiến tới sát Triều Tiên

Xem chiến đấu cơ tàng hình Mỹ dùng "uy hiếp" Triều Tiên

Thùng thuốc súng trên bán đảo Triều Tiên sắp nổ?