Nhật Bản có 48 giờ để đưa cuộc khủng hoảng hạt nhân đang leo thang vào tầm kiểm soát, nếu không sẽ phải đối mặt với một thảm họa "còn tồi tệ hơn vụ nổ Chernobyl".
Các quan chức an toàn hạt nhân Pháp nói họ "bi quan" về khả năng các kỹ sư có thể ngăn chặn được sự tan chảy tại tổ hợp hạt nhân Fukushima sau khi bể chứa các thanh nhiên liệu trở nên quá nóng.
Các mức phóng xạ đã ở mức "cực cao" tại nhà máy vốn đã bị thủng bởi vụ nổ trước đó. Điều này có nghĩa phóng xạ có thể thoát ra không khí. Tập đoàn Điện lực Tokyo - đơn vị vận hành nhà máy - thông báo 5 công nhân đã thiệt mạng tại hiện trường, hai người mất tích và 21 người bị thương.
Quan chức về an toàn hạt nhân của Mỹ, Gregory Jaczko, cảnh báo, nếu các mức phóng xạ "cực cao" tăng nhanh, các công nhân sẽ không thể tiếp tục thực hiện "các biện pháp sửa chữa" tại nhà máy và họ sẽ buộc phải rời đi.
Trong khi Nhật Bản phải viện đến các biện pháp táo bạo, trong đó có việc dùng máy bay thả nước lên lò phản ứng, có nhiều cáo buộc rằng tình hình hiện nay đã "vượt tầm kiểm soát".
Phản ứng trước các diễn biến xấu tại Nhật, Bộ Ngoại giao Anh đã khuyên các công dân của mình rời Tokyo và rời bắc Nhật Bản. EU thì kêu gọi các thành viên kiểm tra nhiễm xạ đối với thực phẩm nhập từ Nhật.
Nhật hoàng Akihito đã có bài phát biểu hiếm hoi gửi tới toàn quốc, kêu gọi người dân Nhật đoàn kết vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, Nhật hoàng ngụ ý chính ông cũng sợ hãi khi nói rằng "Tôi hy vọng mọi thứ sẽ không tồi tệ hơn".
Các nhà chức trách xác nhận con số tử vong chính thức hiện là 4.314 người trong khi 8.606 mất tích sau động đất và sóng thần hôm 11/3.
Hàng nghìn người, vốn vẫn đang chờ được viện trợ thực phẩm ở những vùng hẻo lánh nhất thuộc khu vực thảm họa, lại phải chịu đựng thêm khổ cực khi tuyết bắt đầu rơi trên toàn miền bắc. Tuy nhên, mọi sự quan tâm giờ đang dồn về nhà máy hạt nhân Daiichi ở Fukushima, nơi các nhà chức trách thừa nhận lo ngại về tình trạng nhiệt độ tăng cao trong ba bể chứa thanh nhiên liệu.
Thierry Charles, một quan chức thuộc Viện Bảo vệ Bức xạ và An toàn Hạt nhân Pháp nhấn mạnh: "48 giờ tiếp theo sẽ là quyết định. Tôi bi quan, bởi vì kể từ Chủ nhật (13/3), tôi đã thấy gần như chẳng có giải pháp nào hiệu quả".
Ông mô tả tình hình hiện nay là "một mối đe dọa lớn" song nói thêm rằng "không phải đã mất tất cả".
Khi được hỏi về mức phóng xạ rò rỉ tối đa có thể là bao nhiêu, Thierry Charles đánh giá "nó sẽ ngang ngửa với thảm họa Chernobyl".
Thảm họa Chernobyl ở Ukraine ngày 26/4/1986 đã khiến 57 người chết ngay lập tức, 4.000 người nữa chết vì ung thư.
Francois Baroin, phát ngôn viên của chính phủ Pháp, còn nhấn mạnh thêm: "Trong trường hợp tồi tệ nhất, nó có thể gây tác động tệ cả Chernobyl".
Thanh Hảo (Theo Telegraph)
Hiểu đúng về sự cố hạt nhân Nhật Bản
Sự cố hạt nhân Fukushima nguy hiểm thế nào?
Đức tạm đóng cửa 7 nhà máy điện hạt nhân
Rút công nhân khỏi nhà máy hạt nhân Nhật
Bài học từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Ngày thứ 5: Chật vật ngăn thảm họa hạt nhân
Thanh nhiên liệu ở 3 lò hạt nhân "đang tan chảy"
Nổ ở nhà máy hạt nhân, khói bốc ngùn ngụt
Sự cố hạt nhân Fukushima nguy hiểm thế nào?
Đức tạm đóng cửa 7 nhà máy điện hạt nhân
Rút công nhân khỏi nhà máy hạt nhân Nhật
Bài học từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Ngày thứ 5: Chật vật ngăn thảm họa hạt nhân
Thanh nhiên liệu ở 3 lò hạt nhân "đang tan chảy"
Nổ ở nhà máy hạt nhân, khói bốc ngùn ngụt
Hơi nước phun lên từ lò phản ứng số 3 thuộc tổ hợp Fukushima sau một vụ nổ. (Ảnh: AP)
Các quan chức an toàn hạt nhân Pháp nói họ "bi quan" về khả năng các kỹ sư có thể ngăn chặn được sự tan chảy tại tổ hợp hạt nhân Fukushima sau khi bể chứa các thanh nhiên liệu trở nên quá nóng.
Các mức phóng xạ đã ở mức "cực cao" tại nhà máy vốn đã bị thủng bởi vụ nổ trước đó. Điều này có nghĩa phóng xạ có thể thoát ra không khí. Tập đoàn Điện lực Tokyo - đơn vị vận hành nhà máy - thông báo 5 công nhân đã thiệt mạng tại hiện trường, hai người mất tích và 21 người bị thương.
Quan chức về an toàn hạt nhân của Mỹ, Gregory Jaczko, cảnh báo, nếu các mức phóng xạ "cực cao" tăng nhanh, các công nhân sẽ không thể tiếp tục thực hiện "các biện pháp sửa chữa" tại nhà máy và họ sẽ buộc phải rời đi.
Trong khi Nhật Bản phải viện đến các biện pháp táo bạo, trong đó có việc dùng máy bay thả nước lên lò phản ứng, có nhiều cáo buộc rằng tình hình hiện nay đã "vượt tầm kiểm soát".
Phản ứng trước các diễn biến xấu tại Nhật, Bộ Ngoại giao Anh đã khuyên các công dân của mình rời Tokyo và rời bắc Nhật Bản. EU thì kêu gọi các thành viên kiểm tra nhiễm xạ đối với thực phẩm nhập từ Nhật.
Nhật hoàng Akihito đã có bài phát biểu hiếm hoi gửi tới toàn quốc, kêu gọi người dân Nhật đoàn kết vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, Nhật hoàng ngụ ý chính ông cũng sợ hãi khi nói rằng "Tôi hy vọng mọi thứ sẽ không tồi tệ hơn".
Các nhà chức trách xác nhận con số tử vong chính thức hiện là 4.314 người trong khi 8.606 mất tích sau động đất và sóng thần hôm 11/3.
Hàng nghìn người, vốn vẫn đang chờ được viện trợ thực phẩm ở những vùng hẻo lánh nhất thuộc khu vực thảm họa, lại phải chịu đựng thêm khổ cực khi tuyết bắt đầu rơi trên toàn miền bắc. Tuy nhên, mọi sự quan tâm giờ đang dồn về nhà máy hạt nhân Daiichi ở Fukushima, nơi các nhà chức trách thừa nhận lo ngại về tình trạng nhiệt độ tăng cao trong ba bể chứa thanh nhiên liệu.
Thierry Charles, một quan chức thuộc Viện Bảo vệ Bức xạ và An toàn Hạt nhân Pháp nhấn mạnh: "48 giờ tiếp theo sẽ là quyết định. Tôi bi quan, bởi vì kể từ Chủ nhật (13/3), tôi đã thấy gần như chẳng có giải pháp nào hiệu quả".
Ông mô tả tình hình hiện nay là "một mối đe dọa lớn" song nói thêm rằng "không phải đã mất tất cả".
Khi được hỏi về mức phóng xạ rò rỉ tối đa có thể là bao nhiêu, Thierry Charles đánh giá "nó sẽ ngang ngửa với thảm họa Chernobyl".
Thảm họa Chernobyl ở Ukraine ngày 26/4/1986 đã khiến 57 người chết ngay lập tức, 4.000 người nữa chết vì ung thư.
Francois Baroin, phát ngôn viên của chính phủ Pháp, còn nhấn mạnh thêm: "Trong trường hợp tồi tệ nhất, nó có thể gây tác động tệ cả Chernobyl".
Thanh Hảo (Theo Telegraph)