Các nhà chức trách Triều Tiên mới đây đã yêu cầu các lính bảo vệ biên giới phải bắn những người đào tẩu có ý định bỏ trốn khỏi đất nước. 

TIN BÀI LIÊN QUAN


{keywords}

Bà Kang Myeong-wook (bên phải), 83 tuổi, là người gốc Triều Tiên. Bà đang cùng với cháu gái của mình cúi đầu hướng về Bình Nhưỡng trong một lễ tưởng niệm cho các gia đình ở Triều Tiên gần khu vực phi quân sự ngăn cách hai miền Hàn – Triều ở Paju, cách Seoul – Hàn Quốc – 55km về phía bắc hôm 31/1/2014.

Chỉ thị mới này được cho là do lãnh đạo Kim Jong Un trực tiếp đưa ra. Theo nguồn tin giấu tên từ vùng Bắc Hamkyung ở Triều Tiên, điều này đã gây nên tình trạng căng thẳng chưa từng có tại vùng biên giới giáp các quốc gia láng giềng.  

“Một mệnh lệnh đã được chuyển tới các đồn kiểm soát biên giới để nghiêm trị những người bị bắt vì chuẩn bị hoặc có ý định bỏ trốn” – trang tin về Triều Tiên Daily NK cho hay.  

“Theo đó nếu như một kẻ đào tẩu nào bị phát hiện và phản ứng bất tuân, hoặc phớt lờ các cảnh báo cấm vượt sông, họ (lính canh biên giới) có thể nổ súng ngay tại chỗ” – nguồn tin nêu trên nói thêm.  

Do an ninh đặc biệt thắt chặt dọc biên giới giáp Hàn Quốc, hay còn gọi là khu vực phi quân sự (DMZ), nên nhiều người bỏ trốn thường chạy về phía bắc, tìm cách tị nạn bằng cách vượt biên vào tỉnh biên giới đông bắc Trung Quốc bằng cách vượt sông Tumen. Số khác lại tìm cách thâm nhập vào Nga.  

Nhằm ngăn những người vượt biên này, biên giới Tumen đã được tăng cường giám sát. “Biên giới đang trong tình trạng phong tỏa hoàn toàn, thậm chí những người đi xuống sông Tumen để lấy nước hoặc giặt quần áo cũng bị giám sát chặt chẽ” – nguồn tin trên cho biết thêm.  

Cuộc sống của những người dân sống gần vùng biên giới đang rất gieo neo. “Họ phải rất thận trọng, họ lo ngại rằng nếu như có bước đi nào sai lầm, họ sẽ bị làm gương”.  

Những cáo buộc như vậy rất khó để kiểm chứng trong bối cảnh thông tin ở Triều Tiên hầu như không được công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, báo cáo mới đây dài 400 trang của Liên Hợp Quốc được công bố ngày 17/2/2014 đã đề cập tới việc ‘bắt bớ và tra tấn’, và ‘không có tự do đi lại’.  

Hơn 80 nhân chứng và nạn nhân, chuyên gia đã cung cấp lời khai về các điều kiện ở Triều Tiên trong hơn 240 cuộc phỏng vấn. Báo cáo này kết luận rằng Triều Tiên sử dụng các lực lượng trên bộ và hải quân và các hệ thống tình báo để tiến hành để bắt bớ và giam giữ theo ‘yêu cầu từ Lãnh đạo Tối cao’ đối với những người rời bỏ đất nước. 

“Vào lúc này, bầu không khí ở biên giới im ắng tới mức đáng sợ” – nguồn tin trên cho biết thêm. “Mọi người không biết được là việc đàn áp ở biên giới sẽ kéo dài trong bao lâu – điều đó khiến họ chết dần chết mòn. Giờ họ nói nhưng điều kiểu như ‘chiến tranh nổ ra có khi còn tốt hơn’”. 

Lê Thu (Theo Reuters/IBT/Daily NK)