Trong bối cảnh Nga sáp nhập Crưm, các lệnh trừng phạt được đưa ra không chỉ xoay quanh vấn đề chính trị hay kinh tế.  

TIN BÀI LIÊN QUAN

  {keywords}

‘Đừng dành điều đó cho người Nga’ – cụ thể là phụ nữ Ukraina không ngủ với đàn ông Nga. 

Tờ The Atlantic của Mỹ đưa tin, trong tuần vừa qua, một lệnh ‘cấm vận’ khác cũng gây được sự chú ý lớn với người sử dụng internet tại Nga.  

Những phụ nữ Ukraina đã bắt đầu lên chiến dịch có tên gọi ‘Đừng dành điều đó cho người Nga’ – cụ thể là phụ nữ Ukraina không ngủ với đàn ông Nga.  

Câu khẩu hiệu này có nguồn gốc từ bài thơ của nhà thơ Taras Shevchenko, viết từ năm 1838, có tiêu đề ‘Kateryna’. Bài thơ có câu “Ôi những người maidan [Ukraina] đáng yêu, hãy yêu đi, nhưng đừng với người Moskaly [Nga]”. 

{keywords}
Những phụ nữ Ukraina mặc áo phông in hình cổ vũ chiến dịch 'không ngủ với đàn ông Nga'

Chiến dịch cấm vận này có phát kèm các áo phông in biểu tượng chính thức là đôi bàn tay khép úp vào nhau, khích lệ phụ nữ Ukraina ‘chiến đấu với kẻ thù bằng mọi phương tiện’.  

Chiến dịch cấm vận này còn kêu gọi sự tham gia của phụ nữ Nga. “Những người đàn ông của chúng tôi vẫn ở nhà, còn của bạn có vẻ như sẽ phải ra chiến trận” – trang mạng xã hội của chiến dịch này viết. 

Đây không phải lần đầu tiên ý tưởng ‘cấm vận sex’ được áp dụng. Tháng trước, một nhóm phụ nữ ở Tokyo, Nhật Bản, đã đe dọa không ngủ với bất kỳ người đàn ông nào bầu cho một ứng cử viên bị coi là có quan điểm lỗi thời về giới.  

{keywords}

Chỉ vài năm trước, cũng tại Ukraina, một nhóm nữ quyền có tên Femen đã kêu gọi các bà vợ và bạn gái của nhưng thành viên nội các chính phủ cấm vận sex với chồng, bạn trai của mình để phản đối điều mà họ gọi là ‘thái độ đểu giả và làm nhục đối với những phụ nữ Ukraina’.  

Ý tưởng cấm vận sex trên thực tế có từ cách đây ít nhất 2.425 năm. Khi đó, một vở hài kịch của Hy Lạp đã viết về một phụ nữ nước này tước đoạt quyền quan hệ tình dục với chồng của cô và những người tình, để buộc họ phải chấm dứt cuộc chiến Peloponnesus. Vở kịch này được viết 7 năm trước khi Athens thất thủ. 

Lê Thu