Bộ Quốc phòng Nga đã gọi các bức ảnh chụp từ vệ tinh mà Mỹ dùng để chứng minh Moscow cho bắn tên lửa sang Ukraina là ‘giả mạo’.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Itar-Tass nói rằng các bức ảnh mà Đại sứ Mỹ Geoffrey Pyatt tung các ảnh này lên trang Twitter cá nhân của ông đều là ‘giả’.
Bức ảnh mà Mỹ đưa ra làm bằng chứng về việc Nga đã bắn pháo sang Ukraina, còn Nga lại bác bỏ và coi đây là bằng chứng giả mạo. Ảnh: RT |
RT dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga nói rằng chính các cố vấn người Mỹ ‘có quan hệ mật thiết với Hội đồng An ninh Ukraina’ đã dựng nên các bức ảnh này.
Nga cho rằng tính xác thực của các bức ảnh này không thể kiểm chứng được.
“Không phải tự nhiên mà các bức ảnh này được đăng tải trên Twitter, vì tính xác thực của nó không thể nào chứng minh được – do thiếu thông tin chính xác về khu vực trong ảnh, và độ phân giải lại cực kỳ thấp”- Igor Konashenkov – đại diện của Bộ Quốc phòng Nga, nói.
Ông Konashenkov cho biết, “những bức ảnh” như thế này do phía Kiev cung cấp như là một cái cớ để sử dụng pháo hạng nặng và các vũ khí khác chống lại dân thường ở Ukraina.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Ukraina Geoffrey Pyatt đăng 4 ảnh vệ tinh, toàn bộ đề ngày 21/7-25/26-7, làm bằng chứng về việc Nga nã pháo sang đất của Ukraina.
Ảnh vệ tinh đen trắng do dân thường chụp được cho là đã chỉ ra ánh lửa từ bệ phóng đa tên lửa ở phía biên giới Nga và tấn công bằng pháo vào Ukraina.
Mỹ cũng lên tiếng tố cáo Nga tập trung binh sĩ ở giáp biên giới Ukraina, lên tới 15.000 người, và vận chuyển các loại vũ khí hạng nặng cho Ukraina.
Hôm 27/7, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các thanh tra viên quốc tế đã tới kiểm tra tình trạng quân Nga ở dọc biên giới với Ukraina song không tìm ra vi phạm nào.
Lê Thu