Các chuyên gia hàng không cho rằng máy bay Airbus số hiệu QZ 8501 có thể đã bị hỏng hóc do bay quá chậm trong điều kiện thời tiết xấu. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

Máy bay QZ 8501 đã mất liên lạc từ hôm Chủ nhật 28/12, sau khi yêu cầu tăng độ cao và chuyển hướng để tránh mây. 

{keywords}
Các chuyên gia cho rằng thời tiết có thể góp phần gây ra tai nạn cho QZ 8501. Ảnh: ST

Chuyên gia hàng không Geoffrey Thomas cho rằng sau khi tăng độ cao để tránh bão, máy bay có thể đã bị hỏng động cơ thuộc khí động học, tương tự như những gì xảy ra với chiếc AF 447 của Air France rơi năm 2009. 

Hôm 28/12, một tư vấn viên ngành hàng không Indonesia Gerry Soejatman nhắn tin về bức ảnh ‘rò ri’ từ màn hình của một kiểm soát viên không lưu về chuyến bay QZ 8501. 

“Bức ảnh rò rỉ khi chụp màn hình của KSV không lưu về QZ 8501, máy bay lên tới độ cao 36.300 feet và đang lên cao nhưng tốc độ chỉ là 353 knot! Ôi không!” – Soejatman đăng tải dòng tin nhắn trên trang mạng xã hội. 

Cũng trên màn hình khi đó là một máy bay khác của Emirates cùng độ cao, nhưng bay nhanh hơn nhiều, tốc độ là 503 knots (931 km/h). 

“QZ 8501 bay quá chậm, di chuyển với tốc độ gần 100 knot là quá chậm. Và ở độ cao đó thì cực kỳ là quy hiểm” – Thomas nói. 

“Tôi có biểu đồ trên radar cho thấy máy bay ở độ cao 36.000 feet (10.973m) và đang bay lên cao với tốc độ 353 knot (653km/h), tương đương với tốc độ di chuyển bình thường là 100 knot (khoảng 185km/h) là quá chậm… nếu như radar này phản ảnh chính xác thì máy bay đã đi quá chậm với độ cao đang di chuyển” – Thomas phân tích thêm. 

Ban đầu, phi công cho máy bay bay ở độ cao 32.000 feet (khoảng 9754m), sau đó yêu cầu tăng lên 38.000 feet (11.582m) và chuyển hướng sang trái. 

Không lưu cho phép chuyển sang trái nhưng không lên cao vì tránh một máy bay ở độ cao đó. 

Các phi công và chuyên gia hàng không nói rằng sấm sét, và yêu cầu bay cao để tránh mưa bão không phải là việc xa lạ gì khi bay trong khu vực này. Tuy nhiên, radar của máy bay có thể đã có trục trặc trong điều kiện sấm chớp. 

“Hoạt động của máy bay liên quan trực tiếp tới thời tiết bên ngoài và khi tăng độ cao có thể làm cho radar tĩnh bị lạnh, khiến phi công đọc sai thông tin” – Reuters dẫn lời nhận định của một phi công của Quantas Airways với 25 năm kinh nghiệm. 

Thomas nói thêm là điều kiện thời tiết cũng góp phần gây ra tai nạn.  

Hồi năm 2009, chiếc máy bay AF447 của Air France đã rơi xuống Đại Tây Dương khi bay từ Rio de Janeiro đi Paris. 

Kiểm soát không lưu của Pháp cho biết, máy bay bay qua một cơn bão, và các tinh thể băng đóng quanh các thiết bị của máy bay, khiến chế độ lái tự động bị ngắt. 

Các phi công đã phản ứng không phù hợp khi máy bay bị chết máy. Máy bay rơi khỏi bầu trời, khiến 228 người thiệt mạng. 

Lê Thu