Strait Times cho biết, khu vực được cho là nơi QZ 8501 rơi là ở biển Java – biển tuy nông nhưng lại là nơi yên nghỉ của nhiều tàu thuyền và cả máy bay. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Theo nhận định ban đầu, máy bay có thể đã không tránh được thời tiết xấu và gặp tai nạn. Ảnh: ST

1. Đảo Java nằm trong khu vực biển Tây Thái Bình Dương, giữa Java và Borneo của quần đảo Indonesia. Biển được bao quanh bởi Borneo ở phía bắc, Java ở phía nam, Sumatra ở phía tây và biển Flores, Bali ở phía đông. Biển này nối với Ấn Độ Dương qua eo biển Sunda.

2. Đây là vùng biển nước nông, có độ sâu trung bình khoảng 46m. Tổng diện tích bề mặt biển khoảng 167.000 dặm vuông, tức là gấp 603 lần diện tích Singapore. 

3. Khu vực này chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa. Mùa mưa bắt đầu giữa tháng 12 cho tới tháng Ba, với đặc trưng là gió lớn và thường xuyên có mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Mùa khô bắt đầu từ tháng Sáu tới tháng Chín. 

{keywords}
Khu vực máy bay gặp nạn và bản đồ thời tiết lúc máy bay mất liên lạc. Ảnh: ST

4. Nơi đây từng xảy ra nhiều vụ tai nạn liên quan tới máy bay và tàu thuyền. 

Ngày 1/1/2007, một máy bay của hãng Adam Air mất liên lạc với kiểm soát không lưu trong khi bay qua biển Java. Chiếc Boeing 737-400 chở 102 người hầu hết là công dân Indonesia khi đó bay từ Surabaya đi Manado. 

Các mảnh vỡ của máy bay được tìm thấy 10 ngày sau đó ở ngoài khơi Sulawesi. Điều tra viên phát hiện ra các phi công đã vô tình ngắt hệ thống lái tự động trong khi tìm cách khắc phục một sai sót trong các hệ thống chỉ dẫn điều hướng. 

Tháng 5/2009, một phà nội địa đã gặp hỏa hoạn trên biển Java. Gần 350 người đã được giải cứu. 

Tháng 12/2006, một phà đông người đã bị vỡ và chìm trên biển Java trong một cơn bão lớn, khiến hơn 400 người thiệt mạng. 

Năm 1981, 580 thiệt mạng khi tàu vận tải Tamponas II của Indonesia bị hỏa hoạn và chìm. 

5. Các mảnh vỡ của các con tàu được cho là vẫn nằm lại ở biển Java. Đây cũng là nơi phát hiện ra nhiều dấu vết tai nạn còn lưu lại dưới đáy biển. 

Đây là vùng biển diễn ra một trong những trận chiến hải quân hao người tốn của nhất trong Thế Chiến II, còn được gọi là Trận chiến Biển Java. Lực lượng Hải quân Hà Lan, Anh, Australia, và Mỹ gần như bị phá hủy hoàn toàn khi tìm cách bảo vệ Java trước các cuộc tấn công của Nhật. 

Tháng 8/2014, Hải quân Mỹ xác nhận tìm thấy mảnh vỡ của tàu USS Houston ở đáy biển Java, chìm trong Thế Chiến II.  

Mảnh vỡ của tàu Indono chìm năm 1955 cũng vẫn nằm lại ở biển Java, gần khu vực Karimunjawa. 

Lê Thu