- Khi chiến trường Libya đã ngớt tiếng súng, người cần lật đổ đã chết, cũng là lúc người dân Libya lại quay trở lại cuộc sống 'thường nhật' của mình.
Nhưng, họ còn lại gì?
Những “lỗ thủng” tâm hồn
Sau chín tháng chìm trong khói lửa, không ai biết chính xác số người thiệt mạng trong cuộc chiến, bao gồm cả dân thường và phe nổi dậy. BBC dẫn ra hai con số mang tính ước lượng - dao động trong khoảng 2.000 đến 30.000. Dù là con số nào thì đó cũng là cái giá phải trả cho một "chính quyền sinh ra trên đầu họng súng".
Cùng với cái chết của Đại tá Muammar Gaddafi, người dân Libya đang đứng trước cơ hội xây dựng một đất nước mới, loại trừ tham nhũng và áp bức. Các con phố trống hoác, dư âm từ những tiếng súng ăn mừng phai nhạt dần. Libya phải bắt tay vào công cuộc tái thiết.
6,4 triệu người còn sống sẽ phải xây dựng lại các thành phố bị tàn phá trong cuộc chiến, các hệ thống hạ tầng xã hội và chính trị. Những thiệt hại về vật chất đó còn có thể tạo dựng lại bằng tiền (hoặc rất nhiều tiền). Tuy nhiên, những tổn thương về tinh thần thì vẫn còn nguyên và không ai có thể nói được, sẽ mất bao lâu để hàn gắn các vết thương vô hình này.
Chiến tranh đã in hằn lên gương mặt của mọi người dân nơi đây - tờ Time bình luận. Lũ trẻ thì bỏ học; chúng trở nên dễ bị kích động hơn và hung hăn hơn; đôi khi lại ủ rũ hoặc lãnh đạm. Đám thanh thiếu niên thì dễ dàng nổi cáu, hay vui buồn thất thường trước những lo ngại về những gì có thể xảy đến trong tương lai. Các bà mẹ thì không tài nào nhớ nổi cách nấu nướng các món ăn hàng ngày, dù là những món đơn giản nhất; tâm trí lơ đãng như thể họ vẫn đang ngóng chờ tin tức từ những người thân bỏ mạng nơi giao tranh nổ ra.
Một trong những điều cấp thiết nhất lúc này với người dân Libya là những đợt trị liệu về tâm lý, làm dịu đi cơn sang chấn về tinh thần sau 42 năm bị đè nén, 9 tháng súng rền, máu đổ và hình ảnh của một cái xác bê bết máu bị kéo lê trên phố. Nhưng thực tế là các chuyên gia tâm lý và các dịch vụ chăm sóc tinh thần thiếu trầm trọng.
Một mớ bất ổn
Trong khi tổn thương tinh thần là vô hình, thì nguy cơ nội chiến lại rõ rệt hơn bao giờ hết. Nếu như không thể hòa giải các rạn nứt giữa các bộ tộc thì quá trình chuyển đổi quyền lực tại Libya sẽ không bao giờ thành công. Libya đứng trước nguy cơ trở thành "Iraq phiên bản 2".
Libya có dân số hơn 6 triệu người, nhưng lại chia làm 150 bộ tộc. Các bộ tộc này đều tiềm ẩn hoặc chất chứa các xung đột hoặc mâu thuẫn từ trước khi cuộc chiến bắt đầu, đặc biệt là giữa phe chống và phe theo Gaddafi. Mâu thuẫn chưa được giải quyết thì lại được tiếp thêm vũ trang (trong quá trình liên quân tấn công chính quyền Gaddafi, rất nhiều ngôi làng của phe nổi dậy đã được trang bị vũ khí nhờ các nước như Pháp thả dù cung cấp).
Đó mới chỉ là một phần của câu chuyện. Những cuộc tranh giành các mỏ dầu khí, viện trợ nhân đạo trở thành một mồi lửa cho xung đột giữa các bộ tộc và phe phái thiểu số. Mặc dù Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) đang rất chật vật giải giáp vũ khí nhằm giảm bớt các nguy cơ xung đột nhưng vũ khí lậu vẫn trôi nổi khắp nơi. Không loại trừ số vũ khí này sẽ hoặc đã rơi vào tay của những thành phần quá khích hoặc các nhóm vũ trang cực đoan ủng hộ Gaddafi.
Về mặt thể chế, Libya chưa bao giờ có một xã hội dân sự và không có các thể chế chính trị đúng nghĩa. Đây là di sản của hơn 40 năm độc tài, và cũng sẽ là thách thức lớn nhất cho chính quyền "mới ra giàng" của Libya sau khi NTC giải thể. NTC tuyên bố, sau 1 năm giành độc lập sẽ phải tổ chức bầu cử Quốc hội và bầu cử Tổng thống để thành lập chính phủ hoàn toàn mới.
Ngày 1/11, Libya đã bầu nên Thủ tướng mới, với sứ mệnh lập nội các mới và xây dựng một quốc gia Libya tôn trọng quyền con người. Theo lời của hãng BBC, tân Thủ tướng Abdurrahim al-Keib được giới quan sát cho là rất có uy tín và khả năng dàn xếp, có thể xoa dịu những bất ổn nội bộ trong giới lãnh đạo mới của Libya. Trên thực tế, ông al-Keib vẫn còn là một nhân vật khá xa lạ với nhiều người trong nước, tên của ông không hề được nhắc tới trong suốt thời gian nội chiến. Niềm tin không thể có được chỉ trong ngày một ngày hai, trong khi đó, các phép thử cho năng lực lãnh đạo của tân Thủ tướng lại hết sức ngặt nghèo.
Đêm 31/10, NATO chính thức chấm dứt chiến dịch quân sự tại Libya. Chủ tịch Viện nghiên cứu chiến lược Alexandr Konovalov phân tích, vì NTC sẽ phải duy trì tính toàn vẹn để bổ nhiệm một chính phủ lâm thời có khả năng tổ chức bầu cử, nên NATO còn ở lại Libya thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra tại đây. Ông Konovalov cho rằng, hiện giờ mảnh đất này chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp và NATO nên rút ra khỏi đây càng sớm càng tốt.
Thừa nước đục thả câu
Song song với việc ổn định chính trị, chính quyền lâm thời của Libya phải ngay lập tức tái thiết nền kinh tế. Với hàng loạt cơ sở hạ tầng bị tàn phá trong cuộc chiến và nhà cửa bị phá hủy, việc khôi phục nền kinh tế bị đình đốn trong những tháng qua đầy rẫy những khó khăn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, cuộc nội chiến đã làm cho ngành dầu khí tê liệt, dẫn tới việc kinh tế của Libya sẽ bị sụt giảm hơn 50% trong năm nay. Lợi nhuận mà dầu mỏ mang lại cho Libya chiếm 70% GDP, và 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Cũng theo IMF, nội chiến kéo theo các lệnh trừng phạt quốc tế và gián đoạn hoạt động hoán đổi ngoại tệ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế vốn phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ của Libya. Mặt khác, Thủ tướng lâm thời của Libya cũng cảnh báo nước này đã sử dụng khoảng 62% trữ lượng dầu mỏ trong nước, do đó, họ phải tìm các nguồn thu khác để tái thiết kinh tế sau chiến tranh.
Tuy nhiên, với trữ lượng dầu mỏ còn lại, số phận của chúng cũng đã được định đoạt ngay cả khi Gaddafi còn sống để đổi lại là sự ủng hộ của các cường quốc đối với NTC. Những thành viên tích cực tham gia chiến dịch quân sự Libya như Anh, Pháp, Mỹ, Italia và Qatar gần như chắc chắn là những nước đầu tiên được quyền khai thác nguồn "vàng trắng" cho các ngành công nghiệp này.
Tờ Chính sách Đối ngoại phân tích rằng chiếc bánh dầu mỏ Libya đầu tiên sẽ thuộc về Pháp. Để chứng minh điều đó, tác giả dẫn ra bức thư của đại diện NTC gửi Quốc vương Qatar hồi đầu năm, trong đó có nói rằng Pháp sẽ có được 35% dầu mỏ của Libya đổi lấy việc Pháp ủng hộ NTC.
Theo sau đó là hàng dài danh sách các người khổng lồ khác như ENI của Italy , các Công ty Bắc Mỹ Marathon, ConocoPhillips, Hess, Occidental và Suncor, Petrobras của Brazil, và cả Gazpromneft, Tatneft của Nga. Tiếp đó còn có thể là Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang khát dầu trầm trọng.
Với tất cả những thực trạng đang hiện hữu và viễn cảnh trong tương lai gần không mấy sáng lạn, tất cả mọi sức ép đều đặt lên vai chính quyền lâm thời NTC. Nhưng nếu thành công trong việc tái thiết đất nước, Libya sẽ là một mẫu hình cho các quốc gia láng giềng tiến hành quá trình chuyển tiếp, và góp phần mang lại ổn định cho khu vực đang chao đảo trong vòng xoáy của "Mùa xuân Ả Rập".
Nhưng, họ còn lại gì?
Người dân Libya đổ ra ăn mừng sau cái chết của Gaddafi. Ảnh: AP |
Sau chín tháng chìm trong khói lửa, không ai biết chính xác số người thiệt mạng trong cuộc chiến, bao gồm cả dân thường và phe nổi dậy. BBC dẫn ra hai con số mang tính ước lượng - dao động trong khoảng 2.000 đến 30.000. Dù là con số nào thì đó cũng là cái giá phải trả cho một "chính quyền sinh ra trên đầu họng súng".
Cùng với cái chết của Đại tá Muammar Gaddafi, người dân Libya đang đứng trước cơ hội xây dựng một đất nước mới, loại trừ tham nhũng và áp bức. Các con phố trống hoác, dư âm từ những tiếng súng ăn mừng phai nhạt dần. Libya phải bắt tay vào công cuộc tái thiết.
6,4 triệu người còn sống sẽ phải xây dựng lại các thành phố bị tàn phá trong cuộc chiến, các hệ thống hạ tầng xã hội và chính trị. Những thiệt hại về vật chất đó còn có thể tạo dựng lại bằng tiền (hoặc rất nhiều tiền). Tuy nhiên, những tổn thương về tinh thần thì vẫn còn nguyên và không ai có thể nói được, sẽ mất bao lâu để hàn gắn các vết thương vô hình này.
Chiến tranh đã in hằn lên gương mặt của mọi người dân nơi đây - tờ Time bình luận. Lũ trẻ thì bỏ học; chúng trở nên dễ bị kích động hơn và hung hăn hơn; đôi khi lại ủ rũ hoặc lãnh đạm. Đám thanh thiếu niên thì dễ dàng nổi cáu, hay vui buồn thất thường trước những lo ngại về những gì có thể xảy đến trong tương lai. Các bà mẹ thì không tài nào nhớ nổi cách nấu nướng các món ăn hàng ngày, dù là những món đơn giản nhất; tâm trí lơ đãng như thể họ vẫn đang ngóng chờ tin tức từ những người thân bỏ mạng nơi giao tranh nổ ra.
Một trong những điều cấp thiết nhất lúc này với người dân Libya là những đợt trị liệu về tâm lý, làm dịu đi cơn sang chấn về tinh thần sau 42 năm bị đè nén, 9 tháng súng rền, máu đổ và hình ảnh của một cái xác bê bết máu bị kéo lê trên phố. Nhưng thực tế là các chuyên gia tâm lý và các dịch vụ chăm sóc tinh thần thiếu trầm trọng.
Một mớ bất ổn
Trong khi tổn thương tinh thần là vô hình, thì nguy cơ nội chiến lại rõ rệt hơn bao giờ hết. Nếu như không thể hòa giải các rạn nứt giữa các bộ tộc thì quá trình chuyển đổi quyền lực tại Libya sẽ không bao giờ thành công. Libya đứng trước nguy cơ trở thành "Iraq phiên bản 2".
Libya có dân số hơn 6 triệu người, nhưng lại chia làm 150 bộ tộc. Các bộ tộc này đều tiềm ẩn hoặc chất chứa các xung đột hoặc mâu thuẫn từ trước khi cuộc chiến bắt đầu, đặc biệt là giữa phe chống và phe theo Gaddafi. Mâu thuẫn chưa được giải quyết thì lại được tiếp thêm vũ trang (trong quá trình liên quân tấn công chính quyền Gaddafi, rất nhiều ngôi làng của phe nổi dậy đã được trang bị vũ khí nhờ các nước như Pháp thả dù cung cấp).
Đó mới chỉ là một phần của câu chuyện. Những cuộc tranh giành các mỏ dầu khí, viện trợ nhân đạo trở thành một mồi lửa cho xung đột giữa các bộ tộc và phe phái thiểu số. Mặc dù Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) đang rất chật vật giải giáp vũ khí nhằm giảm bớt các nguy cơ xung đột nhưng vũ khí lậu vẫn trôi nổi khắp nơi. Không loại trừ số vũ khí này sẽ hoặc đã rơi vào tay của những thành phần quá khích hoặc các nhóm vũ trang cực đoan ủng hộ Gaddafi.
Về mặt thể chế, Libya chưa bao giờ có một xã hội dân sự và không có các thể chế chính trị đúng nghĩa. Đây là di sản của hơn 40 năm độc tài, và cũng sẽ là thách thức lớn nhất cho chính quyền "mới ra giàng" của Libya sau khi NTC giải thể. NTC tuyên bố, sau 1 năm giành độc lập sẽ phải tổ chức bầu cử Quốc hội và bầu cử Tổng thống để thành lập chính phủ hoàn toàn mới.
Ngày 1/11, Libya đã bầu nên Thủ tướng mới, với sứ mệnh lập nội các mới và xây dựng một quốc gia Libya tôn trọng quyền con người. Theo lời của hãng BBC, tân Thủ tướng Abdurrahim al-Keib được giới quan sát cho là rất có uy tín và khả năng dàn xếp, có thể xoa dịu những bất ổn nội bộ trong giới lãnh đạo mới của Libya. Trên thực tế, ông al-Keib vẫn còn là một nhân vật khá xa lạ với nhiều người trong nước, tên của ông không hề được nhắc tới trong suốt thời gian nội chiến. Niềm tin không thể có được chỉ trong ngày một ngày hai, trong khi đó, các phép thử cho năng lực lãnh đạo của tân Thủ tướng lại hết sức ngặt nghèo.
Đêm 31/10, NATO chính thức chấm dứt chiến dịch quân sự tại Libya. Chủ tịch Viện nghiên cứu chiến lược Alexandr Konovalov phân tích, vì NTC sẽ phải duy trì tính toàn vẹn để bổ nhiệm một chính phủ lâm thời có khả năng tổ chức bầu cử, nên NATO còn ở lại Libya thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra tại đây. Ông Konovalov cho rằng, hiện giờ mảnh đất này chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp và NATO nên rút ra khỏi đây càng sớm càng tốt.
Thừa nước đục thả câu
Song song với việc ổn định chính trị, chính quyền lâm thời của Libya phải ngay lập tức tái thiết nền kinh tế. Với hàng loạt cơ sở hạ tầng bị tàn phá trong cuộc chiến và nhà cửa bị phá hủy, việc khôi phục nền kinh tế bị đình đốn trong những tháng qua đầy rẫy những khó khăn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, cuộc nội chiến đã làm cho ngành dầu khí tê liệt, dẫn tới việc kinh tế của Libya sẽ bị sụt giảm hơn 50% trong năm nay. Lợi nhuận mà dầu mỏ mang lại cho Libya chiếm 70% GDP, và 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Cũng theo IMF, nội chiến kéo theo các lệnh trừng phạt quốc tế và gián đoạn hoạt động hoán đổi ngoại tệ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế vốn phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ của Libya. Mặt khác, Thủ tướng lâm thời của Libya cũng cảnh báo nước này đã sử dụng khoảng 62% trữ lượng dầu mỏ trong nước, do đó, họ phải tìm các nguồn thu khác để tái thiết kinh tế sau chiến tranh.
Tuy nhiên, với trữ lượng dầu mỏ còn lại, số phận của chúng cũng đã được định đoạt ngay cả khi Gaddafi còn sống để đổi lại là sự ủng hộ của các cường quốc đối với NTC. Những thành viên tích cực tham gia chiến dịch quân sự Libya như Anh, Pháp, Mỹ, Italia và Qatar gần như chắc chắn là những nước đầu tiên được quyền khai thác nguồn "vàng trắng" cho các ngành công nghiệp này.
Tờ Chính sách Đối ngoại phân tích rằng chiếc bánh dầu mỏ Libya đầu tiên sẽ thuộc về Pháp. Để chứng minh điều đó, tác giả dẫn ra bức thư của đại diện NTC gửi Quốc vương Qatar hồi đầu năm, trong đó có nói rằng Pháp sẽ có được 35% dầu mỏ của Libya đổi lấy việc Pháp ủng hộ NTC.
Theo sau đó là hàng dài danh sách các người khổng lồ khác như ENI của Italy , các Công ty Bắc Mỹ Marathon, ConocoPhillips, Hess, Occidental và Suncor, Petrobras của Brazil, và cả Gazpromneft, Tatneft của Nga. Tiếp đó còn có thể là Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang khát dầu trầm trọng.
Với tất cả những thực trạng đang hiện hữu và viễn cảnh trong tương lai gần không mấy sáng lạn, tất cả mọi sức ép đều đặt lên vai chính quyền lâm thời NTC. Nhưng nếu thành công trong việc tái thiết đất nước, Libya sẽ là một mẫu hình cho các quốc gia láng giềng tiến hành quá trình chuyển tiếp, và góp phần mang lại ổn định cho khu vực đang chao đảo trong vòng xoáy của "Mùa xuân Ả Rập".
- Thu Lượng (tổng hợp)
Bao nhiêu thường dân Libya chết vì NATO?
Khi NATO chấm dứt chiến dịch Libya, có bao
nhiêu dân thường đã phải bỏ mạng trong các cuộc không kích của liên minh quân sự
này? Có lẽ chúng ta không bao giờ biết được.
Tiết lộ di chúc cuối cùng của Gaddafi
Website của ông Muammar Gaddafi, Seven Days News (Tin tức bảy ngày) mới đây đã cho đăng tải di chúc cuối cùng của nhà cựu lãnh đạo Libya.
Các chiến binh nổi dậy ở Libya được gì?
Hiện còn quá sớm để nói kiểu chính phủ nào đang hình thành ở Libya vì vẫn
chưa hề có quyết định bổ nhiệm nội các. Libya sẽ cần đến các lãnh đạo tài năng,
trong đó có những người được đào tạo bài bản ở Mỹ.
Ngày sinh đẫm máu cho một Libya mới
Cái chết của Gaddafi
đã gỡ bỏ một vấn đề lớn về
việc thay đổi lãnh đạo Libya. Chính phủ lâm
thời tuyên bố chiến thắng, nhưng lại không
phác thảo tiến trình chính trị xác định con
đường mà đất nước sẽ đi theo.
Lãnh đạo châu Phi học gì từ số phận Gaddafi?
Bài học từ cái chết của cựu lãnh đạo Libya
ngay tại thành phố quê hương Sirte chính trong tay người dân: Quyền lực của người dân luôn chiến
thắng.
Những giờ phút cuối đời của Gaddafi
Đoạn phim dù không rõ nét nhưng đã phần nào hé lộ giờ phút cuối cùng
trong nỗ lực kháng cự của đại tá Gaddafi. Đoạn clip này đã được lan
truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt.
Bộ tộc đòi xác Gaddafi, NATO chấm dứt cuộc chiến Libya
Khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) đã quyết định chấm dứt cuộc chiến
không kích tại Libya, trong khi bộ tộc của Muammar Gaddafi yêu cầu cơ hội được
chôn cất ông này.
Tunisia và Libya: Hai gương mặt Mùa xuân Ảrập
Sinh ra trong chiến tranh và máu
đổ, được sự trợ giúp từ bên ngoài, một nước Libya mới dường như tìm con
đường đi cho mình sẽ khó khăn và thách thức hơn nhiều so với Tunisia.
|