Cho tới năm 2020, Mỹ sẽ điều hầu hết hạm đội hải quân về khu vực Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết: đây là một phần trong chiến lược mới của Washington lấy châu Á làm trọng điểm.

Hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương
Ông Panetta cho biết thêm: quyết định triển khai thêm nhiều tàu tới vùng biển Thái Bình Dương cùng với việc mở rộng quan hệ đối tác quân sự là một phần trong nỗ lực 'chắc chắn, thận trọng' nhằm củng cố vai trò của Mỹ trong khu vực được cho là có tầm quan trọng sống còn đối với tương lai của nước Mỹ.

Ông Panetta nói rằng sự thay đổi về mặt chiến lược này không phải là một thách thức đối với phía Trung Quốc vì cả hai quốc gia đều có lợi ích chung trong việc thúc đẩy an ninh và thương mại trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết: "Hải quân [Mỹ] sẽ bố trí lại các lực lượng từ mức hiện nay là chia 50/50 giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sang mức 60/40 giữa hai đại dương này vào năm 2020".

"Việc này sẽ bao gồm 6 hàng không mẫu hạm bố trí trong khu vực này, một lượng lớn các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến đấu tuần duyên và các tàu ngầm".

Hải quân Mỹ hiện nay có một hạm đội gồm 285 tùa với khoảng phân nửa trong số các tàu đó đang triển khai hoặc làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương.

Cho dù tổng quy mô của cả hạm đội có thể giảm sút trong những năm tới đây do sức ép từ ngân sách, các quan chức Lầu Năm Góc coh biết con số các tàu hải quân tới Thái Bình Dương vẫn sẽ tăng.

Mỹ cũng lên kế hoạch mở rộng các đợt tập trận quân sự trong khu vực Thái Bình Dương và thực hiện thêm nhiều chuyến thăm tới các cảng ở quy mô rộng lớn hơn tới Ấn Độ Dương.

  • Lê Thu (theo CNA)

Mỹ cân nhắc quan hệ quân sự với Myanmar
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố, Mỹ sẽ xem xét việc thiết lập quan hệ quân sự với Myanmar nếu nước này tiếp tục con đường cải cách dân chủ.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ‘chìa cành ô liu’ với TQ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ các quan điểm khẳng định sự tập trung mới của Mỹ ở châu Á-TBD sẽ châm ngòi cho xung đột trong khu vực.
 
Mỹ sẽ thêm lính và vũ khí tới châu Á - TBD
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết: chiến lược mới sẽ chuyển thêm nhiều binh sĩ Mỹ tới khu vực này trong thập kỷ tới, cùng với các vũ khí công nghệ cao để bảo vệ sức mạnh Mỹ trong khu vực.
 
'Mỹ không ủng hộ đàm phán song phương Biển Đông'
Hai thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman cho biết, chính phủ Mỹ không ủng hộ kêu gọi của Trung Quốc về việc đàm phán mặt đối mặt để giải quyết các mâu thuẫn đang gia tăng ở Biển Đông.
 
Trung Quốc muốn Mỹ 'tôn trọng lợi ích' tại châu Á
Bắc Kinh đã lên tiếng kêu gọi Mỹ tôn trọng quyền lợi của họ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi Lầu Năm Góc tuyên bố khôi phục sức mạnh hải quân tại khu vực này. </p>
 
Bộ trưởng QP Mỹ và chiến lược xoay trục với châu Á
Trong chuyến công du châu Á kéo dài một tuần lễ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ tóm tắt với các đồng minh về chiến lược xoay trục của Mỹ với châu Á